Trân quý cơ duyên tu luyện vạn cổ khó gặp
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org] Gần đây, tôi thường tình cờ gặp nhiều đồng tu. Tôi nhận thấy một điều từ những lần gặp gỡ với các đồng tu này. Nhiều người trong số họ dường như không chú tâm vào việc tu luyện cá nhân. Tại đây tôi xin được chia sẻ một số trong các vấn đề đó.
1. Tán gẫu
Khi các học viên gặp nhau, họ nên thảo luận những kinh nghiệm tu luyện của mình và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm chứng thực Pháp. Họ nên trao đổi ý tưởng về cách đề cao trong tu luyện cũng như cách làm một hạng mục chứng thực Pháp cho tốt hơn. Tuy nhiên, một số học viên thân nhau có xu hướng thích tán gẫu. Họ đùa cợt và tranh cãi với nhau. Đối với một người ngoài cuộc mà nhìn thì những học viên này biểu hiện ra là đang có mâu thuẫn với nhau. Đây không phải là một hành vi thích hợp đối với một người tu luyện. Tôi nghĩ rằng đây là một hậu quả trực tiếp do ảnh hưởng của văn hoá đảng. Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không nên có hành vi như vậy. Khi một người tu luyện hành xử theo cách này thì không ai có thể thấy được sự chân thành, tử tế và từ bi của người tu luyện đó. Làm sao mà một người tu luyện lại có thể hành xử theo cách như vậy được? Còn nữa, vấn đề này sẽ dễ dẫn đến can nhiễu của tà ác đối với người tu luyện. Theo tôi được biết, những học viên này thường gặp khó khăn để tĩnh tâm học Pháp và họ cũng hay phàn nàn về người khác.
Sau khi trải qua rất nhiều năm khổ tu, chúng ta hiểu rằng một người tu luyện nên thể hiện sự trưởng thành, và hành xử đúng đắn đối với những người thân cận bên cạnh mình. Khi đối xử với những người mà chúng ta không quen biết, chúng ta có xu hướng hành xử đúng đắn bởi vì chúng ta không muốn bị mất mặt. Trong khi đó, khi đối xử với người thân hoặc bạn bè thì chúng ta lại xao lãng và những chấp chước ẩn giấu của mỗi người sẽ lộ ra. Thực ra, chúng ta đang thể hiện hình ảnh thật của chính mình khi chúng ta lơ là.
Tôi đã từng nghe nhiều chuyện từ các thành viên gia đình của các đồng tu, họ nói với tôi: “Đấy, xem con gái tôi kìa, trong xã hội thì nó cư xử tốt thế, mà về nhà thì nó lại là một người hoàn toàn khác. Nó không cư xử như một người tu luyện, nó chỉ là giả tu thôi.” Tất nhiên những câu chuyện đó cũng chỉ là lời nói từ một phía. Chúng ta không quan tâm quá nhiều đến những lời buộc tội như vậy. Tuy nhiên chúng ta cần tự hỏi: “Liệu chúng ta có đang hành xử như là người tu luyện mọi lúc mọi nơi hay không?” Điều này nhắc tôi nhớ đến một vấn đề khác. Khi chúng ta giảng chân tướng cho những người mà chúng ta không biết rõ, mọi việc dường như luôn khá dễ dàng. Nhưng khi chúng ta giảng chân tướng cho người nhà thì thường rất khó và họ không muốn lắng nghe. Người nhà chúng ta đã nhiều lần nói với chúng ta rằng nếu chúng ta cư xử đúng như những gì quyển sách đó dạy thì họ sẽ lắng nghe.
2) Vấn đề bảo mật
Khi các học viên nói chuyện với nhau, đôi khi họ nói những việc không nên bàn nơi công cộng. Họ bàn về ai là người điều phối viên địa phương, ai chịu trách nhiệm điểm sản xuất tài liệu, ai đang giúp xuất bản sách Đại Pháp và ai đang giúp mọi người chuẩn bị hồ sơ kiện Giang, v.v… Tại thời điểm này, tà các vẫn chưa bị tận diệt. Chúng ta cần chú ý đến vấn đề bảo mật và an toàn. Nói về những việc đó không giúp chúng ta trong việc tu luyện. Thật ra, những cuộc nói chuyện này không có liên quan gì đến tu luyện cả. Đó là tâm hiển thị dẫn đến vấn đề này.
3) Chấp chước vào chính trị
Theo tiến trình Chính Pháp, có nhiều thay đổi đáng kể đang xảy ra trong xã hội. Đôi khi, hàng tuần, thậm chí hàng ngày chúng ta đều thấy những thay đổi sâu sắc. Khi đối diện với những thay đổi nhanh chóng đó trong xã hội, nhiều học viên không làm nhiều hơn để cứu người, thay vào đó họ dành nhiều thì giờ để nói về những thay đổi đó. Họ đọc báo hàng ngày và bắt đầu đặt những hy vọng lớn vào vị đương kim lãnh đạo chính phủ Trung Quốc trong việc giải thể ĐCSTQ. Những học viên này có xu hướng lơ là tu luyện cá nhân cũng như trong các hạng mục chứng thực Pháp. Họ hành xử như người thường. Nếu nhiều học viên hành xử như vậy thì chắc chắn sẽ gây rắc rối. Tà ác chắc chắn sẽ dùi vào sơ hở của chúng ta và can nhiễu chúng ta hòng ngăn chặn tiến trình Chính Pháp.
4) Chấp chước vào các kiếp trước
Hiện nay nhiều học viên đang ở trong điều kiện sống khó khăn. Điều này tất nhiên là một hậu quả trực tiếp của cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Một số học viên dường như không buông bỏ được chấp chước ẩn sâu của mình đối với danh và lợi, nên bây giờ khi họ không thể có danh hay lợi, họ bắt đầu nói về các kiếp trước để tự an ủi mình. Họ bàn về việc họ đã từng là ai và họ đã làm gì trong các kiếp trước, v.v…
Tôi vẫn có thể liệt kê thêm nữa, nhưng những gì tôi muốn chỉ ra là hành xử mà chúng ta thể hiện ra cho thế giới bên ngoài thực ra chính là hình ảnh thực của chúng ta. Đây là cơ duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hiếm có từ vạn cổ tới nay. Chúng ta thật sự cần trân quý cơ hội này vì chúng ta không muốn bị rớt lại phía sau vì những chấp chước của mình. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân! Tu luyện không phải là việc tầm thường. Đây là việc nghiêm túc nhất trong thế giới nhân loại!
Ở đây tôi không phải đang chỉ trích những thiếu sót của các đồng tu, mà tôi chỉ muốn nhắc mỗi người chúng ta cần phải đối đãi với việc tu luyện của mình một cách nghiêm túc. Hãy cùng nhau hành xử chiểu theo Pháp và tiến theo sát bước Sư phụ.
Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/7035
Ngày đăng: 19-11-2015
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.