Ghi chép về rồng trong sách cổ: Thần long hộ Pháp



Tác giả: Minh Tâm chỉnh lý

[Chanhkien.org] Thời Nam Tống ở Trung Quốc có một vị hòa thượng tên là Phổ Am, là một vị cao tăng đắc Đạo, hậu thế tôn xưng ông là “Phổ Am tổ sư”.

Có một lần, năm Thiệu Hưng thứ 26 (năm 1156 SCN), Pháp hội tổ chức vào tháng Bảy, do lúc bình thường tín chúng thụ ích rất nhiều, nên trong chùa hương khói không ngớt. Bấy giờ một số đạo sĩ trong lòng đố kỵ, mật báo với phủ tổng đốc, nói rằng Phổ Am là yêu tăng, mê hoặc tín chúng; tổng đốc đại nhân nghe vậy bèn phái tuần tư dẫn mấy trăm sai nha đi lùng bắt Phổ Am. Khi đoàn người ngựa ùn ùn kéo đến tòa Phật tự, lúc chỉ cách ngôi chùa có mấy dặm, thì đột nhiên trời giáng mưa phùn, rồi bỗng chốc mây đen kéo đến.

Lúc này chỉ thấy trên trời xuất hiện một con rồng lớn dài mấy dặm, trên đầu có sừng, hiển ánh hào quang, bay lượn giữa tầng mây. Đoàn người lùng bắt Phổ Am thấy vậy kinh hoàng sợ hãi, chấn động không thôi, sau đó quan tuần kiểm quỳ dưới đất dập đầu sám hối, thì lập tức rồng biến mất, mưa cũng ngừng rơi. Vậy là đoàn nhân mã quay trở lại phủ tổng đốc, quan tuần kiểm trình báo với tổng đốc đại nhân rằng: “Phổ Am đại sư chính là thánh tăng, không phải yêu tăng!”

Người tu luyện chân chính đều có Thiên long bát bộ hộ Pháp, cho dù viện lý do gì, thì bức hại người tu luyện đều là có tội. Thần long hộ Pháp xuất hiện trên mây, cũng là cảnh cáo người đời không được tin lời lừa dối để bức hại người tu luyện, nếu không chính là phạm tội.

Tiếc rằng người ta không chịu tiếp thu bài học giáo huấn xưa. Ngày nay, rất nhiều người Trung Quốc bị lời bịa đặt của Giang Trạch Dân lừa dối, bức hại các học viên Pháp Luân Công, rất nhiều người đã chịu ác báo, thật đáng thương đáng tiếc thay!

(Tư liệu gốc: “Phổ Am truyện”)

Xem thêm:

>> Bí ẩn về loài rồng

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/28365



Ngày đăng: 17-07-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.