Thiển đàm về tầm quan trọng của quy phạm đạo đức và con đường truyền thống



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[ChanhKien.org]

1. Người xưa coi đạo đức là nguyên tắc căn bản làm người

Người Trung Quốc truyền thống rất coi trọng đạo đức, để đánh giá một người là tốt hay xấu thì phải xem người đó có đức hay không. Vào thời cổ đại, Quân vương không tốt bị gọi là “hôn quân vô đạo”, còn có một câu nói là “bên ngoài tô vàng nạm ngọc, bên trong thối rữa” (tục ngữ có câu “xanh vỏ đỏ lòng”). Đạo đức là giá trị phổ quát của thế gian, là nền tảng quan trọng nhất của một xã hội.

Pháp luật kỳ thật là cách làm cưỡng chế khi không còn cách nào khác, nó chỉ có thể ước thúc hành vi bề mặt chứ không thể câu thúc được tâm của con người. Các quy định pháp luật hiện nay càng ngày càng nhiều, nhưng các vấn đề xã hội lại cứ liên tục xuất hiện, đó là do con người khuyết thiếu đạo đức. Pháp luật chế định ra quá nhiều rồi cũng thành ra vụng về, làm vậy cũng giống như nhốt hết con người vào trong lồng giam, chẳng ai muốn như vậy cả.

Chẳng hạn, các học viên Pháp Luân Công tu luyện theo Chân, Thiện, Nhẫn là các giá trị phổ quát, có thể nâng cao đạo đức của con người, có thể khởi tác dụng chính lại nhân tâm từ căn bản, đối với bất kỳ quốc gia và xã hội nào cũng đều chỉ có trăm điều lợi chứ không có một điều hại nào. Có rất nhiều người sau khi học Pháp Luân Công có thể tự giác không còn tham lam từng cái lợi nhỏ, kẻ tranh người đoạt như trước kia nữa, đây là điều mà luật pháp và các thủ đoạn cưỡng chế căn bản không thể giải quyết được.

Ngoại trừ pháp luật, người thường hiện nay còn cường điệu một thứ khác nữa, chính là tố chất khí chất, hay chính là vẻ văn minh bề mặt. Cái gọi là anh không động đến tôi, thì tôi cũng không chọc đến anh; anh động đến tôi thì tôi có thể chơi lại anh. Cũng có người bề ngoài rất đạo mạo đường hoàng, nhưng lại nói dối không biết ngượng, chỉ chạy theo lợi, những việc như nam phường trộm cắp, nữ phường bán thân chuyện gì cũng có thể làm; Trung cộng bề mặt ngoài cũng đạo mạo đường hoàng, sau khi cải cách giải phóng lại cố ý tạo ra giả tướng cho thế giới rằng nó đang tiến bộ, kỳ thực tính hung tàn bạo ngược, dối trá gian xảo thì lại không thay đổi một chút nào. Sự kiện đại thảm sát Thiên An môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 (sự kiện Lục Tứ), vụ dàn dựng tự thiêu giả mạo để vu khống cho Pháp Luân Công, bí mật mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng, những sự kiện như vậy không phải là ít, thậm chí chúng còn có thể làm ra những việc còn tà ác hơn nữa.

Vậy nên một người có văn minh bề mặt tốt không chứng tỏ rằng người đó đúng là tốt, người không vi phạm pháp luật cũng không nhất định là người tốt. Pháp luật là do con người chế định ra, là thứ không hoàn thiện, nó cũng sẽ thuận theo sự trượt dốc của tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại mà trở nên biến dị; mà đạo đức là do Thần đặt định ra, là thật sự đem lại điều tốt đẹp cho người khác, là vĩnh viễn không bao giờ thay đổi. Xét từ căn bản, người có đạo đức cao thượng mới thật sự là người tốt.

2. Nhân loại ở tầng thấp nhất nên nặng về tình, quy phạm đạo đức là điều cực kỳ then chốt

Trong hoàn cảnh sinh tồn này của nhân loại, tình là chủng vật chất vô cùng nặng, nó thẩm thấu vào tận trong cốt tủy của tất thảy sinh mệnh. Tình vốn dĩ không có quan niệm về lý trí hay đạo đức đúng sai, chỉ là thứ làm ảnh hưởng và dẫn động con người, hôm nay nó có thể khiến con người trở nên lương thiện, ngày hôm sau lại có thể khiến người ta phạm tội; lúc thì khiến con người trở nên ôn hòa, lúc thì khiến người ta tức giận, nó là thứ không ổn định nhất và không đáng tin nhất.

Dưới tác dụng của tình, những dục vọng và chấp trước của con người rất dễ trở nên mạnh hơn hoặc khiến người ta nghiện, nhưng lại không dễ dàng cai bỏ được, một khi đã vượt quá giới hạn mà Thần quy định ra, tùy ý phóng túng bản thân thì chính là phẩm chất đạo đức đã trở nên xấu rồi. Ví dụ: xã hội đen, tình dục bừa bãi, hút hít ma túy, coi cái xấu xí là cái đẹp v.v. Thuận theo toàn thể tầng thứ của sinh mệnh trượt dốc, tinh hoa ngày càng tiêu tán, nghiệp lực càng lớn ngộ tính càng kém, sinh mệnh càng ngày càng khó phản bổn quy chân, cuối cùng kết cuộc chính là bị Thần đào thải và tiêu hủy trong thống khổ.

Tình mang đến cho con người cảm nhận về ý nghĩa để sống, còn duy trì chuẩn tắc căn bản của xã hội phải dựa vào đạo đức trong nội tâm. Nếu như ai ai cũng đều coi hưởng thụ của bản thân là trung tâm, thì khó có thể tránh khỏi việc người ta đều sẽ trở thành kẻ địch ngay bên cạnh nhau.

Quy phạm đạo đức của Nho gia giảng đạo lý làm người, người người đều có ma tính và cũng đều có Phật tính, nếu như nhân loại coi trọng quy phạm đạo đức, dục vọng và tư tâm chỉ ở chừng mực thì xã hội sẽ không đến mức trở nên xấu, sẽ được Thần thừa nhận. Hơn nữa động lực phát triển của xã hội có lúc cũng bắt nguồn từ cái tư. Chẳng hạn như hiển thị, truy cầu lợi ích, tình cảm vợ chồng, tư tâm, sở thích v.v., trong phạm vi hợp lý thì không tính là sai, vì đây là ý nghĩa và niềm vui vốn có trong cuộc sống sinh hoạt ở tầng người thường thấp nhất của vũ trụ, và cũng là những thứ mà người tu luyện nên xả bỏ toàn bộ.

3. Chỉ có con đường đạo đức mới có thể duy trì xã hội tuần hoàn lành mạnh

Thần truyền cấp cho con người văn hóa truyền thống dựa trên tín ngưỡng vào Thần và các giá trị phổ quát, bao gồm đạo đức, quy phạm luân lý, phong tục tập quán, các ngày lễ Tết truyền thống, hình thức văn nghệ, các hoạt động vui chơi giải trí giúp con người nghỉ ngơi, thư giãn, các loại phương thức hành vi trong cuộc sống v.v. Trên con đường truyền thống, tất cả đều tuần hoàn lành mạnh.

Như âm nhạc có thể biểu đạt tình cảm của con người, nhưng cần phải vui tươi mà không phóng túng, buồn mà không ủy mị bi thương, chín quá hóa nẫu. Vũ điệu cổ điển của Trung Quốc biểu đạt sự mạnh mẽ vững vàng của người nam, sự mềm mại, nhu mì dịu dàng của người nữ. Ngày nay, âm nhạc đồi trụy, âm nhạc đinh tai nhức óc hoành hành, các vũ điệu đường phố xấu xí xâm chiếm nơi thanh nhã, kỳ thực đều là sự bộc phát của ma tính, làm nhiễu loạn tâm trí con người, phá hoại thiện niệm của con người.

Cảm giác thỏa mãn khi người xưa cưỡi trên một con tuấn mã cùng với khi con người thời nay lái một chiếc xe tốt là như nhau. Sự leo thang vô độ của khoa học hiện nay mang đến cho con người cảm giác an dật ngắn ngủi trong chốc lát, nhưng lại hủy hoại và làm ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng, cuối cùng vẫn là tự bản thân nhân loại phải chịu nhận thiệt hại.

Người xưa kính sợ Thiên địa Thánh Thần, cho rằng “vạn vật đều có linh”, hiểu được nên dùng thiện tâm đối đãi với môi trường tự nhiên, người xưa thuận theo dòng chảy mà khéo léo dẫn nước để tạo ra công trình thủy lợi dẫn nước hùng vĩ không cần xây đập Đô Giang Yển, đến tận hôm nay vẫn còn hoạt động. Tư duy thời nay đề ra cải tạo tự nhiên, đặc biệt là Đảng cộng sản không tin Thần, cũng không tôn trọng trời đất vạn vật, muốn nổ tung thì cho nổ tung, xây dựng đập Tam Hiệp trực tiếp cắt đứt con sông Trường Giang, chiểu theo quan niệm truyền thống mà xét, đây là sự phá hoại đối với môi trường tự nhiên, bởi vì dòng sông cũng có sinh mệnh, trong tương lai tác dụng tiêu cực biểu hiện ra sẽ còn lớn hơn.

Hình thức thể dục và vui chơi giải trí truyền thống cũng rất phong phú, do chịu hạn chế của các điều kiện khách quan như thời gian, thời tiết, sân bãi, dụng cụ v.v., nên vừa có thể khiến con người đạt được thỏa mãn, lại chỉ có lợi mà không có hại đối với con người, ngoài ra còn đem đến sự quan tâm ấm áp giữa người với người.

Ngược lại, những thứ như điện thoại thông minh, trò chơi điện tử, các trang web tình dục v.v. ngày nay lại khiến con người cứ chìm đắm vào trong đó không ngủ nghỉ bất kể ban ngày hay đêm, không biết bao nhiêu người vì vậy mà đã bỏ phí đi sự nghiệp, học hành và các mối quan hệ tình cảm. Mạng internet đã trở thành hang ổ ma quỷ thối nát nhất, đưa tất cả những tín tức bại hoại vào trong tầm tay và tầm mắt của con người, ai thả lên trên mạng một thứ gì không tốt, toàn thế giới ngay lập tức đều có thể nhìn thấy, không thể phòng bị được. Kết quả đạo đức của toàn nhân loại đều đang trượt dốc nhanh chóng, người thường ai cũng không thể giải quyết được, rốt cuộc đại ôn dịch mang tính toàn cầu đã đến để đào thải con người.

Con đường truyền thống là con đường thông thiên (con đường thông lên trời), có liên quan chặt chẽ với Thần, nhờ đó con người không những có thể làm người tốt, mà còn có thể tu luyện để thăng hoa, đề cao lên đến tầng thứ cao hơn để làm người trời, thậm chí có thể tu luyện viên mãn.

Khoa học hiện đại phát triển đi ngược lại với Thần, cũng không hiểu được Thần, khinh nhờn Thần, bài xích Thần, thậm chí phản lại Thần, nhục mạ Thần, trong vô tri mà tạo nghiệp tự hủy đi bản thân; không dám động chạm đến hết thảy những thứ nhìn không thấy, sờ không được, cơ điểm nhận thức đối với vật chất, sinh mệnh, nhân thể, không gian vũ trụ toàn bộ đều là sai lầm. Thêm vào tư tưởng chủ quan giả mạo của Thuyết vô thần luận và Thuyết tiến hóa làm sản sinh ra các loại quan niệm biến dị, dẫn con người vào chuyến tàu mê không có bến bờ.

4. Người tu luyện không chịu hạn chế của lý trong người thường, cũng cần phải phù hợp với văn hóa truyền thống

Lão Tử giảng: “Thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ. Phu lễ giả, trung tín chi bạc nhi loạn chi thủ.” (Tạm dịch: Mất đạo thì nói đến Đức, mất Đức thì nói đến Nhân, nhất Nhân thì còn Nghĩa, mất Nghĩa thì còn Lễ. Lễ, là được nhấn mạnh khi trung tín đã rất nhạt nhòa và xã hội bắt đầu hỗn loạn).

Người tu luyện phải vượt ra khỏi người thường, từ trong tư tưởng không nên chịu hạn chế của tầng lý con người này, từ trong nội tâm nên coi nhẹ hết thảy mọi thứ trong người thường, đồng hóa với đặc tính vũ trụ, thăng hoa đến các tầng cao hơn. Ngược lại mà nói, cũng không thể vì bản thân tu cao mà coi nhẹ những việc của con người, có thể tùy tiện làm loạn trong cuộc sống sinh hoạt người thường, cảm thấy một số điều không là gì cả. Pháp là thăng hoa, nhưng không phải là dạy chúng ta khác người. Người tu luyện Pháp Luân Công nên phù hợp tối đa với trạng thái người thường, ít nhất thì ở đâu cũng đều phải làm một người tốt.

Đệ tử Đại Pháp trên phương diện làm người, từ tư tưởng cho đến ngôn ngữ hành vi đều phải phù hợp hết mức với văn hóa truyền thống. Đặc biệt là đệ tử trẻ tuổi, không thể chạy theo những thứ mốt và trào lưu hiện nay, muốn nói từ gì thì nói từ đó, muốn ăn diện thế nào thì ăn diện thế đó, những bộ dạng quái dị của phái hiện đại kia không chỉ không có nội hàm của văn hóa Thần truyền, mà còn chứa đựng ma tính, có phải là tâm hiển thị đã thúc đẩy con người làm ra những thứ đó không? Thử nghĩ xem, nếu như nhân loại tương lai đều trở thành như vậy thì có được không? Không được. Đừng quên đệ tử Đại Pháp hôm nay làm gì thì con người tương lai đều sẽ học theo, còn phải gánh vác trách nhiệm khai sáng ra nền tảng cho nhân loại tương lai, dẫn con người quay trở về truyền thống.

Trên đây là một chút nhận thức của tôi trong quá trình tu luyện Đại Pháp, nếu có điều gì không đúng mong được chỉ rõ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/266064



Ngày đăng: 09-08-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.