Sư phụ khai thị thiên cơ: Sự trân quý của học Pháp
Đệ tử Đại Pháp Nhật Bản
[ChanhKien.org]
Mặc dù nói tôi là một đệ tử lâu năm đắc Pháp trước ngày 20 tháng 07 năm 1999, sau khi trải qua đủ loại vượt quan và khổ nạn, tuy rằng trong hai năm qua, tôi đã có bước đột phá trong tu luyện, nhưng về vấn đề đột phá trên phương diện học Pháp thì vẫn còn gặp khó khăn. Gần đây, dưới sự dẫn dắt và điểm hóa từ bi của Sư phụ, cuối cùng tôi đã có đột phá trên phương diện này. Do đó thông qua bài viết này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ và chia sẻ với các đồng tu những cảm ngộ của tôi về vấn đề học Pháp trong thời gian gần đây.
Những can nhiễu gặp phải khi học Pháp
Từ trước đến nay, Sư phụ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học Pháp trong các bài giảng Pháp các nơi, trong bài giao lưu tâm đắc thể hội của các đồng tu cũng thường chia sẻ rằng học Pháp phải nhập tâm. Trước đó, tôi đã không chú ý đến hai điểm này, hoặc cũng có thể nói là do cựu thế lực đã an bài đối với tư tưởng của tôi, khiến tôi gặp trùng trùng trở ngại trong việc học Pháp. Mặc dù mỗi ngày tôi đều học Pháp, nhưng nhiều khi thấy rằng học chỉ là để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt là khi đọc “Chuyển Pháp Luân”, tôi luôn cảm thấy sau khi đọc câu trước đã có thể biết câu tiếp theo, không có lĩnh ngộ và thu hoạch nào mới. Thậm chí có lúc học là chỉ cho có lệ, không có cảm giác muốn đọc xuất phát từ nội tâm.
Khi học Pháp tôi cũng không thể nhập tâm, thậm chí ngay cả khái niệm học Pháp nhập tâm là gì tôi cũng chưa từng nghĩ đến. Có vẻ như chỉ cần tôi đã đọc, thì đã tính là học Pháp rồi, hoàn toàn đi vào hình thức, thậm chí vừa học xong tôi sẽ không biết bản thân mình đã học được những gì. Vì vậy, tôi thường đọc các bài giảng Pháp các nơi, cảm thấy đọc rất dễ hiểu, và dễ có được lĩnh ngộ từ trong đó. Tôi cảm thấy học “Chuyển Pháp Luân” quả thực khó quá, liền khởi lên tâm lý sợ khó. Trong Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc năm 2015, Sư phụ giảng:
“Chư vị nếu có thể kiên trì học Pháp, thật sự buông bỏ tâm mà đọc Pháp, đọc một cách thiết thực cuốn «Chuyển Pháp Luân» mà một mạch vượt qua, thì mới là Thần bội phục nhất.”
Tôi thể ngộ rằng, có thể kiên trì đọc nghiêm túc cuốn “Chuyển Pháp Luân” trong thời gian dài quả thực không hề dễ dàng, lý do tại sao không dễ dàng có lẽ là bởi vì Pháp này quá trân quý, một khi đắc Pháp sẽ phải vượt qua muôn trùng chướng ngại, là bởi vì cựu thế lực không muốn chúng ta tu thành, do đó cựu thế lực sẽ không để cho chúng ta đắc Pháp dễ dàng, và từ đó gia tăng độ khó trong việc học Pháp của chúng ta, khiến chúng ta học Pháp mà không đắc Pháp, khiến chúng ta buồn ngủ, làm cho chúng ta bận, và nảy sinh ra tâm lý sợ khó.v.v Bởi vì không có đột phá trong việc học Pháp, tu luyện không có Pháp lý để chỉ đạo, tất nhiên trong tu luyện sẽ gặp phải những bế tắc, sau một thời gian quẩn quanh ở một tầng thứ, tôi hạ quyết tâm nhất định phải có sự đột phá trên phương diện học Pháp, và trên hết chính là đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Bởi vì Sư phụ đã giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc:
“Chuyển Pháp Luân là một bộ Đại Pháp, thiên cơ một cách có hệ thống mà có thể khiến con người viên mãn”.
Mỗi ngày đọc hai bài giảng trong “Chuyển Pháp Luân” đột phá trở ngại trong việc học Pháp
Kể từ đó trở đi, tôi tự quy định mỗi ngày phải học hai bài giảng. Tư thế học là quỳ gối hoặc ngồi song bàn. Bởi vì tôi nhớ đến chia sẻ của các đồng tu đã khai mở thiên mục, họ nói rằng khi đó các chư Thần trên Thiên thượng cũng đang quỳ để nghe Pháp, tôi nghĩ rằng đây không chỉ đơn giản là vấn đề tư thế học, đây là thể hiện cái tâm thành kính và thái độ kính Sư kính Pháp. Tôi cũng nghĩ rằng, tôi phải bỏ hết những quan niệm của con người khi học Pháp như trước kia, mang theo quan niệm của con người đến học Pháp làm sao có thể đắc Thiên Pháp đây? Ví như chúng ta luôn thâm căn cố đế nghĩ rằng đây chính là đọc một cuốn sách, học Pháp cũng giống như quan niệm đọc một cuốn sách. Tôi nghĩ học Pháp thì không được mang theo bất cứ quan niệm người thường nào để đối đãi với việc học Pháp, thử tưởng tượng một chút xem, nếu chúng ta có thể nhìn thấy cuốn sách này là một cuốn sách quý lấp lánh ánh quang, khi mở sách ra có vô số thần tích triển hiện, nhìn thấy đằng sau mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của Sư phụ, lẽ nào chúng ta lại không muốn đọc, thậm chí đọc mà không đọc tiếp nổi?
Chỉ là bởi vì thiên mục của chúng ta vẫn chưa triển hiện cho chúng ta thấy chân tướng của cuốn sách quý này, khiến chúng ta mê. Nhưng, ngay cả khi chúng ta không thể nhìn thấy những điều này, lẽ nào đây không phải là sự thật hay sao? Đây chẳng phải nói rõ ngộ tính của chúng ta quá kém hay sao? Nghĩ đến đây, lòng tôn kính của tôi đối với Đại Pháp tăng lên một cách tự nhiên, cầm sách Đại Pháp cảm thấy rằng mình đã không còn khái niệm học Pháp như trước kia, hơn nữa có cảm giác như Sư phụ đang giảng Pháp ngay trước mắt tôi. Tôi nước mắt đầm đìa, cảm thấy rằng lớp vật chất ngăn cách Đại Pháp và tôi đã bị cắt bỏ. Trước kia khi đọc bài giảng về “Phụ thể”, “Trộm khí”, “Thu khí” tôi đều cảm thấy không có liên quan gì đến tôi, nhưng giờ đây cảm thấy rằng mỗi tiểu tiết đều có lĩnh ngộ mới, Sư phụ đã thông qua những Pháp lý có vẻ như không liên quan gì đến tôi, giác ngộ cho tôi những nguyên lý của Pháp mà tôi chưa từng ngộ được trước đây, hoặc điểm ngộ cho tôi những vấn đề liên quan đến tu luyện hiện tại của tôi. Do vậy, những kiến thức mà trước đây tôi cảm thấy không liên quan đến mình, kỳ thực suy nghĩ đó của tôi rất là nông cạn và thiếu hiểu biết của người thường.
Tôi cũng ngộ được rằng, trình tự mà Sư phụ giảng Pháp đều có sự an bài tỉ mỉ và có nội hàm rộng lớn tinh thâm. Trong khi học Pháp cũng xuất hiện một cảm giác mà chỉ khi luyện công mới có: Ví dụ như trường năng lượng rất mạnh, cảm giác như mình đang ngồi trên đài hoa sen và xoay chuyển. Đọc lại sách Đại Pháp, mỗi câu đều thuyết phục tôi mạnh mẽ, tôi thấy rằng mỗi câu đều đúng, đều chính là chân lý, chính là như vậy. Nhưng trước đó, tôi cảm thấy rằng tôi căn bản không tin vào mỗi câu Pháp mà Sư phụ giảng. Có những Pháp lý cảm thấy không thể lý giải hoặc quá huyền hoặc. Mang theo nhân tâm như vậy, tất nhiên, Pháp cũng không thể triển hiện cho tôi. Biết được sự trân quý của Pháp, sau này khi học Pháp tôi đều cố gắng hết sức để khắc phục trùng trùng can nhiễu khi học Pháp. Trước tiên, phải khiến cho bản thân mình tĩnh tâm xuống và nhất tâm nhất niệm học Pháp, nếu mất tập trung sẽ tự vả mình một cái. Phải quy định bản thân có niềm tin tuyệt đối, không chút hoài nghi đối với mỗi câu Pháp. Sư phụ thấy tôi có cái tâm tinh tấn học Pháp, đã dùng ý niệm truyền vào đầu tôi, nói với tôi rằng mặc dù rất nhiều người biết được tầm quan trọng của việc học Pháp, nhưng thực ra họ chỉ biết trên bề mặt mà thôi, người thật sự hiểu được sự trân quý của Pháp, biết được giá trị của việc học Pháp thì sẽ tinh tấn học Pháp và thăng hoa trong tu luyện. Sư phụ dùng ý niệm điểm ngộ cho tôi: “Điều Sư phụ khai thị cho tôi là một đại thiên cơ”. Tôi nghĩ, minh bạch được thiên cơ này, chúng ta mới có thể tinh tấn học Pháp, nhờ đó có thể sẽ tránh đi đường vòng và dũng mãnh tiến về phía trước trên con đường tu luyện. Tôi chợt giật mình tỉnh ngộ ra rằng, hóa ra trước đây tôi học Pháp mà chưa hề chân chính đắc Pháp, điều này cho thấy rõ rằng thiên cơ không thể tùy tiện tiết lộ cho những người không hiểu được sự trân quý của Pháp này. Bởi vì Sư phụ đã giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội thành phố Los Angeles rằng:
“Xoay lại mà giảng, không tinh tấn cũng là đang học Pháp, cũng biết Pháp rất tốt, nhưng không phải là ở trên Pháp [mà nhận thức], chính niệm không đủ, nhận thức tự nhiên không cao, chính là không thể chân chính lý giải sự trân quý của Pháp; do vậy không thể gắng sức lên được.”
Sự trân quý và thành kính của chúng ta đối với Pháp quả thực cách quá xa.
Sư phụ đã khiến tôi cảm nhận được sự trân quý và tính cấp bách của việc học Pháp, Sư phụ truyền ý niệm vào đầu tôi, cảm giác của tôi lúc đó chính là, học Pháp như truyền máu và nguồn dinh dưỡng cho tôi, nếu như không tranh thủ học Pháp, sinh mệnh của tôi sẽ lụi tàn, Pháp giống như nguồn sống kéo dài sinh mệnh của tôi. Khi tôi học Pháp một lần nữa, tôi thực sự cảm thấy rằng việc học Pháp như truyền năng lượng vào bản thân mình vậy. Từng chút một truyền vào mạch máu của tôi, tiếp cho tôi thêm sức sống và thêm chính niệm.
Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ sở tại của cá nhân, có điều gì không trong Pháp xin từ bi chỉ rõ.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/265584
Ngày đăng: 12-03-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.