Thiển đàm “Con cháu như người ngoài”



Tác giả: Thánh Tử

[ChanhKien.org]

Câu nói “con cháu như người ngoài” bắt nguồn từ Nhan Chi Thôi, tác giả của cuốn “Nhan Thị Gia Huấn” trong thời Nam Bắc Triều. Lần đầu tiên nghe thấy câu nói này khiến tôi không khỏi chấn động, đây là cảnh giới giúp tôi thấy được chỗ thua kém của bản thân mình. Tôi tu luyện hơn 20 năm rồi, mặc dù vẫn chưa tu bỏ hoàn toàn cái tình với con cháu, nhưng dù sao tôi cũng có một chút thể ngộ về việc này, chính là không nên bị ràng buộc trong cái tình.

Khi còn là người thường tôi rất nặng tình cảm, tôi luôn quan tâm và lo lắng rất nhiều cho bố mẹ, con cái, người thân và bạn bè. Sau khi tu luyện Đại Pháp tôi mới hiểu rằng, cứ mãi vật lộn trong cái tình là tự mình làm khổ chính mình, tình không có gì tốt cả, nó là dư thừa và tôi cần phải buông bỏ nó. Gia đình chẳng qua chỉ là một nhóm bạn tạm thời ở cùng “khách sạn” mà thôi, mỗi người đều có quỹ đạo sinh mệnh của riêng mình. Con người dù có toan tính thế nào thì ai nên có phúc thì nhất định sẽ có, người nên gặp tai họa thì có tránh cũng không được. Con cháu gặp điều tốt là do đời trước chúng tích đức mà đắc được phúc báo, nếu gặp điều xấu thì do chúng phải hoàn nghiệp trả nợ, tất cả đều có sự công bằng. Nếu bạn muốn cải biến điều gì đó, chẳng khác nào muốn cải biến sự an bài của Thần, đó là điều không thể.

Sư phụ giảng:

“Người nào có mệnh người đó, không ai có thể quản được người khác, chớ thấy [đó] là người thân của chư vị, đời này là người thân của chư vị, đời sau nói không chừng lại là người thân của người khác, hơn nữa đời trước [họ] cũng là người thân của người khác. Cho nên người nào có mệnh của người đó, nói rằng chúng ta cứ muốn người khác như thế nào, thì nhất định không được, bởi vì sinh mệnh của con người không phải do con người an bài, [mà] là Thần đến an bài.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996])

Việc buông bỏ cái tình nguyên vẫn ở việc học Pháp đắc Pháp, chúng ta học Pháp không có nghĩa là đã đắc Pháp. Chỉ có thực sự “đắc Pháp”, chúng ta mới có được sức mạnh để gột rửa mọi chấp trước, mới có cảm giác muốn nhảy thoát ra ngoài. Lúc đó, hàng vạn sợi tơ tình và các quan niệm của chúng ta giống như những ngọn núi nhỏ lập tức sụp đổ xuống, trước mắt chúng ta trở nên bao la hơn, tâm tình chúng ta trở nên sáng tỏ hơn. Chúng ta có thể coi con cháu như người ngoài, đây là một thái độ thoải mái mà người tu luyện nên có. Khi đó chúng ta không phải mệt mỏi vì lo lắng, không phải khổ sở vì nhớ nhung, không phải bồn chồn vì lo âu… Coi con cháu như người ngoài, cái tâm nhàn nhã này chính là sự ung dung thoải mái.

Có những lúc, khi nhìn thấy con cháu bận rộn làm ăn, tôi nghĩ: “Làm người thật khổ, phấn đấu trong mê đến khi nào mới có thể đứng đầu? Có thể mang theo những gì? Kiếp sau bạn sẽ là ai?” Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng tôi vẫn phải đối xử tốt với chúng, lo nghĩ cho chúng, tự nguyện phó xuất mà không mong được báo đáp, loại biểu hiện này là sự cao thượng bên ngoài cái tình. Tôi còn nhớ trước kia trong miếu Hoàng Thành có một câu đối: “Con cháu là cái nợ, đòi nợ, trả nợ, vì nợ mà đến. Vợ chồng là cái duyên, thiện duyên, ác duyên, không duyên không hợp.” Thực chất của duyên phận là để quyết toán, nếu đã như vậy thì tôi còn chấp trước vào điều gì?

Tôi có thể ngộ rằng: Chúng ta đừng nhìn đứa trẻ hư như thế nào, mà hãy nhìn bản thân mình, chúng ta buông tâm càng nhanh thì đứa trẻ thay đổi càng lớn, chúng ta buông tâm càng chậm thì đứa trẻ thay đổi càng ít. Nếu chúng ta buông tâm chậm quá sẽ làm lỡ duyên phận của đứa trẻ với Đại Pháp.

Đôi khi tôi gặp gỡ các bạn đồng tu, họ kể về những chuyện buồn trong gia đình họ, con họ nên làm thế nào? Chồng họ thì làm sao? Một số người đẫm nước mắt. Tôi nghĩ, không buông được nó bạn mới thấy khổ, bạn buông nó đi xem sẽ thế nào? Sư phụ sẽ quản họ, bạn hãy giao phó tất cả cho Sư phụ, như vậy còn gì mà bạn không buông bỏ được?

Đôi khi tôi nhìn con cháu thấy rất thân thiết mà như xa lạ, trong tiềm thức tôi có một suy nghĩ: Họ là do tôi dắt tay từ xa xưa đến đây, mãi cho đến tận hôm nay. Họ chính là có duyên phận với Đại Pháp, vì đắc Pháp mà đến nhà chúng tôi. Quỹ đạo đời người của họ đã được Sư phụ thay đổi rồi, bởi vì họ có sự thay đổi nhanh chóng mà loại thay đổi này lại không liên quan đến tôi.

Trên đây là một chút thể ngộ của tôi. Hợp thập.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/265939



Ngày đăng: 10-07-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.