Sự suy yếu của từ trường Trái Đất trên quy mô lớn là dấu hiệu đảo cực từ



[ChanhKien.org]

Từ trường Trái Đất rất quan trọng đối với mọi sự sống trên Trái Đất, không chỉ ảnh hưởng đến nhiều hành vi của sinh vật mà còn bảo vệ chúng ta khỏi bão Mặt Trời và các tia vũ trụ tập kích bất ngờ đến Trái Đất. Tuy nhiên, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) gần đây đã phát hiện ra rằng từ trường Trái Đất kéo dài từ Châu Phi đến Nam Mỹ đang suy yếu. Nó đã ảnh hưởng đến các vệ tinh nhân tạo và máy bay và được coi là một dấu hiệu cho thấy sự đảo ngược của các cực Nam và Bắc của Trái Đất.

Một khu vực rộng lớn bao gồm cả đại dương và đất liền trải rộng từ Nam Mỹ đến cực nam Châu Phi, đã trải qua các sự kiện bất thường trong những năm gần đây. Một số lượng lớn vệ tinh nhân tạo và máy bay đã gặp sự cố kỹ thuật liên tiếp trong khu vực này. Ngày 20 tháng 5, ESA công bố báo cáo nghiên cứu chứng minh, trường địa từ đang suy yếu do những lý do chưa biết, và còn tạo video liền mạch miêu tả sự thay đổi của từ trường qua các năm.

Các nhà nghiên cứu nói rằng khu vực rộng lớn nơi cường độ từ trường giảm từ Nam Mỹ đến Châu Phi được gọi là “Dị thường Nam Đại Tây Dương”. Cường độ từ trường ở khu vực này đã giảm gần 10% trong 50 năm qua. Điều đáng chú ý là khu vực dị thường hiện đang di chuyển về phía tây với tốc độ 20 km mỗi năm, được coi là một dấu hiệu đảo ngược của các cực Bắc và Nam.

Báo cáo cho thấy ngày càng có nhiều vệ tinh nhân tạo và phi thuyền vũ trụ gần Trái Đất trong khu vực đang gặp sự cố kỹ thuật, nguyên nhân là sau khi từ trường Trái Đất suy yếu, các hạt vũ trụ xuyên qua và làm nhiễu các thiết bị. Nếu từ trường Trái Đất tiếp tục có xu hướng suy yếu không giảm, tương lai sẽ có nhiều trường hợp tương tự xuất hiện.

 

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/259266



Ngày đăng: 21-06-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.