Thiên quốc đẹp đẽ không để mắt, thế gian đầy rác tâm sinh tham
Tác giả: Tiêm Tiêm
[ChanhKien.org]
Một người tu đạo trước khi trở thành tiên thì vẫn là con người, Dữu Kiên Ngô, một nhà thơ trong thời kỳ Nam Bắc triều có một bài thơ “Thơ về cây cầu đá” rất thú vị. Bài thơ gồm có tất cả 20 chữ: “Tần vương kim tác trụ, Hán đế ngọc vi lan, tiên nhân phi vãng dịch, đạo sĩ xuất quy nan”.
“Tần vương kim tác trụ, Hán đế ngọc vi lan” là để nói về sự xa hoa của cung điện hoàng đế, Tần Thủy Hoàng dùng vàng để đúc xà và cột, hoàng đế Hán triều dùng ngọc làm lan can. Cung điện của nhiều triều đại trong lịch sử rất xa hoa, trên thực tế hoàng đế là chân long thiên tử, ở trên trời cũng có cung điện vô cùng tráng lệ. Thế giới thiên quốc, như chúng ta đã biết, đều vô cùng đẹp đẽ, thực tế sự tráng lệ đó không phải là sai, tuy nhiên trong thế giới con người thì nó sẽ làm tăng trưởng lòng tham của con người.
Hai câu “Tiên nhân phi vãng dịch, đạo sĩ xuất quy nan” rất có ý nghĩa, tại sao tiên nhân có thể ra vào hoàng cung của hoàng đế dễ dàng, còn đạo sĩ lại không được? Đạo sĩ được nói đến ở đây là chỉ người tu luyện, họ chưa buông bỏ được danh lợi và tham dục trong người thường, vì vậy khi ở bên cạnh hoàng đế sẽ vì lòng tham mà không muốn từ bỏ. Đây chính là hàm nghĩa của câu “Đạo sĩ xuất quy nan”. Khó giải thích nhất là câu “Tiên nhân phi vãng dịch’’. Nhiều người sẽ cho rằng thần tiên coi nhẹ danh lợi nên mới như vậy, nói thế chỉ đúng một nửa, vì thần tiên tự nhiên đã không có tâm chấp trước của con người. Còn một nguyên nhân nữa, đó là cung điện vốn là nơi ở của thế giới thần tiên, tất cả mọi thứ nơi đó đều uy nghiêm, hùng vĩ và đẹp vô cùng. Vì vậy, trong giới tu luyện giảng về buông bỏ, chỉ khi chúng ta thật sự buông bỏ chấp trước mới có thể đắc được.
Con người cứ chấp vào vinh hoa phú quý của thế gian con người, nhưng một khi thực sự buông bỏ chấp trước, sau khi thành tiên sẽ được thấy những thứ đẹp vô cùng, quả thực là không gì có thể sánh bằng.
Thân Công Báo trong “Phong thần diễn nghĩa” vẫn còn là một người tu luyện, vì vậy vẫn không cảm nhận được vẻ đẹp trong thế giới của Thần, nên mới đắm mê trong tất cả mọi thứ thế gian, cuối cùng cái được chẳng bõ cho cái mất. Ngược lại, Khương Tử Nha am hiểu sâu sắc vẻ đẹp của thiên thượng, cũng không muốn đến thế gian thưởng thức cảnh đẹp, chỉ vì ông có sứ mệnh của mình, là mở con đường văn hóa cho Chính Pháp, nên mới đến thế gian con người. Tất cả đều là mở đường cho Pháp Luân Đại Pháp khai truyền. Chính Pháp hôm nay mới là quan trọng nhất.
Chúng ta hôm nay đọc lại bài thơ này, mỗi Đệ tử Đại Pháp trợ Sư Chính Pháp hôm nay, trước khi đến đây đều giống như “Tiên nhân phi vãng dịch’’, nơi mà họ từ đó đến đều đẹp phi thường, đẹp hơn bất cứ thứ gì trong thế gian này. Họ chỉ vì Chính Pháp mới đến đây, rất nhiều người thế gian cũng là từ thiên thượng tới, tất cả mọi thứ ở đó cũng đều vô cùng mỹ hảo, nhưng đáng tiếc, đến thế gian đã bị lạc trong mê, đã thành “Đạo sĩ xuất quy nan” mất rồi.
Bài thơ này dường như muốn nói rằng người tu luyện nên buông bỏ, nhưng thực ra nó cũng tiết lộ một Lý, chính là mọi thứ trên thiên thượng đều là đẹp đẽ, thế gian con người thực ra chỉ là bãi rác của vũ trụ, mọi thứ đều là bất hảo nhất. Chỉ là mọi người ở trong đống rác nên không thể thấy được vẻ đẹp của thiên thượng, lại còn ở trong bãi rác tìm kiếm báu vật, thật đáng thương.
Ngày nay, Pháp Luân Đại Pháp đã phổ truyền khắp thế giới, mọi người đã bắt đầu tìm hiểu và suy nghĩ về nơi mình sẽ đến và sẽ đi, những người chân chính đồng hóa với Đại Pháp mới là người thông minh và sáng suốt nhất.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283985
Ngày đăng: 10-07-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.