Chia sẻ với bạn đồng tu về nghiệp bệnh



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[ChanhKien.org] Hôm qua tôi đến nhà một đồng tu để học Pháp. Vị đồng tu đó nói cho tôi biết có một vài đồng tu ở địa phương đang gánh chịu nghiệp bệnh. Một số thậm chí qua đời. Vị học viên đó nói họ đã tập trung lại học Pháp và chia sẻ thể ngộ về vấn đề này. Về vấn đề nghiệp bệnh, Sư phụ từng giảng rất nhiều Pháp lý. Với từng trường hợp riêng lẻ, vấn đề nghiệp bệnh là khác nhau. Tuy nhiên, vì có hiện tượng bất thường xuất hiện, hướng nội là cách duy nhất để tống khứ chấp trước, đề cao tâm tính và phủ nhận sự bức hại dưới dạng nghiệp bệnh. Ở đây, tôi muốn chia sẻ về vài nguyên nhân của nghiệp bệnh trong những tháng vừa qua. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp được các bạn đồng tu.

Tôi đã đến thị trấn này để giúp cha mẹ di chuyển vì nhà họ bị phá huỷ. Tôi không thể liên lạc với các học viên ở địa phương trong một thời gian dài. Thêm nữa tôi không có môi trường học Pháp nhóm và chia sẻ. Lúc đầu tôi cố gắng học một mình và làm ba việc. Nhưng dần dần tôi bị chểnh mảng và lười biếng.

Ngôi nhà đã bị phá huỷ và chúng tôi không còn nơi để ở. Chúng tôi không thống nhất với nhau về việc mua hay thuê nhà nên nhiều mâu thuẫn và xung đột đã nảy sinh. Cuối cùng, mọi người đều trông vào quyết định của tôi nên tôi cảm thấy mình có nhiều áp lực. Chấp trước vào việc thiếu kiên nhẫn và nóng vội khi bị chỉ trích trở nên rõ ràng hơn. Tâm trí tôi không thể tĩnh lặng vì tôi đã chểnh mảng trong việc học Pháp. Do đó tôi không giữ vững tâm tính của mình. Tôi cảm thấy buồn và thậm chí cãi nhau với gia đình mình. Tôi nghĩ vì họ mà tôi đã lãng phí thời gian tu luyện của mình. Tôi cảm thấy mất thăng bằng và trách họ vì điều đó. Dù tôi biết mình phải hướng nội nhưng tôi đã không thực sự tu luyện chính mình. Tôi than trách với người khác mọi lúc và liên tục bị mắc kẹt ở bề mặt khi đưa ra một quyết định, điều này gây ra nhiều mâu thuẫn hơn. Tôi đã dùng tiêu chuẩn người tu luyện để đo lường người khác và muốn họ thay đổi chính mình. Tôi luôn cảm thấy mình đúng. Tôi cho mình hơn người khác và luôn dùng mệnh lệnh thiếu tôn trọng với các thành viên trong gia đình. Cuối cùng, họ không hiểu được ý kiến của tôi.

Khi không vượt qua được sự khổ tâm này thì việc khác lại tới. Tôi hoàn toàn kiệt sức. Trong suốt ngày lễ mùng 1 tháng 5, một người họ hàng trẻ tuổi của gia đình kết hôn. Toàn bộ thành viên của gia đình tôi đều nói họ quá bận để tham gia nên cha tôi bảo mẹ và tôi đi dự. Tôi đang có dấu hiệu của nghiệp bệnh và cảm thấy khó chịu trong người. Tôi không muốn đi vì sợ họ hàng chú ý bệnh tật của mình. Cha tôi cảm thấy không vui. Tôi đã không kiên nhẫn giải thích, mất bình tĩnh và cãi nhau với cha một cách thậm tệ. Cuối cùng, “bệnh” của tôi trông giống như bệnh cúm nặng với sốt, đau họng và ho trở nên tồi tệ hơn. Nó kéo dài tới hơn 1 tháng và trông mặt tôi vàng vọt, tái nhợt.

Trong suốt thời gian đó, trông tôi thật chẳng giống một người tu luyện. Tôi không có tất cả những gì một người học viên cần phải có—trạng thái điềm tĩnh. Tôi hoàn toàn quên những gì Sư phụ dạy rằng chúng ta nên từ bi với người khác. Tôi cũng cảm thấy mình bị mất kiểm soát. Tôi không kiên nhẫn được và lúc nào cũng bị kích động, như thể trong tim tôi có lửa và có thể bùng cháy lên bất cứ lúc nào. Tôi không thể loại bỏ hay kìm hãm nó. Một lần chị họ nói với tôi rằng: “Nếu em cứ hành xử như vậy, em sẽ không thể đề cao tầng thứ tu luyện trong suốt cuộc đời của mình.” Tôi thầm nghĩ mình sẽ tu luyện tốt sau khi giải quyết được việc này. Tuy nhiên, thay vì tu luyện tốt chính mình, tôi lại cố gắng tránh né mâu thuẫn.

Sư phụ dạy chúng ta trong kinh văn “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”: “Một số người hễ gặp vấn đề cụ thể thì không muốn vượt qua, chỉ thích [những việc] vừa lòng, trong mâu thuẫn không tìm ở bản thân mình, thậm chí sai rồi cũng không nhận sai.

Tôi hướng nội và nhớ lại những gì đã xảy ra. Tôi sẽ tu luyện ra sao nếu không có mâu thuẫn và vướng mắc? Những chấp trước có thể tự nhiên biến mất không? Làm sao tôi có thể từ bỏ tâm ích kỷ của mình khi tôi lại sợ bị mất mát?

Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong Bài giảng thứ tư sách Chuyển Pháp Luân: “[Còn nếu] trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy.

Vì trường không gian quanh tôi không chân chính nên tôi đã không tu luyện bản thân theo tiêu chuẩn người tu luyện khi có vấn đề hay mâu thuẫn nảy sinh. Tôi đã không hướng nội. Tôi đã không vị tha hay tu luyện tâm từ bi. Tôi hoàn toàn trở thành người thường. Kết quả là cựu thế lực đã tranh thủ cơ hội đề dùi vào và gây cho tôi triệu chứng nghiệp bệnh. Tôi đã không nghĩ mình có thể vượt qua khổ nạn này. Tôi đã không thể tập trung vào việc học Pháp, và việc phát chính niệm của tôi hoàn toàn không hiệu quả. Tôi hầu như không làm đủ ba việc trong mọi lúc. Tôi cảm thấy khổ tâm. Làm sao tôi có thể trở nên như vậy sau khi tu luyện hơn mười năm? Điều đó chỉ có thể minh chứng rằng tu luyện của tôi không kiên định. Tôi cảm thấy tội lỗi vì đã không tu luyện tốt. Tôi không thể nói chuyện với người khác để giảng chân tướng, và điều này đã can nhiễu tới việc cứu chúng sinh.

Tôi nhớ lại nghiệp bệnh của mình có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chúng ta không được sợ gian khổ trong tu luyện. Nhưng tôi lại ngại gian khổ và tìm sự an nhàn. Tôi không muốn vượt qua nó. Tôi sợ chịu đau đớn trong lúc ngồi thiền. Vậy nên tôi hiếm khi hay hầu như không luyện bài công pháp thứ năm. Tôi chỉ làm ba việc trên bề mặt mà không tu luyện kiên định. Tôi đã tạo ra khổ nạn to lớn vì không buông bỏ chấp trước một thời gian dài. Cuối cùng tôi đã không vượt qua được khảo nghiệm và cảm thấy tồi tệ.

Thực ra, trong việc này có nhiều bài học. Có người nói một học viên ở địa phương tôi sống đã không làm ba việc một thời gian. Cô ấy hầu như không luyện công. Một học viên lớn tuổi tu luyện hơn 10 năm đã qua đời vì nhiều lý do khác nhau như không tu luyện tâm tính của mình. Cựu thế lực đã tranh thủ cơ hội để dùi vào sơ hở và bà đã qua đời vì nghiệp bệnh. Tôi hy vọng các đồng tu có thể rút ra bài học từ những trường hợp như vậy. Cựu thế lực cũng kéo xuống những đệ tử Đại Pháp không tu luyện tinh tấn. Vậy nên khi đối mặt với khảo nghiệm hay khó khăn, chúng ta phải hướng nội, loại bỏ chấp trước, đề cao tâm tính và chính lại bản thân. Chúng ta cũng không chỉ hướng nội mà còn chân chính tu luyện chính mình (bằng cách trừ bỏ những chấp trước tìm thấy).

Sư phụ giảng trong kinh văn “Giảng Pháp tại Canada 2006”: “Vậy nên chư vị khi làm mỗi việc gì —dẫu đó là chư vị giữ cân bằng thật tốt quan hệ gia đình tại xã hội người thường, hay là cân bằng thật tốt các quan hệ tại xã hội, [hoặc] biểu hiện trong công tác ở đơn vị của chư vị, [cũng như] biểu hiện trên xã hội— [đều] không phải thực hiện hời hợt bề mặt đơn giản là xong; hết thảy chúng chính là hình thức tu luyện của chư vị, là nghiêm túc.

Chúng ta phải bước đi từng bước thận trọng trên con đường tu luyện của mình. Chúng ta phải hoàn thành sứ mệnh lịch sử, trợ Sư Chính Pháp và hoàn thành thệ ước tiền sử của chúng ta.

Do giới hạn về tầng thứ tu luyện, xin hãy chỉ ra cho tôi những gì chưa phù hợp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/120316
http://pureinsight.org/node/6591



Ngày đăng: 08-05-2014

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.