Tật cận thị



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan

[ChanhKien.org]

Ngày nay, cứ mười em học sinh thì có đến tám, chín em bị cận thị. Có người nói rằng nguyên nhân của tật cận thị là do đọc sách quá nhiều, tư thế ngồi không đúng hoặc do lượng ánh sáng không đủ, v.v… Trước tiên chúng ta không nói việc các em đang xem gì đọc gì, mà nói về tư thế ngồi, hiện nay người ta ngồi học chẳng có tư thế, ngồi nghiêng bên này lệch bên kia, lại còn nằm ngửa, nằm sấp mà đọc sách.

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng:

“Thời ấy người đi học, đều phải chú trọng đả tọa, khi ngồi cũng giảng [phải] có tư thế;”

Còn hiện nay trong sách mà học sinh đọc và chương trình TV mà học sinh xem cái gì cũng có, hễ mở ra thì những thứ bạo lực, sắc tình, quan niệm biến dị đều tạp lẫn trong đó, trong đầu chỉ toàn những thứ bất hảo ấy thì hỏi mắt có thể tốt được không?

Thời gian đọc sách của các thư sinh ngày xưa có ít hơn học sinh ngày nay không? Thời ấy còn chưa có các thiết bị chiếu sáng như bây giờ, trời tối thì người ta phải nhờ vào ánh trăng hoặc thắp nến để chiếu sáng. Nhưng trong sách cổ rất ít đề cập rằng người thời ấy phổ biến bị cận thị hoặc các bệnh tương tự về mắt.

Trong y học người ta vẫn luôn nghiên cứu xem làm sao để chữa khỏi tật khúc xạ này, điều chỉnh thế nào, phẫu thuật cắt bớt giác mạc, loại bỏ mô giác mạc bằng tia laser, phương pháp điều trị thật sự là không ít, nhưng tất cả đều chỉ là chữa trị bề mặt.

Người xưa biết rõ rằng cái gì không nên xem, do đó họ giảng: phi lễ vật thị, nhãn bất kiến vi tịnh (điều gì không hợp lễ nghĩa thì không nên nhìn mà giữ tâm thanh tịnh), nhưng con người ngày nay mắt chỉ nhìn những thứ không thanh tịnh, còn cố ý muốn nhìn, vấn đề rốt cuộc nằm ở đâu? Các bạn đã tìm ra chưa?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/11406



Ngày đăng: 13-11-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.