Từ “Trung Dung” nhìn lại sự biến dị của văn hóa Nho gia



Tác giả: Nhất Bình

[ChanhKien.org]Đạo đức của xã hội hiện đại đang xuống dốc, rất nhiều người muốn tìm lối thoát từ văn hóa truyền thống. Nhưng văn hóa truyền thống trong quá trình truyền thừa cũng không ngừng biến dị, cộng thêm sự cố ý phá hoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), con người hiện nay rất khó nhận thức được diện mục thật sự của văn hóa truyền thống. Ví dụ tư tưởng trung dung trong văn hóa của Nho gia, người hiện đại gọi là Đạo Trung Dung. Điều này là không đúng. Tôi cũng đã thấy cuốn sách này, trên mạng cũng gọi là “Đạo của Trung Dung”, điều này đã dẫn dắt sai người đọc. Vậy thì lý giải trung dung như thế nào đây? Bài viết này hy vọng có thể giải khai chỗ mê thiên cổ này, trả lại diện mục thật sự cho văn hóa Nho gia.

“Trung dung” là một từ ghép đẳng lập, cho nên trungdung cần tách ra để hiểu. Thế nào là trung trong “trung dung”? Tử Tư đã nói rất rõ ràng: “Mừng, giận, buồn, vui khi chưa biểu hiện ra, gọi là “trung”, biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ mức độ, thì gọi là “hoà””. Nghĩa là, khi không mang theo tư tưởng tình cảm của cá nhân mà nhìn nhận vấn đề và làm việc thì đều là trung. Khi mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân để nhìn nhận vấn đề và làm việc nhưng ở mức độ phù hợp thì chính là hòa. Vậy thì khi không mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân thì là trạng thái thế nào? Lấy cái gì làm tiêu chuẩn đo lường? Đương nhiên là lấy Thiên đạo làm tiêu chuẩn, lấy giáo hóa của Thần làm tiêu chuẩn. Điểm này ngay trong phần mở đầu của sách “Trung Dung” đã chỉ ra rất rõ rồi: “Mệnh trời gọi là tính, phát triển thuận theo tính gọi là đạo, tu dưỡng theo đạo gọi là giáo. Đạo là cái không thể rời xa dù chỉ trong chốc lát, nếu có thể rời xa được thì cũng không còn là đạo. Bởi thế quân tử đặc biệt cảnh giác thận trọng ở chỗ người ta không nhìn thấy, lo lắng sợ hãi ở chỗ người ta không nghe thấy. Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì làm hiển lộ chân tướng hơn những việc nhỏ bé. Cho nên người quân tử đặc biệt thận trọng khi chỉ có một mình mình vậy.”

Đạo gia cho rằng con người là do Thần tạo ra. Bản tính nguyên thủy của con người và Thiên đạo cùng hợp nhất. Tuân theo bản tính nguyên thủy làm việc chính là đạo. Bởi vì con người ở trong mê, bản tính bị che mất, cho nên cần phải tu đạo. Phương pháp tu đạo chính là giáo (dạy dỗ, chỉ bảo). Ở đây ám chỉ văn hóa Nho gia. Tăng Tử trong cuốn “Đại Học” đã nói rất rõ tôn chỉ của văn hóa Nho gia là truyền thừa sự giáo hóa dạy bảo của Thần. Cho nên Đạo mà sách “Trung Dung” giảng là chỉ sự giáo hóa của Thần hoặc là chỉ Thiên đạo, chứ không phải là chỉ bản thân trung dung. Bởi vì Thiên Đạo “chốc lát cũng không thể rời được”, lại nhìn không thấy nghe không thấy, cho nên không thể mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân để nhìn nhận, suy xét vấn đề và hành động được, mà khi hành sự cần chiểu theo dạy bảo của Thần. Đối với giáo hóa của Thần, không làm quá hơn hoặc quá kém chính là trung. Thực ra đây là vấn đề cơ bản. Chính là dùng giáo hóa của Thần làm điều chính yếu, không thể lấy tư tưởng tình cảm cá nhân để làm điều chính yếu.

Trong “Lễ Ký” có ví dụ về tốt quá hóa dở của Tăng Tử. Tăng Tử là môn sinh đắc đạo của Khổng Tử, lại là thầy của Tử Tư, còn không thể hoàn toàn chiểu theo giáo huấn của tiên vương mà hành xử, vậy thì người khác lại càng khó làm. Cho nên trong “Trung Dung” có giảng: “biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ mức độ, thì gọi là “hoà””. Chữ hòa ở đây có ý nghĩa là hài hòa cân đối. Chính là nói mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân làm việc cần có sự tiết chế, không thể quá rời xa Đạo, cần thuận theo Thiên Đạo mà làm.

Sách “Đại Học” giảng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, vậy dùng gì để bình thiên hạ? Nếu như mỗi người đều lấy bản thân mình làm trung tâm, thiên hạ có thể bình thế nào đây? Đương nhiên phải lấy giáo hóa của Thần làm trung tâm, thì thiên hạ mới thái bình được. Khổng Tử đề xuất tư tưởng trung dung chính là muốn hậu nhân xác lập một tiêu chuẩn hành vi, lấy giáo hóa của Thần làm tiêu chuẩn, lấy Thiên đạo làm tiêu chuẩn. Từ góc độ người tu luyện mà xét, trong các tầng thứ khác nhau của vũ trụ có Pháp của các tầng thứ khác nhau. Bản thân văn hóa của Nho gia chính là thể hiện của một tầng Pháp lý tại xã hội nhân loại này. Cho nên tư tưởng trung dung chính là dạy người ta cần phải chiểu theo Pháp lý tại tầng này mà hành xử, chứ không thể chiểu theo tư tưởng tình cảm cá nhân.

Văn hóa của Nho gia bác đại tinh thâm, bao gồm nội dung các phương diện như tu thân, tề gia, trị quốc v.v., tuyệt đối không phải là điều mà trí huệ của con người có thể đạt tới. Là văn hóa mà Thần thông qua người tu Đạo cho đến các thánh nhân qua các thời đại truyền cấp cho con người. Cho nên đoạn cuối của “Trung Dung” có giảng: “Trọng Ni kế thừa truyền thống của Nghiêu Thuấn từ xa xưa, noi theo và làm sáng tỏ phép tắc của Văn Vương và Võ Vương, tức là trên thì tuân theo thiên thời, dưới thì dựa vào thủy thổ. Cũng giống như trời đất không có gì là không bao chứa, không cái gì là không che chở. Lại ví như bốn mùa đắp đổi tuần hoàn, giống như mặt trời mặt trăng thay nhau tỏa sáng. Vạn vật cùng sinh trưởng mà không làm hại lẫn nhau, các quy luật cùng nhau vận hành mà không trái ngược. Đức nhỏ thì như sông suối chảy tuôn, đức lớn thì thì đôn hậu hóa dục muôn vật. Đó là duyên cớ khiến trời đất lớn như vậy.”

Ở đây nói rõ nguồn gốc của văn hóa Nho gia cùng sự giáo hóa của tiên vương, bác đại tinh thâm, người đọc sách nên chiểu theo pháp lý mà Nho gia giảng để làm mọi việc, không nên có nghi ngờ.

“Cho nên cái đạo của người quân tử, lấy đức tính của bản thân mình làm gốc, đồng thời được nghiệm chứng ở thứ dân, đem đối chiếu với lễ pháp của tam vương, không có sai lầm, dựng lên trong trời đất không có điều trái ngược, đem đối xét với quỷ thần thì không có điều nghi ngờ, đợi đến bậc thánh nhân trăm đời sau xem xét lại thì cũng không có gì nhầm lẫn. Đem đối xét với quỷ thần không có gì nghi ngờ, ấy là biết đạo trời; đợi đến bậc thánh nhân trăm đời sau xét lại cũng không có gì nhầm lẫn, ấy là biết đạo người. Cho nên nhất cử nhất động của người quân tử đều được thiên hạ đời đời ca ngợi, mọi hành vi đều được thiên hạ đời đời noi theo, mọi lời nói đều được thiên hạ đời đời bắt chước. Kẻ ở xa thì đem lòng tưởng vọng, người ở gần thì không thấy chán.”

Ở đây thuyết minh văn hóa Nho gia trải qua nghiệm chứng về các phương diện, là phép tắc của thiên hạ. Đệ tử Nho gia chiểu theo tiêu chuẩn văn hóa Nho gia để tu dưỡng bản thân, có thể trở thành tấm gương cho người đời. Chúng ta xét từ lịch sử, văn hóa Nho gia đã truyền thừa sự giáo hóa của Thần, không thể xóa bỏ công lao đối với việc duy hộ đạo đức của xã hội nhân loại. Tư tưởng trung dung “lấy Thiên Đạo làm trung” giúp cho dân tộc Trung Hoa có thể dung nạp những thứ ưu tú của văn hóa ngoại lai (ví dụ như Phật giáo, …) và thành tựu sự rộng lớn của bản thân Nho gia. Do đó làm cho Trung Nguyên trở thành trung tâm văn hóa của thế giới, khai sáng ra thời thịnh thế của triều Hán Đường. Đặc biệt là thịnh thế của Đại Đường, nhiều quốc gia khác cũng phải đến bái kiến. Người nước ngoài lần lượt phái người đến học hỏi văn hóa Trung Nguyên, gọi Đại Đường là Thiên Triều thượng quốc.

Nhưng từ khi Chu Hy soạn ra cuốn “Trung Dung văn cú”, đã làm văn hóa Nho gia biến dị; hơn nữa trong “Trung Dung văn cú” còn phủ định Phật gia và học thuyết Đạo gia của Lão Tử, cắt đứt mối liên hệ giữa văn hóa Nho gia và Đạo gia, trên thực tế là cắt đứt mối liên hệ giữa văn hóa Nho gia và Thần, đồng thời cắt đứt mối liên hệ giữa văn hóa Nho gia và phép tắc của vũ trụ. Làm cho văn hóa Nho gia dần dần mất đi chức năng giáo hóa vốn có của nó, làm cho mức độ đạo đức của dân tộc Trung Hoa không ngừng trượt dốc, quốc thế suy yếu.

Chu Hy căn cứ vào lời giáo huấn “Doãn chấp quyết trung” (công tư phân minh) của vua Nghiêu truyền đến vua Thuấn, cho đến đời vua Thuấn truyền xuống vua Vũ “Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung” (dục vọng của con người vô cùng nguy hiểm, tâm của người tu đạo vô cùng sâu xa, tập trung tinh thần, công tư phân minh). Đây vốn là câu nói của người tu Đạo, không phải là điều Chu Hy có thể lý giải được. Đạo gia cho rằng bản tính nguyên thủy của con người là hợp nhất với Thiên đạo, con người trong mê không biết bản tính, cho nên có sự khác biệt của nhân tâm và đạo tâm. Đạo gia tu Đạo giảng phản bổn quy chân, chính là tu bỏ nhân tâm củng cố đạo tâm, cuối cùng trở về với bản tính nguyên thủy của con người, đạt đến hợp nhất với Thiên đạo. Nền tảng để tu Đạo đương nhiên là lấy điều Thần giáo hóa làm tiêu chuẩn. Sách cổ có ghi chép vua Thuấn và vua Vũ là người tu Đạo. Sư phụ Vụ Thành Tử của vua Nghiêu vốn là cùng một gia với Lão Tử. Ai phủ định Lão Tử thì kẻ đó không biết gốc rễ là gì. Chúng ta lại phân tích từ lịch sử. Con người là do Thần tạo ra, nhân loại thời kỳ đầu là do sự phù trợ của Thần mà tiếp tục tồn tại. Lịch sử có giảng Tam Hoàng Ngũ Đế là thánh vương câu thông với Thiên Địa Nhân, gánh vác trên vai sứ mệnh khai sáng văn minh nhân loại. Khi Hoàng Đế tại vị, vẫn là xã hội người và Thần đồng thời cùng tồn tại. Sau khi Hoàng Đế đắc Đạo cưỡi rồng bay lên trời, Chuyên Húc đại đế cuối cùng cũng lên trời, cách tuyệt liên hệ giữa người và Thần. Khi đó người dân tin vào Thần là điều tự nhiên hết sức bình thường, hơn nữa người tu Đạo lại vô cùng phổ biến. Đặc biệt khi vua Nghiêu tại vị, cũng là thời kỳ đại hồng thủy bộc phát, rất nhiều nền văn minh đã bị hủy mất. Giống như các vị thánh vương Nghiêu Thuấn Vũ, những lời nói hành động của họ trở thành phép tắc cho người đời. Cho nên yêu cầu đối với họ là tuyệt đối không cho phép dùng nhân tâm để làm việc. Họ chỉ có thể dùng những giáo hóa của Thần để làm việc, làm theo Thiên đạo. Chính là lấy giáo hóa của Thần làm trung, lấy Thiên đạo làm trung. Từ góc độ hiện thực mà xét, Đại Vũ trị thủy không phải là năng lực của con người có thể làm được. Dưới sự giúp đỡ của Tây Vương Mẫu và chúng Thần thì họ mới có thể thành công. Họ làm thế nào có thể dùng giáo hóa của Thần làm tiêu chuẩn đây? Giống trong “Cựu Ước toàn thư” giảng về Mose nhờ thần lực của Yehovah cứu người Israel ra khỏi Ai Cập và cứu toàn bộ dân tộc Israel. Vậy thì người Israel đương nhiên tin vào Yehovah, lấy ước định của Yehovah làm tiêu chuẩn. Cho nên trung trong “Doãn chấp quyết trung” là chỉ thiên đạo.

Văn hóa mà Nghiêu Thuấn truyền không hề nhắc tới chữ dung. Trung dung là do Khổng Tử đề xuất ra. Vậy thì chữ dung này có khả năng mang theo dấu ấn của thời đại. Muốn lý giải chữ dung thì không thể tách rời hoàn cảnh lịch sử văn hóa thời đó. Chữ dung trong thời đại Đông Chu là chỉ người lao động có địa vị thấp kém, hoặc là người làm thuê. Về sau, nghĩa bóng chỉ người bình thường không có trí huệ. Tôi cho rằng chữ dung này là chỉ thái độ khiêm nhường. Chúng ta hãy xem một đoạn trong “Trung Dung”:

Lão tử viết: “Đạo vốn chẳng xa người. Người nếu vì muốn thực hành Đạo mà rời xa con người, như thế thì không thực hành được Đạo.” Kinh Thi nói: “Đẽo cán búa, đẽo cán búa! Thì cách thức đâu có xa” (mẫu cán búa ở ngay trước mắt đó). Tay cầm cán búa để gọt đẽo một cái cán búa, chỉ liếc mắt là có thể nhìn thấy ngay mẫu, mà còn lấy làm xa. Cho nên người quân tử dùng cái đạo lý vốn sẵn có ở người để uốn nắn sửa chữa con người. Đến khi uốn nắn sửa chữa được mới thôi.”

 “Phẩm chất trung thứ khác với đạo Trung dung không xa, điều gì thực hiện cho bản thân mà mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác.”

 “Đạo của người quân tử có bốn điều, bản thân tôi vẫn chưa làm được: Điều gì mình yêu cầu ở con, thì mình đem điều đó thờ bố. Điều này tôi chưa làm được; điều mình yêu cầu ở thuộc hạ, thì mình đem điều đó mà thờ vua, điều này tôi chưa làm được; điều gì mình yêu cầu ở người em, thì mình đem điều đó mà thờ anh, điều này tôi chưa làm được; điều gì mình yêu cầu ở bạn bè thì đem điều đó thực hiện trước với bạn bè, điều này tôi chưa làm được. Về việc thi hành những phẩm đức bình thường, cẩn thận trong nói năng thường ngày, nếu có chỗ thiếu sót, thì cũng chẳng dám không cố vươn lên, nếu làm được nhiều hơn nói, thì cũng chẳng dám nói hết. Nói lời phải chú ý đến việc làm của mình, việc làm phải chú ý đến lời nói. Người quân tử có lẽ nào không chăm chăm thực hiện điều đó?”

Đoạn này giảng rằng sự giáo hóa của Thần ban đầu vốn rất gần gũi với con người, nhưng có người làm ra vẻ cao thâm rồi rời xa khỏi sự giáo hóa của Thần; có người liếc trông sự giáo hóa của Thần, bất kính với Thiên đạo; có người không thể tận tâm tận lực với sự giáo hóa của Thần. Khổng Tử giảng bản thân ông cũng không thể tận tâm tận lực chiểu theo sự giáo hóa của Thần mà làm cho tốt. Nếu biết khiêm nhường và cẩn trọng từng lời nói từng hành động, tận tâm tận lực với giáo hóa của Thần, lời nói nhất trí với hành động, người biết tu dưỡng bản thân như thế này nhất định là người trung hậu thành thật. Đoạn này nói rõ đối với giáo hóa của Thần cần lấy thái độ khiêm nhường đối đãi, cần tuân thủ làm theo. Chúng ta xem lại câu đầu trong “Trung Dung”.

Khổng Tử nói: “Nguyên nhân khiến Đạo không thực hành được, ta đã biết rồi: người trí thì thái quá, kẻ ngu thì bất cập. Nguyên nhân khiến đạo chẳng được người đời hiểu rõ, ta đã biết rồi:người hiền thì thái quá, kẻ bất tài thì bất cập. Người ta chẳng có ai không ăn không uống,nhưng rất ít người biết được mùi vị.”

Đoạn này giảng về nguyên nhân khiến cho những giáo hóa của Thần không thể phổ biến, đó là vấn đề thái quábất cập (làm không tới nơi tới chốn). Tại sao lại có vấn đề thái quá và bất cập này? Người làm thái quá nhất định là người cho bản thân là đúng. Người làm không tới nơi tới chốn tất là người không khiêm tốn học hỏi.

Khổng Tử nói: “Cách sống của Nhan Hồi là sau khi nhận rõ được đạo Trung Dung, được một điểm đúng thì cẩn thận giữ lấy, ôm vào lòng, không để cho nó mất đi nữa”.

Ở đây Khổng Tử tán dương Nhan Hồi không phải vì Nhan Hồi rất thông minh. Mà là vì Nhan Hồi có thể dùng thái độ khiêm tốn để đối đãi với giáo hóa của Thần, đối với giáo hóa của Thần có thể : “không để cho nó mất đi nữa”.

Thông qua những phân tích ở trên, tôi cho rằng Khổng Tử đề xuất tư tưởng trung dung là thái độ đối với Thiên đạo, đối với giáo hóa của Thần cần phải có thái độ khiêm nhường, cần lấy giáo hóa của Thần làm tiêu chuẩn mà hết lòng tuân thủ. Cho nên bản thân trung dung vốn không phải là đạo. Coi trung dung là đạo là cách làm bỏ chính lấy phụ của người không biết chọn lọc, vứt bỏ bản chất của văn hóa Thần truyền, lấy cái vỏ ngoài của văn hóa Nho gia ra để thuyết giáo.

Từ tư tưởng trung dung chúng ta có thể phân định rõ đâu là chính đâu là tà. Dạy người hướng thiện, dạy người chiểu theo pháp lý của vũ trụ mà hành sự nhất định là chính. Đả kích thiện lương, dạy người đấu với trời đấu với đất đấu với người thì nhất định là tà. ĐCSTQ chính là tà giáo. Trước đây tôi không hiểu về việc ĐCSTQ phê phán Khổng Tử. Cho rằng Khổng Tử không còn tại thế đã hơn 2000 năm rồi, phê phán Khổng Tử thì có ý nghĩa gì chứ? Sau này đọc những cuốn sách ĐCSTQ cấm như: Cửu Bình Cộng Sản Đảng, Giải Thể Văn Hóa Đảng, Con Đường Trở Thành Ma Của Marx tôi mới hiểu. ĐCSTQ là tà linh phụ thể, nó lấy việc phá hoại chính tín của con người làm mục đích, cuối cùng là muốn hủy diệt nhân loại. Chủ nghĩa gì chính trị gì của tà đảng Trung Cộng cũng chỉ là một cái cờ hiệu. Bản chất ma giáo của ĐCSTQ đã quyết định việc nó làm nhất định là lấy phá hoại làm sở trường. Mọi người xem hiện nay thời tiết mây mù, ô nhiễm nguồn nước, đất trồng sa mạc hóa, thực phẩm có độc, tham quan hủ bại cho đến hoang dâm vô độ v.v. đều là do ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống, cưỡng chế hủy đi đạo đức lương tri gây ra. ĐCSTQ không cho người ta tin vào Thần nhưng lại mở ra học viện Khổng Tử ở các nước, lấy danh nghĩa học viện Khổng Tử để lừa gạt người thế gian. Chúng ta chớ có để bị những giả tướng ĐCSTQ lừa gạt. Trên thế gian hiện nay, Phật Pháp đang hồng truyền, mọi người nhất định phải trân quý! Chớ để những lời dối trá của ĐCSTQ bưng bít. Giữa thiện và ác bạn hãy đưa ra lựa chọn đúng đắn cho mình, vì bản thân mà đưa ra lựa chọn cho tương lai tốt đẹp.

Bài viết này là kiến giải của cá nhân, viết ra chỉ để giao lưu chia sẻ.

 

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2014/07/27/133606.从《中庸》看儒家文化的变异.html



Ngày đăng: 09-01-2015

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.