Một chút thể ngộ về vấn đề học Pháp



Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Gần đây, khi giao lưu với các đồng tu, tôi nhận thấy nhiều học viên còn có những thiếu sót lớn về phương diện học Pháp. Một số vấn đề đã được giảng rõ trong Pháp nhưng có người vẫn không minh bạch ra mà phải đi tìm hỏi các đồng tu khác. Ngoài ra, nhiều đồng tu còn trực tiếp nói với tôi rằng dù họ đã đọc sách hàng trăm lần nhưng vẫn không thể tìm ra bất kỳ nội hàm mới nào bên trong, và do đó không còn nguyện ý tiếp tục đọc Pháp.

Tôi cảm thấy buồn khi nghe được điều này.

Kỳ thực, nhiều người học Pháp nhưng vẫn còn mang rất nhiều nhận thức sai lầm. Một cách vô ý, họ coi Pháp như sách của người thường mà xem, điều này tuyệt đối không được phép. Khi đọc sách người thường, người ta luôn tìm kiếm những phương diện phù hợp với cách nghĩ và quan niệm của bản thân, thậm chí chỉ đọc lướt, cưỡi ngựa xem hoa, không đặt tâm vào trong đó, không biết mình nghĩ gì. Khi học Pháp, nhiều người không thể tĩnh tâm. Khi ấy, cho dù có học Pháp bao lâu đi nữa cũng không thể lĩnh ngộ được nội hàm của Pháp, cũng là bởi tâm bất thuần.

Từ một giác độ khác, trong quá trình học Pháp, nếu chúng ta chủ ý tìm kiếm nội hàm thì chính là bản thân đã mang tâm truy cầu. Điều này không phù hợp với yếu lĩnh của kinh văn “Học Pháp” trong Tinh tấn yếu chỉ mà Sư phụ đã giảng.

Kinh nghiệm của tôi là cho dù có bao nhiêu sự việc xảy ra đi nữa, hãy cố gắng bảo trì một trạng thái tường hòa, thực sự tĩnh tâm rồi mới học Pháp.

Khi học Pháp, không xuất khởi bất cứ niệm đầu nào, tĩnh tĩnh mà xem. Đây chính là quá trình triệt để phóng hạ những quan niệm người thường của bản thân.

Kể từ khi bắt đầu tu luyện, chúng ta đã không ngừng vứt bỏ các chủng nhân tố biến dị được hình thành nơi người thường, tại các tầng thứ khác nhau trong quá khứ cũng như từ thế giới nguyên lai của bản thân. Quá trình tĩnh tâm học Pháp cũng là quá trình làm tẩy tịnh bản thân. Vì sao có nhiều người thu hoạch được rất ít khi học Pháp? Cá nhân tôi cho rằng đó là vì các chủng quan niệm vô hình trung đã khởi tác dụng cản trở họ học Pháp.

Khi học Pháp, tôi luôn đặt toàn bộ sinh mệnh bản thân vào trong Pháp. Lúc này, lực lượng của Pháp sẽ tự nhiên triển hiện xuất lai, trong tức khắc, rất nhiều quan niệm đều bị lực lượng của Pháp loại bỏ. Có lẽ cũng có đồng tu chưa minh bạch ra được điều này có nghĩa là gì, tôi muốn nói rõ hơn một chút: trong khi học Pháp, chúng ta cần buông bỏ hoàn toàn mọi quan niệm, không dùng quan niệm để đo lường Pháp. Thay vào đó, chúng ta cần dùng Pháp để thanh trừ triệt để các quan niệm và nhân tố biến dị, đồng hóa với Đại Pháp một cách vô điều kiện.

Nói về việc đồng hóa với Pháp vô điều kiện, nhiều người trong chúng ta khi đối diện với những chấp trước vào danh, lợi, tình của bản thân, thường thốt lên: “Tôi không hiểu vì sao mọi chuyện lại thành ra như thế này?” Mỗi khi xuất hiện tình huống như vậy, tôi thường hỏi ngược lại họ: “Các bạn cho rằng mình có thể minh bạch lý giải bất kể sự việc gì hay sao? Con đường này là do bạn an bài chăng? Mặt khác, vì sao sự việc không thể xuất hiện khi bạn chưa thể lý giải chúng? Hơn nữa, vì sao sự việc đã phát sinh mà bạn không thể lý giải? Điều này chẳng phải cho thấy rằng trong tâm vẫn còn nhân tố chưa hoàn toàn tin vào Sư phụ, tin vào Đại Pháp? Con đường tu luyện không thể là do quan niệm hình thành hậu thiên an bài. Chủng tư duy đó nào có khác gì với tư duy của cựu thế lực?”

Kỳ thực, bất kể sự việc nào phát sinh mà không thể lý giải bằng quan niệm bản thân đều có nguyên do. Rất nhiều nguyên nhân là vì quan niệm của bản thân cản trở, khiến chúng ta không dám chân chính đối diện. Là người tu luyện mà nói, đây chính là hữu lậu.

“Đồng hóa với Pháp vô điều kiện” không phải là một ngôn từ sáo rỗng, lại càng không phải là cách nói hào ngôn tráng ngữ, mà là sự cải biến trường kỳ trong thực tiễn qua thời gian. Tĩnh tâm học Pháp là vô cùng trọng yếu.

Nhiều người học Pháp chỉ làm theo hình thức, dành ra hai giờ đọc Pháp là coi như hoàn thành, rồi đi làm các việc khác. Nhưng nếu chúng ta làm những việc này với tâm thái của người thường, mọi thứ sẽ mất đi sự thần thánh tôn nghiêm, mà trái lại, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc học Pháp.

Khi giao lưu, nhiều người thường hỏi tôi rằng, làm thế nào để có thể lĩnh ngộ được nhiều hơn nữa nội hàm trong Pháp. Tôi nói với họ rằng ấy đều là đang đứng ở “tầng diện kỹ thuật”, thông qua các phương thức nào đó nhằm đạt được hiệu quả tốt trong học Pháp. Vì căn cơ và ngộ tính của mỗi cá nhân là khác nhau, nên phương thức triển hiện mà Pháp cấp cho mỗi người cũng khác nhau. Ngoài các vấn đề mà tôi đã đề cập ở trên, vì có những người tu luyện là tu trong trạng thái mở, họ có thể trải nghiệm những điều thù thắng hơn. Nhưng vì vấn đề này là không giống nhau giữa mọi người, nên tôi không thể nói quá cụ thể về phương diện này.

Tựu trung lại, nội hàm của Pháp không thể xuất lai bằng cách đào sâu vào câu chữ bề mặt, mà là căn cứ trên tầng thứ tâm tính của từng sinh mệnh mà triển hiện xuất lai.

Dịch từ:

https://www.pureinsight.org/node/7658

https://www.zhengjian.org/node/269761



Ngày đăng: 24-10-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.