Vài nét về Bao Công



Tác giả: Thanh Phong

[ChanhKien.org]

Bao Công là tên thường gọi của Bao Chửng (999-3/7/1062), tự Hy Nhân, người Hợp Phì, Lư Châu (nay là huyện Phì Đông, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy), là một danh thần thời Bắc Tống. Có thể nói ở Trung Quốc mọi người ai ai cũng biết Bao Công, già trẻ lớn bé đều biết.

Khi nhắc đến Bao Công, người ta thường nghĩ ngay đến những phẩm chất ưu tú như công bằng, liêm khiết, ở trong triều vẫn giữ sự cương nghị, không tham quyền quý, thiết diện vô tư, việc xuất hiện một nhân vật như vậy trong lịch sử Trung Hoa kỳ thực là để diễn giảng những phẩm chất ấy, Bao Công là hoá thân của những phẩm chất ấy, mà những phẩm chất này lại đồng hóa trực tiếp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, thế nên hình tượng Bao Công mới được diễn xuất trong các loại hình nghệ thuật như kinh kịch, bình thư [1], tiểu thuyết… hơn nghìn năm qua. Người căn cơ bình thường không thể “diễn” ra được một nhân vật như thế, mà hẳn phải là người có lai lịch phi phàm, có thể nói Bao Công là người đại căn khí, đồng thời ông cũng có một số công năng nhất định. Cách Bao Công phá án rất có trình tự, dùng ngôn ngữ hiện đại thì gọi là “thần thám”, kỳ thực có khá nhiều lần là ông dùng công năng để phá án, không chỉ riêng Bao Công, thời cổ đại có nhiều danh thám cũng có công năng, đương nhiên công năng của họ phải chịu một số hạn chế nhất định, người ta không được phép ngay lập tức biết được toàn bộ tình tiết vụ án, như thế sẽ phá đi cái mê của xã hội người thường. Có một vở kinh kịch tên là “Thám Âm Sơn”, kể rằng Bao Công vì để phá án mà phải đi đến âm gian, đã làm những gì, ngoài ra còn nói ông đã có được một số thần tích và pháp khí, điều đó hoàn toàn có thật, đương nhiên trong một số loại hình nghệ thuật sẽ có những tình tiết được thổi phồng và hư cấu.

Những phẩm chất tốt đẹp mà Bao Công thể hiện đã để lại tấm gương cho quan viên các triều các đại, nguyên nhân sâu xa đằng sau là tư tưởng kính Thần và tín Thần, mỗi ngày ông đều đả toạ, tĩnh tâm, điều tức (điều chỉnh hơi thở), ở tầng thứ sở tại Bao Công biết rõ rằng nếu làm việc xấu sẽ bị tổn đức, ông còn có thể nhìn ra được quan hệ nhân duyên của sự việc ở một mức độ nhất định, những việc này đối với ông thực ra là điều rất tự nhiên. Khi tà đảng Trung Cộng làm cái gọi là giáo dục liêm chính cũng rập khuôn theo hình ảnh Bao Công, nhưng lại không quên nhấn mạnh cái mà nó cho là “tính hạn chế về mặt lịch sử” của ông, thực ra Bao Công không có tính hạn chế về mặt lịch sử gì cả, một vị quan chân chính ở bất kể thời kỳ lịch sử nào cũng nên biểu hiện như thế, đó là Thần định ra. Những quan chức Trung Cộng vốn bị tẩy não bằng thuyết vô thần làm sao thực sự liễu giải được Bao Công và nỗ lực thực hành theo?

Chú thích:

[1] bình thư: một hình thức văn nghệ dân gian của Trung Quốc, khi kể một câu chuyện dài dùng quạt, khăn làm đạo cụ

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/261443



Ngày đăng: 29-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.