Vì sao thiền định có thể tăng cường khả năng miễn dịch, có được thân thể khỏe mạnh?



[ChanhKien.org]

Một bác sĩ trung y nổi tiếng người Đài Loan từng nói rằng: “Ngồi thiền có thể tăng cường khả năng miễn dịch. 30 năm trở lại đây, thông qua việc thiền định và tu luyện, thân thể của tôi rất khỏe mạnh, gần như rất ít uống thuốc. Thậm chí đến cả vitamin, thực phẩm bổ sung khoáng chất hay các loại sản phẩm dinh dưỡng khác, tôi cũng không cần hao tốn tâm sức và tiền bạc mua về. Tôi khuyên mọi người có thể thử một tuần hai lần, ví dụ như vào thứ bẩy hoặc chủ nhật, mỗi lần ngồi thiền từ 15 đến 20 phút thậm chí là lâu hơn, đầu óc không nghĩ ngợi chuyện gì nữa, để cho bản thân mình hoàn toàn tĩnh lặng lại. Đến khi bạn hoàn toàn có thể tĩnh lại được, bạn sẽ phát hiện ra rằng càng ngồi thiền bạn sẽ càng thích ngồi thêm nữa”.

Vậy thì tại sao ngồi thiền lại có thể tăng cường khả năng miễn dịch, hết bệnh, ăn ngon ngủ yên? Tiếp sau đây chúng ta sẽ bàn luận về vấn đề này:

1. Nguồn gốc của thiền định

Trong lịch sử 5000 năm văn minh của Trung Hoa đại địa, không ngừng lưu truyền các câu chuyện tu luyện của Phật gia và Đạo gia. Vô luận là Phật gia hay Đạo gia, thì phương thức tu luyện chủ yếu của họ đều là ngồi thiền, Phật gia gọi là toạ thiền, Đạo gia gọi là bế quan.

Chúng ta đều biết rằng, Phật gia có một danh từ, gọi là “tá thiền thất”, nghĩa là cần ngồi đả toạ bẩy bẩy bốn mươi chín ngày. Còn “bế quan” của Đạo gia chính là một người ngồi thiền trong sơn động, tuỳ theo tình huống khác nhau của mỗi người, có người hễ ngồi là vài ngày, vài tháng, vài năm, thậm chí lâu hơn nữa. Nghe nói rằng, tại Ấn Độ cổ, sau khi Thích Ca Mâu Ni đả tọa bẩy bẩy bốn mươi chín ngày dưới gốc cây bồ đề thì đạt đến khai ngộ. Tổ sư Thiền tông Đạt Ma trong chùa Thiếu Lâm, Trung Quốc đả tọa một mạch chín năm.

Vì vậy, thiền định có nguồn gốc từ Phật giáo và Đạo giáo.

2. Phương pháp thiền định

Thiền định đả toạ có nhiều phương thức khác nhau, đại thể có thể phân làm ba loại: song bàn, đơn bản và tản bàn. Phương pháp thiền định cũng tuỳ theo các pháp môn tu luyện khác nhau và cơ chế diễn hóa khác nhau mà có những yêu cầu khác nhau.

Phương pháp song bàn phân thành đại bàn và tiểu bản. Phương pháp đơn bàn còn được gọi là nhất tự bàn (khoanh chân hình chữ nhất). Hai phương pháp này thông thường đều dành cho giới tu luyện, còn tản bàn thì không có yêu cầu gì, người thông thường đều có thể ngồi thiền theo kiểu tản bàn.

3. Thiền định

Tại sao cần phải thiền định. Bởi vì đây là một phương pháp tu luyện nên nội hàm của nó rất lớn, trong các cảnh giới và tầng thứ khác nhau đều có những nhận thức khác nhau. Nhưng thông thường chúng ta nhận thức được rằng đả tọa có thể tăng cường khả năng miễn dịch của con người, có thể có tác dụng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.

Làm sao để đạt được mục đích chữa bệnh? Đầu tiên cần phải tĩnh lại, chỉ khi đạt đến trạng thái tĩnh mới có thể khởi được tác dụng. Chúng ta biết rằng, trẻ em dưới sáu tuổi không bị ô nhiễm bởi những nhận thức phức tạp của xã hội, vậy nên tư tưởng của chúng rất đơn thuần, ngây thơ, thân thể của chúng cũng ở trạng thái ban đầu tốt nhất của con người, rất ít bệnh (đương nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ đặc biệt).

Khi tuổi ngày càng lớn hơn, sự ô nhiễm trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội sẽ khiến tư tưởng của chúng dần dần trở nên phức tạp, tâm lý ích kỷ tự tư cũng ngày càng nặng, tư tưởng sẽ không thuần tịnh nữa, nghiệp lực cũng sẽ gia tăng. Cứ như vậy, bệnh nghiệp liền dễ dàng xâm nhập vào cơ thể chúng, từ đó mắc các bệnh này khác.

Mà việc thiền định của chúng ta chính là cần trừ bỏ đi những quan niệm bất hảo hậu thiên hình thành trọng đại não, khiến cho tư tưởng của bản thân dần dần trở nên thanh tịnh. Như vậy có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chữa bệnh khỏe người.

4. Yêu cầu của thiền định

Yêu cầu của thiền định là tư tưởng cần phải trống rỗng. Đầu tiên trong khi thiền định cần khắc chế những suy nghĩ ý niệm bất hảo, bất chính, và những tư tưởng tạp nham, hỗn tạp, từ đó đạt được sự thanh tịnh trong tư tưởng. Khi tư tưởng đã trở nên thanh tịnh rồi, cơ thể sẽ từng bước được tịnh hóa, từ đó đạt được trạng thái vô bệnh.

Vậy thì có người sẽ hỏi rằng: Làm sao để đạt được tư tưởng thanh tịnh đây? Chúng ta có rất nhiều người từng ngồi thiền định đều có cảm nhận rằng muốn tư tưởng của bản thân đạt được thanh tịnh thực sự rất khó. Cho dù một người chưa từng ngồi thiền, ngay cả một người thường xuyên ngồi thiền, bao gồm cả người tu hành, mọi người đều cảm thấy rằng muốn tư tưởng của con người tĩnh lại thực sự quá khó!

5. Làm sao để tĩnh lại

Đúng vậy, con người muốn khiến cho tư tưởng của mình tĩnh lại thực sự rất khó, tuy nhiên không tĩnh xuống được thì không đạt được mục đích tu luyện và chữa bệnh, vậy phải làm sao đây? Lâu nay trong giới tu luyện có tổng kết ra một số phương pháp giúp mọi người có thể tĩnh xuống được như: tập trung, quán tưởng, ý đặt đan điền, niệm Phật, v.v..

Ở đây xin nói đến phương pháp niệm Phật. Qua phim ảnh hoặc một số sách cổ, chúng ta đều biết rằng pháp môn Tịnh Độ trong Phật giáo giảng về phương pháp niệm Phật. Bạn thấy những vị hòa thượng, ni cô hoặc một số cư sĩ ngồi đó gõ mõ hoặc lần tràng hạt, miệng liên tục lẩm nhẩm “A Di Đà Phật! A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật!…” Mục đích là gì? Chính là dùng một niệm thay thế vạn niệm, từ đó đạt được tu tưởng thanh tịnh. Đương nhiên, bản thân việc niệm Phật cũng phát huy uy lực của riêng nó.

Vậy thì những người thường như chúng ta muốn sử dụng phương pháp đả tọa để chữa bệnh thì nên sử dụng phương pháp nào đây? Tại đây, tôi sẽ dạy cho mọi người một câu khẩu quyết hiệu quả nhất, linh nghiệm nhất đó là: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân – Thiện – Nhẫn Hảo”.

Khi chúng ta có thể ngồi xuống tĩnh tâm niệm liên tục chín chữ này, chúng ta có thể thấy được hiệu quả không ngờ tới.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/273117



Ngày đăng: 18-09-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.