Một niệm Vị tha
Tác giả: Thiên Vũ – Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[ChanhKien.org]
Một niệm “vị tha” là thể hiện của cảnh giới tu luyện. Vào lúc bạn xuất một niệm đầu tiên suy xét cho người khác, cùng lúc niệm đầu vị tha của bạn vừa xuất ra, thì bạn đã bóc ra được một lớp vỏ của vũ trụ cũ rồi, đồng thời bạn cũng đã tiến một bước tới vũ trụ mới. Chúng ta ở trong luân hồi xoay vần nơi trần thế, lại ở trong không gian mê này mà nhìn không thấy chân tướng. Kỳ thực tất cả những gì trong tam giới này đều là hư huyễn, không chân thật. Trong kinh văn “Chân Tu” Sư phụ giảng:
“Chư vị từ thế giới thánh khiết và tốt đẹp không gì sánh nổi rơi rớt tới đây, là vì chư vị tại tầng thứ đó mà có tâm chấp trước. Khi rơi rớt xuống thế giới bên dưới và, nếu so sánh, là dơ bẩn nhất này, chư vị không nhanh chóng tu trở về, lại còn bám cứng những thứ dơ bẩn trong thế giới dơ bẩn ấy mà không buông bỏ, thậm chí thiệt hại một chút đã thống khổ không chịu nổi”.
Pháp Sư phụ giảng khiến tôi thể ngộ được rằng, chúng ta từ những thiên thể vũ trụ thánh khiết tới “địa cầu” nơi trung tâm nhất của vũ trụ, ở trong không gian mê này nhất tư nhất niệm của con người đều thể hiện ra trạng thái của họ tốt hay xấu. Sư phụ đang chính lại tất cả những thứ bất chính trong toàn vũ trụ. Quy luật thành, trụ, hoại, diệt của vũ trụ cũ là có khiếm khuyết, là không hoàn thiện, do vậy mới xuất hiện nhân tố biến dị của vũ trụ cũ. Sư phụ đã nhìn thấy căn nguyên sự biến dị của vũ trụ cũ, vì để vũ trụ tương lai viên dung bất phá, Sự phụ đã tái tạo ra vũ trụ mới, Pháp Luân Đại Pháp mà Sư phụ truyền chính là tiêu chuẩn của vũ trụ mới, vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều ở trong đó, đều phải đồng hóa với Đại Pháp thì mới có thể tiến nhập vào vũ trụ mới.
Nhân tố căn bản của vũ trụ cũ và vũ trụ mới là đối lập với nhau, đặc tính của vũ trụ cũ là “vị tư vị ngã”. Còn vũ trụ mới mà Sư phụ tạo ra là “vô tư vô ngã”, hoàn toàn là vị tha.
Có lúc học Pháp, bản thân tôi về phương diện này cũng chưa có thể ngộ rõ ràng, chỉ minh bạch trên bề mặt còn nội hàm chân chính vẫn không hiểu rõ, vì sao lại là vị tha? Chúng ta chỉ chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà làm là được rồi, sao có thể tu thành “vô tư vô ngã” đây!
Về vấn đề này, bản thân tôi đã loay hoay rất lâu, dường như mãi không thoát khỏi lớp vỏ đó, thuận theo việc tôi không ngừng học Pháp và xem các bài giao lưu chia sẻ của các đồng tu, thể ngộ của tôi dường như khởi sắc hơn một chút, một hôm trong lúc phát chính niệm, trong đầu tôi có một chút thể ngộ về “vị tha”.
“Vị tha” và “vị tư” là khác biệt căn bản của vũ trụ cũ và vũ trụ mới, Sư phụ chính Pháp chính là quy chính lại tất cả những thứ biến dị của vũ trụ cũ, đệ tử Đại Pháp tu luyện trong Đại Pháp cũng là đang không ngừng loại bỏ các nhân tố biến dị của vũ trụ cũ, dần dần đồng hóa theo tiêu chuẩn của vũ trụ mới, trong quá trình này chính là không ngừng thành tựu con đường tu luyện của bản thân. Trong “Giảng Pháp ở Pháp hội quốc tế Miền tây Mỹ quốc năm 2013” Sư phụ giảng:
“Có người nói [thân] thể người là ‘tiểu vũ trụ’, mọi người nghĩ xem, trong đại não người có bao nhiêu tế bào? Tế bào là do bao nhiêu phân tử cấu thành? Các phân tử trong đại não kia là do bao nhiêu lạp tử vi quan hơn cấu thành? Mỗi lạp tử vi quan tại vị trí trong không gian thì cũng như một thiên thể mà mắt người nhìn thấy, mọi người đều đang nhìn ra ngoài, đại vũ trụ này, trên mỗi tinh cầu đều có sinh mệnh, chúng chẳng qua không tại không gian bề mặt này, chư vị nhìn không thấy chúng”.
Pháp của Sư phụ đã giúp tôi hiểu rõ rằng đôi khi nguồn gốc tư tưởng ban đầu không phải là tự kỷ chân chính, ví như nói thân thể con người là một tiểu vũ trụ, vậy thì trường không gian của chúng ta có bao nhiêu thể hệ vũ trụ đây? Vô lượng vô tế, vậy vô lượng vô tế thiên thể vũ trụ lại có bao nhiêu tổ chức tế bào? Thực sự không thể đếm rõ được, vậy thân thể con người phức tạp như vậy, kết cấu tổ chức lại ngang dọc đan xen giao nhau, nguồn gốc tư tưởng bề mặt của thân thể con người chúng ta liệu có phức tạp hơn không? Có lúc một niệm đầu lướt qua trong đầu não chúng ta, có lúc không biết vì sao tư tưởng chui vào trong hẻm nhỏ, xoay chuyển thế nào cũng không thoát ra được, cũng có lúc trí tưởng tượng được kích hoạt một cách vô tình, cứ theo cái suy nghĩ không đâu vào đâu này, thì giống như cánh diều đứt dây trôi theo gió trong trường không gian của chính mình.
Hiện tại, xem ra những cái gọi là cách nghĩ của bản thân này đều là sản phẩm của quan niệm biến dị ở các không gian khác nhau, chỉ là thuận theo tầng thứ và trạng thái tu luyện của chúng ta mà triển hiện ra, không ngại thì chúng ta thử nhớ lại niệm đầu mà chúng ta đã từng nghĩ, sẽ phát hiện rằng những niệm đầu này đều có một tuyến chính, tuyến chính này giống như một cái cây, thân cây chính là tuyến chính của niệm đầu đó, cành cây là mọc ra từ tuyến chính, chính là giống như trường không gian của các tầng thứ khác nhau, mà lá cây là sinh ra trên cành cây, sự tồn tại của nó vừa đúng như trong trường không gian của tầng thứ khác nhau, sản sinh ra các chủng loại nhân tố biến dị, như vậy có thể thấy rõ, nguyên lai một số niệm đầu của chúng ta xoay quanh “tư” mà chuyển động, đây chính là đặc tính “vị tư vị ngã” của vũ trụ cũ.
Bởi vì có “tư”, nên dần dần trong quần thể này sẽ sản sinh ra tâm bất hảo hơn, bởi vì có “tư” làm cơ điểm, thì nhất định phải đối mặt với giải thể, đào thải. Bởi vì quy luật của vũ trụ cũ là thành, trụ, hoại, diệt.
Thể hiện trong tu luyện, chính là tu luyện gặp phải mâu thuẫn, hoặc là bị hãm trong ma nạn không thoát ra được, lúc này chính là kiểm nghiệm xem bạn có thực sự tín Pháp hay không, xem niệm đầu xuất ra của bạn là “vị ngã” hay là “vị tư”, thể ngộ của tôi là, đó chính là xem bạn lựa chọn như thế nào, làm thế nào dùng Pháp để đo lường, dùng Pháp để quy chính.
“Vô ngã” là thể hiện hòa tan trong Pháp, bởi vì khi bạn không xem trọng được mất của bản thân, khi bạn không xem trọng cảm thụ của bản thân, thì bạn là đang ở trong Pháp, bạn đang đứng trên cơ điểm của Pháp rồi, bạn là phù hợp với tiêu chuẩn “vô tư vô ngã” của vũ trụ mới, vậy thì thế nào mới có thể đạt tới “vô tư vô ngã” đây?
Thể ngộ của tôi là, trước tiên phải phân biệt rõ “vô tư vô ngã” và “vị tư vị ngã”, nhưng làm thế nào để phân biệt cho rõ đây? Đầu tiên là học Pháp để bản thân thật sự hòa tan trong Pháp, khi bạn thực sự ở trong Pháp, bạn sẽ nhìn rõ vật chất “vị tư” nhỏ bé và hạn chế như thế nào, cơ điểm là được thiết lập trên nền tảng của tư. Bởi vì bạn đã đặt mình vào trong cái khung “vị tư”, do đó sẽ dẫn đến bạn bị hãm trong cái khuôn khổ do “vị tư” cấu thành này, con đường càng đi càng hẹp, dường như trí huệ và năng lực của bạn đều bị chế ước, không phát huy được, bởi vì cơ điểm đã sai rồi, giống như là xây một tòa nhà, nếu như nền móng của ngôi nhà này xây không tốt, thì ngôi nhà này chắc chắn không xây lên nổi, bởi vì nền móng của nó không có khả năng chịu được tải trọng của ngôi nhà, bởi vậy cái “tư” này là nhân tố cần phải được tịnh hóa trong vũ trụ.
Nếu như niệm đầu của bạn là “vị tha”, vậy thì tư tưởng này là phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ, là thích ứng với đặc tính của vũ trụ, chúng ta biết rằng “Phật Pháp vô biên” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2005), nếu như tư tưởng của chúng ta là thích ứng với tiêu chuẩn của vũ trụ, thế thì chúng ta chính là ở trong Pháp rồi, sinh mệnh ở trong Pháp sẽ được Pháp gia trì, cũng đồng thời có được đầy đủ uy lực của Pháp cũng như trí huệ và năng lực mà Pháp ban cho.
“Vị tha” là bản tính tiên thiên của chúng ta, khi niệm đầu tư tưởng của bạn là “vị tha”, thì lúc đó mặt tu tốt của bạn sẽ không bị mê, sẽ câu thông với đặc tính của vũ trụ.
Còn “vị tư” là đi ngược với đặc tính của vũ trụ, khi thiện niệm “vị tha” của bạn hiển lộ ra, thì cái lý tương sinh tương khắc của vũ trụ cũ sẽ nhảy ra ngăn cản, thể hiện ra bề mặt là, trong sự việc nào đó bạn cứ luôn ràng buộc trong “vị tư” và “vị ngã”, ở không gian khác chính là một trận đại chiến chính tà, lúc đó xem bạn lựa chọn đồng hóa với Pháp hay là duy hộ “tư”. Sư phụ giảng:
“Các đệ tử Đại Pháp hễ thực hiện công việc nào đó, đều phải coi Pháp làm trọng, khi dàn xếp bất kể việc gì thì chư vị trước tiên phải nghĩ đến Pháp. Mọi người còn nhớ, tôi thường nói câu này với chư vị, rằng đệ tử Đại Pháp làm gì cũng trước hết phải nghĩ đến người khác. Mỗi khi phát sinh một sự việc nào đó, khi xuất hiện một tình huống nào đó, cũng không e dè việc nhỏ nhặt, thì niệm thứ nhất của tôi là nghĩ về người khác trước, bởi vì đã thành quen như thế rồi, tôi bao giờ cũng nghĩ đến người khác trước”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002)
Pháp của Sư phụ đã thức tỉnh tôi, giúp ngộ tính của tôi đề cao lên một chút, thân thể con người là một tiểu vũ trụ, quy luật vận hành của vũ trụ là chiểu theo đặc tính căn bản “Chân – Thiện – Nhẫn” mà vận động, vũ trụ mới mà Sư phụ tạo ra là “vô tư vô ngã”, vì vậy cái thân thể con người chúng ta, cái tiểu vũ trụ này sẽ phải không ngừng đồng hóa trong Pháp, tiến nhập vào vũ trụ mới, do đó từng ý từng niệm của chủ thể của chúng ta ở thế gian cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ mới, đó chính là “vị tha”.
“Vị tha” cũng là thể hiện của tâm từ bi, chúng ta đều biết cha mẹ đều yêu thương bảo hộ con cái, thông thường trước một sự việc, thì niệm đầu tiên là nghĩ cho con cái, chỉ cần tốt cho con cái, cha mẹ sẽ cố gắng hết sức làm. Vậy thì tiểu vũ trụ trong thân thể con người chúng ta chứa đựng bao nhiêu người thân của chúng ta!
Chúng ta đang ở trong mê, có Pháp bảo phá mê là Đại Pháp. Trong Pháp chúng ta có thể lĩnh ngộ được chúng ta đang trợ Sư chính Pháp, trợ Sư cứu người, trong đó cũng bao gồm muôn vàn chúng sinh trong thế giới bản thân chúng ta. Giống như trong đại dương mênh mông, Đại Pháp của Sư phụ chính là ngọn hải đăng chỉ đường, vô số các đệ tử đại Pháp giống như những con thuyền giương buồm bơi trên đại dương, nhiều vô số kể, những con thuyền lướt đi trên biển nhìn không thấy bờ, theo sự dẫn dắt của ngọn hải đăng của Sư phụ để đường trở về nhà, nếu như bạn lệch khỏi tuyến đường mà Sư phụ dẫn dắt thì bạn sẽ bị lạc đường, không thể trở về nhà được nữa.
Bởi vì cái tư đã ngăn cản bạn đồng hóa với Đại Pháp, bởi vì cái tư dẫn tới chúng sinh trong thiên thể của bạn phải đối mặt với sự đào thải, bởi vì cái tư nên bạn không về được ngôi nhà tiên thiên của mình, bởi vì cái tư mà bạn đã cô phụ sự kỳ vọng của chúng sinh.
Một chút thể ngộ thiển cận, mong các đồng tu từ bi chỉ ra những điều chưa ở trong Pháp!
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/276464
Ngày đăng: 25-07-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.