Nghe mẹ kể chuyện: Tội kỷ chiếu



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Liêu Ninh

[ChanhKien.org]

Vào thời Tây Hán, triều thần Đổng Trọng Thư khuyên răn Hán Vũ Đế rằng: “Thiên tai là sự trách phạt của trời, dị tượng là cái uy của trời, mọi căn nguyên của thiên tai dị tượng đều sinh ra từ quốc gia chi thất (cái mất của quốc gia), vào lúc quốc gia chi thất thì sẽ có thiên tai dị tượng của trời nhằm cảnh cáo, cảnh cáo rồi mà không biết sửa đổi, thì sẽ cho thấy dị lạ thì kinh hãi, kinh hãi mà không biết nể sợ, thì tai họa sẽ đến”.

Nhưng khi thấy sự phát sinh của thiên tai dị tượng không thể chỉ nhìn vào biểu hiện của nó, nó đều có căn nguyên tồn tại bên trong. Đối với việc gặp phải tai họa, bất kể là quan điểm của Phật gia, Đạo gia hay Nho gia đều là như nhau, là nhân quả báo ứng của nhân tâm bất hảo, chỉ có cải biến nhân tâm mới là cách căn bản để giải quyết vấn đề.

Văn hóa truyền thống của Trung Hoa có thể truyền thừa lâu như vậy, chủ yếu là dựa vào truyền thống thuận thiên kính thiên, truy cầu thiên nhân hợp nhất, trong đó hàm chứa trí huệ cao thượng và ẩn chứa cả tinh thần Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

Hoàng đế bạo ngược trong quá khứ bị gọi là hôn quân vô đạo, vì phản lại Thiên đạo, phản lại đạo đức được công nhận. Vì thế vua nên thời thời chú ý dị tượng biến hóa của tự nhiên mà đối chiếu với đức hạnh của bản thân, kiểm tra xem có đang phản lại thiên ý không để kịp thời sửa đổi, cố gắng vãn hồi thiên ý. Thời cổ đại các triều đại đều vô cùng xem trọng đối với tai ương dị tượng, mà thiết lập cơ cấu chuyên môn gọi là “Khâm Thiên Giám” để quan trắc thiên tượng, đề xuất kiến nghị tâu lên hoàng đế. Một khi xuất hiện tình hình thiên tai, hoàng đế phải ban “Tội kỷ chiếu” (chiếu tự nhận tội), phản tỉnh bản thân phải chăng có điều thất đức, thỉnh dân chúng dâng thư chỉ ra chỗ thiếu sót để kịp thời bù đắp tổn thất. Quan địa phương cũng cần phân tích quan hệ giữa tai họa phát sinh với nhân tâm.

Rất nhiều tình huống thiên tai dị tượng đều có quan hệ trực tiếp với việc triều chính. Ví dụ, “nhật thực” là chỉ thuế má lao dịch quá nặng mà sản sinh, “nguyệt thực” chính là cho biết trong thiên hạ có án oan v.v… Các tình huống thiên tai khác thì hoặc là quân lệnh vô độ, quần thần làm ngược lại với chức trách, cuộc sống sa đọa, hoặc là hậu cung can thiệp triều chính, lại trị (tác phong và uy tín của quan lại) bê tha, tham nhũng hối lộ thịnh hành, không nghe lời trung nghĩa, trọng dụng tiểu nhân v.v…

Trong Thương sử có ghi chép thế này. Sau khi quốc quân khai quốc của nhà Thương là Thương Thang lên ngôi thì thiên hạ đại hạn bảy năm không có mưa, do đó Thành Thang đến cánh đồng Tang Lâm thành khẩn cầu xin thiên thượng, ông tự trách sáu sự tình như trên, lời chưa dứt, hàng ngàn dặm xung quanh đều nổi mưa lớn, “Thang đảo Tang Lâm” (Thành Thanh cầu nguyện ở Tang Lâm) là khắc họa chân thực của việc cai quản quốc gia thời cổ đại, cũng phản ánh thêm rằng các hoàng đế sáng suốt thời cổ đại chú trọng việc tu thân, có tinh thần tiếp nhận khuyên răn, dũng cảm nhận trách nhiệm, loại “Thánh đức phương quy” này cũng đã trở thành một loại “Quan đức” của quan trường thời cổ đại.

Đạo của người quân tử mà được người đời công nhận, là phẩm đức không gì tốt đẹp hơn, đó chính là tinh thần có lỗi mà có thể sửa đổi. Thời kỳ Xuân Thu nước Tống gặp phải một trận thủy tai lớn, do vậy nước Lỗ phái sứ thần đi hỏi han, vua nước Tống hồi đáp rằng: “Quả nhân không đủ nhân từ, ăn chay không đủ thành thực, lao dịch nhiễu loạn cuộc sống của bách tính, cho nên thiên thượng giáng nạn này, lại làm cho vua của quý quốc thêm lo lắng, vậy nên nhọc phiền tiên sinh một chuyến rồi”. Khổng Tử nói rằng, xem ra nước Tống rất nhanh sẽ có hy vọng rồi. Học trò hỏi vì sao? Khổng Tử nói rằng năm đó Kiệt, Trụ có lỗi nhưng không thừa nhận, rất mau sau đó liền gặp tai họa mất mạng. Thương Thang, Chu Văn Vương biết thừa nhận cái sai của mình, thì rất nhanh quốc gia liền hưng thịnh trở lại.

Gia Khánh nhà Thanh sau khi lên ngôi thì hạ chiếu gián ngôn (can gián), Hồng Cát Lượng viết ra tấu sớ nghìn từ, nói rõ việc triều chính, không may chọc giận Gia Khánh, bị định tội chết, sau đó Gia Khánh hối hận, sửa tội Hồng Cát Lượng chỉ phải chịu lưu đày ở Y Li (thuộc Tân Cương). Sau khi Hồng Cát Lượng bị lưu đày thì tháng tư năm đó phương Bắc đại hạn, quan địa phương và Gia Khánh cầu mưa không được, lập khu phát cháo cứu tế dân đói, ân xá tội nhân vẫn không có mưa, Gia Khánh cảm thấy vì đã phạt oan cho Hồng Cát Lượng nên đã chọc giận thiên thượng, do đó hạ chiếu thư sửa án sai, và công khai tự trách trong chiếu thư là vô cứ gán tội cho Hồng Cát Lượng. Để thể hiện thành ý, ông đã tự mình viết chiếu thư sửa án, đương lúc ông viết đến nét bút cuối cùng của chữ “Khâm thử”, một tia sét xé toạc bầu trời, ngay sau đó là tiếng sấm đùng đoàng hân hoan giáng hạ mưa lành. Gia Khánh kinh ngạc tán thán, trời cao chứng giám nhanh lẹ, quả là cảm úy (cảm thấy được cái uy của trời, thấy kính sợ).

Văn hóa truyền thống từ lịch sử ngàn xưa đến nay đã hình thành thể hệ tư tưởng văn hóa thiên địa nhân thống nhất, ngoại trừ mấy mươi năm trở lại đây, thì trước đây người Trung Quốc đều vô cùng tin tưởng và tuân thủ thiên nhân hợp nhất kính trời tín Thần, tin vào nhân quả báo ứng, chú trọng tu thân dưỡng đức.

Các vị vua cổ đại tự xưng là Thiên tử, Thiên tử đại diện cho thiên thượng quản lý muôn dân, là sứ giả câu thông giữa thiên thượng và trần thế, khi thiên hạ xuất hiện loạn tượng hoặc tai họa, vì quân quyền là do Thần trao cho nên Thiên tử tự nhiên sẽ liên tưởng đến trách nhiệm của bản thân. Do đó thiên thượng có cảnh báo, thì các hiền vương (vua hiền đức) đều cho rằng việc bách tính lầm than đều là bản thân mình gây nên, việc dân chúng đói rét cho đến phạm tội đều là có liên quan đến mình.

Tội kỷ chiếu là một loại phương thức tự phản tỉnh khiêm nhường của các hoàng đế cổ đại, chiếu cáo tội lỗi của mình với thiên hạ, đồng thời cũng là sự hối hận đối với tội lỗi của bản thân.

Trong các cảnh báo, thiên thượng đặc biệt xem việc bức hại của chính quyền đối với người tu luyện là nặng nhất. Con người nên suy xét lại, vì sao có tai họa, từ trong văn hóa truyền thống có thể nhận thức được một cách thanh tỉnh dịch bệnh là sự trừng phạt của Thần đối với con người. Trừng phạt những kẻ làm trái ý nguyện của Thần, đặc biệt là kẻ bức hại tín đồ của Ngài. Trong Kinh thánh có ghi chép, Ai Cập vào giai đoạn lịch sử đó Thần đã dùng 10 tai họa trừng phạt người Ai Cập, khiến người Ai Cập cảm nhận được sự uy nghiêm của Thần, đồng thời cũng buộc họ chịu khuất phục. Cho nên dịch bệnh và các tai họa khác đều là nhằm vào một cách có đối tượng, cũng chính là có định hướng.

Sự bức hại Cơ Đốc giáo của liên tiếp mấy vị hoàng đế Đế quốc La Mã kéo dài hơn 100 năm. Sự bức hại hết lần này sang lần khác khiến vô số tín đồ Cơ Đốc mất đi sinh mệnh. Lúc đó con người tin vào lời dối trá, người người coi Cơ Đốc giáo là kẻ thù, chính vì thái độ như vậy đối với Thần nên mới xuất hiện ôn dịch. Con người vẫn không suy xét lại, bao thế hệ chịu sự mê hoặc của lời dối trá, chấp mê bất ngộ, không ngừng xem giáo đồ Cơ Đốc là kẻ thù.

Năm 54 Nero lên ngôi kế vị, năm 64 hoàng đế cho đốt cháy thành La Mã rồi giá họa cho tín đồ Cơ Đốc, hơn nữa còn mô tả Cơ Đốc giáo thành tà giáo, kích động dân chúng La Mã tham gia bức hại. Một lượng lớn tín đồ Cơ Đốc giáo bị giết, những kẻ nghe lời dối trá tham gia bức hại tín đồ Cơ Đốc rất nhanh chóng gặp phải báo ứng, năm sau đó ôn dịch bùng phát. Sang năm tiếp theo thành La Mã bạo động, Nero bị giết, chỉ sống được 31 tuổi.

Kế vị mà vẫn không tỉnh ngộ, tiếp tục bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo, còn đưa bức hại lên thành quốc sách, không tin bức hại tín đồ sẽ khiến bản thân, nhân dân và quốc gia bị trời khiển trách, không tin là trận ôn dịch đó là cảnh cáo của thiên thượng.

Do đó, điều mà lịch sử gọi là “Dịch bệnh Antonine” bùng phát vào năm 116, con người tin vào lời dối trá rồi bức hại người tu luyện chỉ đạt được hoan lạc trong chốc lát mà theo sau đó là dịch bệnh hoành hành 16 năm. Do không người chôn cất, xác chết trùng trùng lớp lớp trên đường. Xác chết phân hủy, sinh mệnh của hàng chục triệu người mất đi trong báo ứng do Hiền Đế (hoàng đế triều đại Nerva – Antoninus của đế quốc La Mã) bức hại chính giáo, Hiền Đế và các trợ thủ cũng chết do dịch bệnh.

Năm 313, Constantine Đại đế (Constantine l) đã sửa án sai cho Cơ Đốc giáo, nhưng việc này chỉ có thể tính là công đức của cá nhân Constantine Đại đế, mà căn bản không cách nào bồi thường cho tội ác bức hại Cơ Đốc giáo trong 300 năm của đế quốc La Mã, cuối cùng đế quốc La Mã vĩ đại cũng vì thế mà giải thể diệt vong.

Tri thức và hiểu biết của nhân loại là kết tinh của những kinh nghiệm và bài học, mà bài học lớn nhất của nhân loại chính là không thể từ trong lịch sử mà rút ra bài học.

Đúng như Đỗ Mục trong “A Phòng Cung Phú” đã nói:

Tần nhân bất hạ tự ai, nhi hậu nhân ai chi,

Hậu nhân ai chi nhi bất giám chi,

Diệc sử hậu nhân phục ai hậu nhân dã!

Dịch nghĩa:

Người Tần không kịp tự thương cho mình mà đời người sau than thở cho họ,

Người đời sau than thở cho họ mà không biết lấy đó làm gương,

Khiến người đời sau nữa lại phải than thở cho người đời sau nữa.

Nhìn lại Trung Quốc đại lục hôm nay, sự bức hại của Trung Cộng đối với người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tín ngưỡng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đang tái hiện lại như việc bức hại của đế quốc La Mã đối với Cơ Đốc giáo. Rất nhiều người tu luyện bị bức hại đến chết. Vô số người bị bắt giam phi pháp, vô số người bị cưỡng ép từ bỏ tín ngưỡng. Vì để mượn cớ cho việc bức hại, Trung Cộng đã tự biên tự diễn một vụ án tự thiêu giả, vu khống hãm hại Pháp Luân Công. Vô số người cũng giống như người dân La Mã cổ đại năm đó, tin vào lời giả dối của chính phủ, chấp mê bất ngộ, có người còn tham gia bức hại, dẫn đến thiên tai cảnh cáo không dứt, con người còn không biết nghĩ lại mà xem, kẻ vô tri còn cho rằng đó là hiện tượng tự nhiên.

Đúng như Đổng Trọng Thư đã nói: “… cảnh cáo rồi mà không biết sửa đổi, thì sẽ cho thấy dị lạ thì kinh hãi, kinh hãi mà không biết nể sợ, thì tai họa sẽ đến”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/281948



Ngày đăng: 09-04-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.