Tu luyện tùy bút: Tâm hiển thị và tu khẩu
Tác giả: Bất Ngữ
[ChanhKien.org]
Tôi thể ngộ được rằng có một mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời giữa tu khẩu và tu tâm, đủ các loại các dạng tâm chấp trước đều có thể thông qua hình thức lời nói mà biểu hiện ra, biểu đạt ra. Chúng ta đang tu luyện trong xã hội người thường, còn cần phải giảng chân tướng, cần phải nói chuyện, cũng không thể mãi treo biển “chỉ ngữ” (ngừng nói) như những người tu luyện Phật giáo chuyên nghiệp trong quá khứ, họ suốt mấy năm ròng không nói chuyện để tu khẩu.
Trong hoàn cảnh tu luyện của tôi, làm thế nào để tu khẩu đã trở thành một khối tâm bệnh, tôi mãi vẫn chưa giữ vững tu khẩu được. Lúc bắt đầu tôi có thể cố gắng kiểm soát bản thân, nói được một lúc, thì từ cái miệng kia lại giống nước sông ào ạt chảy băng nghìn dặm, không thể khống chế được nữa. Sau một lúc nói say sưa rồi thì lại thấy hối hận vô cùng, nhưng sau khi hối hận thì lại không thể kiềm chế mà lại tiếp tục nói. Tôi đã nói ra những gì? Đều là những chủ đề của người thường, trong đó có đủ cả hỷ, nộ, ai, lạc, oán hận. Giống như Sư tôn đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Như tôi đã giảng, [họ] nói từ chuyện nhà mình cho đến quốc gia đại sự; nói đến chỗ không vừa ý thì càng nói càng bực mình.”
Chính cái người ta gọi là ý ở trong lời, trong tâm mình có điều gì đó thì mới nói, bởi vì tâm tính chưa có đề cao lên, vẫn còn xem rất trọng những thứ của người thường, từng tâm từng niệm đều là danh-lợi-tình của người thường, chỉ mất đi hay đắc được một chút những thứ đó thì cái tâm người thường kia sẽ bị kích động, sẽ ghi nhớ trong lòng, khi gặp cơ hội thích hợp thì sẽ mau chóng phân bua với người ta.
Gần đây tôi lại nhận thức được rằng nguyên nhân căn bản nhất khiến tôi nói mãi không ngừng, thậm chí khi không có gì để nói vẫn tìm ra điều để nói chính là tâm lý hiển thị mạnh mẽ đang tác quái. Tâm hiển thị là một cái tâm mà ta rất khó phát giác ra, nó ẩn rất sâu, người trong cuộc rất khó phát hiện ra, nhưng dù thế nào đi nữa, nó vẫn ở đó, khống chế bạn, khiến bạn trong bất kể việc gì đều muốn được người khác để mắt đến, mong muốn người khác chú ý đến mình, thậm chí là không ngại làm những hành động khoa trương hoặc nói những lời lẽ khoa trương [để được chú ý].
Có lẽ do từ nhỏ tôi đã biểu hiện ra tư chất bình thường, cha mẹ cũng rất ít khen tôi, đa phần là mắng mỏ, tôi là người không được người khác chú ý đến, thường đóng vai người bị người khác phớt lờ và đối xử lãnh đạm. Tôi không biết từ khi nào, trong tiềm ý thức, tôi đã sinh ra mong muốn thể hiện bản thân, bộc lộ bản thân, thậm chí còn mổ xẻ những vấn đề của chính mình cho người khác xem, đem những điều đó ra để hiển thị bản thân, thu hút sự chú ý của người khác, chấp trước vào việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với người khác để có được cảm giác an toàn, chấp trước vào việc được người khác chú ý và quý mến. Vì vậy, khi ở cùng người khác, nhất là với những người mà tôi không cảm thấy an toàn, nỗi bất an mơ hồ từ sâu trong lòng thôi thúc tôi nói không ngừng, mong rằng người khác sẽ hiểu được tôi, yêu thích tôi, chỉ như vậy thì bản thân tôi mới thấy an tâm, nhưng tôi lại thường bị hãm nhập trong vòng tuần hoàn ác tính là càng nói càng thấy trống rỗng, càng nói càng thấy bất an, mà càng bất an lại càng muốn nói. Tôi ngộ rằng, nếu muốn thông qua việc hiển thị bản thân để nhận được sự chú ý và quý mến của người thường thì rõ ràng là bản thân đang ở tầng của người thường, đang muốn đạt được những thứ nơi người thường, và muốn thỏa mãn những chấp trước của mình ở tầng người thường.
Nhìn lại cuộc đời tôi trong mấy mươi năm qua, rất nhiều phiền phức xảy đến đều là do việc nói nhiều. Vì nói nhiều nên bản thân thường thể hiện ra là xốc nổi chứ không trầm ổn; bởi vì nói nhiều nên tâm không trầm tĩnh được, do đó khi luyện công rất khó nhập tĩnh; bởi vì nói nhiều nên người khác sẽ dễ hiểu lầm và cuộc sống của chính mình có thêm nhiều phiền não. Nhìn trên bề mặt thì mọi kết quả đều là do việc nói quá nhiều mà thành, nhưng là một người tu luyện mà xét, đó chẳng phải là đang phản ánh những chấp trước ở nội tâm mình hay sao? Đó chẳng phải là cái tâm cần được tu bỏ sao?
Con xin cảm tạ sự điểm hoá từ bi của Sư tôn.
Nếu có điều gì không đúng mong các đồng tu từ bi chỉ chính.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/274765
Ngày đăng: 13-03-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.