Hồi tưởng những năm đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp (Video)
[Chanhkien.org] Hết Đông sang Xuân, thời gian thoi đưa, chớp mắt đã 20 năm. Hai thập niên trước, ở phía Bắc Xuân Thành, Trường Xuân, Trung Quốc, một môn khí công tên là Pháp Luân Công được truyền ra. Thuận theo thời gian, người ta nhận ra rằng Pháp Luân Công không chỉ là một công pháp chữa bệnh khỏe người, mà là một Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia, các học viên đều gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”. Công hiệu thần kỳ và lực lượng chính nghĩa đã giúp Pháp Luân Đại Pháp không chỉ hồng truyền khắp Nam-Bắc Trung Quốc trong 20 năm qua, mà còn vượt đại dương, truyền tới hải ngoại.
Một ngày tháng 5 năm 1992, tại công viên Thắng Lợi ở Trường Xuân, khi người ta tụ tập lại một nơi để nghe câu chuyện về khí công, thì một vị thanh niên lạ lẫm đã tới gia nhập buổi nói chuyện của nhóm quần chúng yêu thích khí công.
Ông Lý, học viên tại Trường Xuân, nói: “Sư phụ giảng một chút công lý, công pháp và bản chất, tiếp đó làm mấy động tác, mà mọi người đều chưa từng thấy qua, từ trước đến giờ chưa thấy loại công pháp công lý nào như vậy. Nhiều người chuẩn bị theo Sư phụ học, trong đó mấy vị có năng lực thu xếp giúp Sư phụ tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên”.
Vị thanh niên này chính là ông Lý Hồng Chí, rất nhiều người còn chưa biết, vì đây mới là lô học viên đầu tiên được ông giảng Pháp truyền công. Tại lớp học tập ở Trường Xuân, các học viên đã nhận thức được công lực cao siêu của ông Lý Hồng Chí và sự thần kỳ của Pháp Luân Công.
“Sư phụ hỏi tôi có thể làm theo ông hay không, tôi nói có. Thế rồi trong khoảng 3 giây, Sư phụ nói chị ngồi dậy đi, quả nhiên tôi ngồi dậy được; Sư phụ lại nói chị nằm xuống đi, khi ấy tôi nghĩ tôi không phải người có thể đang nằm mà có thể ngồi dậy được, vậy mà tôi đã ngồi dậy được”.
Sau khi tổ chức thành công hai lớp học tập tại Trường Xuân, tháng 6 năm 1992, ông Lý Hồng Chí đến Bắc Kinh để đề xuất lên Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc yêu cầu truyền Pháp Luân Công trên toàn quốc. Các nhân sĩ uy tín trong giới khí công bị thuyết phục bởi công pháp, công năng siêu thường của ông Lý Hồng Chí nên đã nhất trí thông qua các bài kiểm tra và đánh giá lý luận. Họ lập tức thành lập Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công là phân hội trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, từ đó phát triển khắp toàn quốc. Năm bài công pháp mềm mại, đẹp mắt của Pháp Luân Công nhanh chóng phổ biến khắp đất nước, và một số người đã luyện các môn khác lập tức bị thu hút bởi các động tác giản đơn, nhưng cao thâm phi thường này.
Ông Thiệu Hiểu Đông kể lại: “Nhìn thấy bài trang pháp Pháp Luân Công của họ, thấy họ đứng thế trạm trang, khi ấy tôi rất kinh ngạc, bởi vì bốn thế ôm bánh xe, đầu tiên là đầu tiền bão luân, tiếp theo là phúc tiền bão luân, còn có đầu đỉnh bão luân và lưỡng trắc bão luân, trong bốn thế đứng này thì có ba thế là ôm ở vị trí cao, loại trạm trang vị trí cao này trong quá khứ luyện đến tầng rất cao mới có thể tập”.
Lúc này Pháp Luân Công đã trở thành công pháp nổi bật nhất trong giới khí công. Các tỉnh, thành phố, khu tự trị khắp Trung Quốc đều sôi nổi tìm hỏi công pháp, công lý Pháp Luân Công, cũng như tìm tài liệu và mua sách. Chỉ trong bốn năm kể từ khi truyền ra, nhờ hiệu quả nổi bật về chữa bệnh khỏe người và đề cao tính chính diện của con người, Pháp Luân Công đã mau chóng phổ biến toàn Trung Quốc mà không có bất cứ quảng cáo nào, số người luyện tập tăng vọt.
Tiết mục về sức khỏe của Đài truyền hình Cát Lâm đã phỏng vấn một cán bộ về hưu: “Bác thấy lợi ích lớn nhất khi tập Pháp Luân Công là gì ạ?” Trả lời: “[Lợi ích] lớn nhất chính là thân thể tôi, từ trong ra ngoài đều phát sinh biến hóa về căn bản. Trước khi luyện công, lục phủ ngũ tạng tôi đều có bệnh, tới mức suy tim, tưởng như đã ở ngay cạnh tử thần rồi”.
Các ví dụ về đau ốm khổ sở trường kỳ, mà sau khi luyện công không lâu đều biến mất, trong các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể nói là không đâu không có. Pháp lý sâu sắc của Pháp Luân Đại Pháp cũng khiến những người tu luyện có nhận thức mới về cuộc sống. Trong những năm 90, bất chấp mưa gió hay tuyết rơi, trời nóng hay trời lạnh, các học viên Pháp Luân Công đều vẫn kiên trì ra ngoài luyện công. Cảnh luyện công tập thể nơi công cộng của họ đã trở thành một cảnh quan đặc thù vào mỗi sáng sớm ở rất nhiều địa phương.
Sau khi kết thúc lớp học tập ở Quảng Châu không lâu, ông Lý Hồng Chí nhận lời mời ra nước ngoài truyền công giảng Pháp. Ngày 13 tháng 3 năm 1995, đáp ứng lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp, ông Lý Hồng Chí đã tổ chức lớp học tập và giảng Pháp đầu tiên tại nước ngoài. Sau đó, ông Lý Hồng Chí cũng mở lớp học tập và giảng Pháp tại Thụy Điển. Trong khi truyền công giảng Pháp, điều ông Lý Hồng Chí chú trọng chính là sự thăng hoa chân chính trong nội tâm của học viên, cũng là tu luyện tâm tính. Lực lượng chính nghĩa ấy đã phá vỡ mọi trở ngại về văn hóa và ngôn ngữ, làm xúc động các học viên da trắng có mặt tại đó.
Theo một học viên Pháp Luân Công người Thụy Điển thì: “Tôi cảm nhận được lực lượng từ bi ấy, cực kỳ cực kỳ ấm áp. Trong đầu tôi không hề có bất cứ ý niệm xấu nào cả, loại cảm thụ ấy rất khó dùng lời để biểu đạt, nhưng trong tâm tôi cảm thấy rất ấm áp, dễ chịu, nhẹ nhõm. Tôi cảm thấy tất cả chính là như vậy đấy”.
Trong bốn năm truyền Pháp, dấu chân của ông Lý Hồng Chí đã in khắp Trung Quốc và nhiều quốc gia Âu-Mỹ; sự mẫu mực trong lời nói và việc làm của ông Lý đã cảm động các học viên bên cạnh ông, lưu lại những ký ức không thể nào quên. Ông Chung Quế Xuân, người từng là một chỉ huy trong hệ thống công an ở Bắc Kinh, là một trong những đệ tử sớm nhất theo các lớp học tập của ông Lý Hồng Chí.
Ông Chung Quế Xuân nhớ lại: “Khi Sư phụ truyền Pháp tại Bắc Kinh hoặc truyền Pháp ở nơi khác, ngoại trừ cả ngày ở trên xe lửa với tư liệu Đại Pháp ra, thì Sư phụ chỉ mang một va li đựng mì gói. Sư phụ từ xưa tới nay không bao giờ ăn trước khi lên lớp. Như vậy vào buổi tối sau khi kết thúc lớp học, chúng tôi mới nhìn thấy Sư phụ trở về ký túc xá, về đến nơi mới nấu một gói mì tôm, thế là xong. Đây là điều chúng tôi tận mắt nhìn thấy, thường xuyên như vậy”.
Ông Chung Quế Xuân: “Sư phụ chính là để tiết kiệm chi phí mà! Bởi vì mở lớp khi ấy Sư phụ là thu phí thấp nhất, trong tất cả các khí công sư trên toàn quốc”.
Các học viên thời kỳ đầu khi hồi tưởng lại tình cảnh tham gia lớp học tập năm xưa đều xúc động, bởi vì ông Lý Hồng Chí có những điều mà họ vĩnh viễn không học hết được. Tháng 10 năm 1996, ông Lý Hồng Chí sang Bắc Mỹ, kết thúc hơn bốn năm truyền Pháp dạy công tại các nơi trên thế giới. Từ đó về sau, Pháp Luân Công đều bằng phương thức người truyền người, tâm truyền tâm mà truyền biến khắp thế giới.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/12283
Ngày đăng: 15-05-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.