Một chút thiển ngộ “nói thẳng” và “Chân”
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[ChanhKien.org]
Tôi là một người nhanh mồm nhanh miệng. Lâu nay tôi không hề cảm thấy “nhanh mồm nhanh miệng” này có gì không đúng, mãi cho đến gần đây tôi mới có chút nhận thức về vấn đề này. Vì loại hiện tượng này khá phổ biến trong các đồng tu, nên tôi muốn viết ra để cùng chia sẻ với các đồng tu.
Khi chưa tu luyện tôi đã là người “nhanh mồm nhanh miệng”, sau khi tu luyện, tôi cho rằng loại biểu hiện này phù hợp “Chân” trong Đại Pháp, có lời gì thì nói thẳng, không vòng vo, chất phác thẳng thắn. Thấy đồng tu có điểm thiếu sót gì thì tôi liền nói thẳng, không che giấu, cảm thấy nói như vậy là tốt cho đồng tu. Nhưng mà sau này tôi thấy rằng: Khi tôi chỉ ra chỗ thiếu sót của đồng tu, có lúc hiệu quả không tốt, đồng tu không tiếp thu và cũng không nói gì, có khi còn xuất hiện mâu thuẫn, rằng tôi nói lời tổn thương. Trong tâm tôi cũng uất ức, lời tôi nói là thật mà, muốn bạn tốt thôi sao bạn lại không tiếp nhận? Lúc đó, tôi không hướng nội tìm bản thân, mà là đi tìm cái sai của đồng tu, lại còn đi nói với các đồng tu khác về sự bất công mà mình gặp phải: “Người đó không chân tu, tôi chỉ cho họ chỗ thiếu sót nhưng lại không sửa…”
Cho đến dạo gần đây tôi mới ngộ ra “nhanh mồm nhanh miệng” này hoàn toàn khác với “Chân” của Đại Pháp. “Chân” là biểu hiện của cảnh giới sinh mệnh, là lý trí, và là tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” của Đại Pháp; còn “nhanh mồm nhanh miệng” là thứ của người thường, là đặc điểm tính cách con người, hai cái không thể trộn lẫn với nhau được. Trước đó tôi nói thẳng thắn không kiêng kỵ, không cân nhắc, chỉ có thể nói là phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn “Chân” trong một tầng thứ nào đó của Đại Pháp, hơn nữa “nhanh mồm nhanh miệng” cũng có phần ma tính của con người trong đó, ví như: cao hơn người một bậc, chiếm ưu thế, áp chế người khác, không sửa sai thì không được, bề ngoài là vì tốt cho bạn, nhưng thực ra là vì bản thân.
Nội hàm “Chân” trong Đại Pháp rộng lớn vô tận, đứng trên cơ điểm “Chân” trong Đại Pháp, là hoàn toàn vì muốn tốt cho người khác, lời nói ra thì ngữ khí bình hòa, trong tâm đầy thiện lương, bình tĩnh bình hòa, như vậy sẽ giống như dòng nước trong trẻo, như ánh mặt trời ấm áp, đều là muốn tốt cho người ta, vậy thì họ có thể không tiếp thụ không?
Sau khi nhận ra điều này, tôi cảm thấy suy nghĩ của mình bỗng trở nên rõ ràng hơn, và tôi thẳng thắn nhìn lại bản thân: Tôi phải loại bỏ những thứ phụ diện trong “nhanh mồm nhanh miệng”, để bản thân đồng hóa với “Chân” của Đại Pháp, cho dù nhất tư nhất niệm cũng đều đứng trên cơ sở nghĩ tốt cho người khác, thì “Chân” mới mang theo lực lượng Đại Pháp, hiệu quả làm việc và nói chuyện mới tốt.
Đây chỉ là một chút thể ngộ của tôi.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/274039
Ngày đăng: 06-06-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.