Lời cảnh tỉnh của các Đại Giác Giả
Tác giả: Hoằng Xuân
[Chanhkien.org] Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus, tôn danh của hai vị Đại Giác Giả này có thể nói là nhà nhà đều biết. Họ lần lượt sáng lập Phật giáo và Cơ Đốc giáo, hồng truyền rộng rãi trong xã hội nhân loại. Sự truyền bá của tôn giáo chính là giáo hóa nhân loại không được tự cao tự đại, phải tin vào sự tồn tại của Thần Phật; ngoài ra, tôn giáo cũng dạy con người minh bạch thế nào là tu luyện và mục đích của tu luyện, giúp con người tu đức hướng thiện, phản bổn quy chân, hoặc lên Thiên Đường, đồng thời duy trì đạo đức và ổn định trong xã hội nhân loại.
Khi hai vị Đại Giác Giả này truyền Pháp tại thế gian, các Ngài đều đã thấy trước đại sự kiện sẽ phát sinh vào thời mạt của nhân loại lần này. Xuất phát từ lòng từ bi với con người, các Ngài hoặc nói thẳng hoặc ẩn dụ, đưa thiên cơ trọng yếu này vào các dự ngôn minh xác, lấy đó khải thị người đời sau phải sáng suốt để tự cứu, thoát khỏi kiếp nạn, và hướng về kỷ nguyên mới của lịch sử.
Tuy nhiên, khi thời gian trôi đi, đặc biệt là thế kỷ vừa qua, khi tà thuyết “vô thần luận” họa loạn thế gian, phần đông nhân loại và rất nhiều người Trung Quốc đã làm ngơ trước lời cảnh tỉnh từ sớm của các Đại Giác Giả. Họ dường như đã quên mất hay thờ ơ lãnh đạm.
I. Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn thế nhân: “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Pháp cứu độ chúng sinh
Chùa Pháp Môn tại huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc là ngôi chùa hoàng gia thờ xá lợi ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni. Kể từ khi Đường Ý Tông phong bế bảo tháp tại địa cung, xá lợi ngón tay Phật trong địa cung đã nằm yên trong hơn 1.000 năm. Năm 1981, bảo tháp trong chùa không tu sửa mà tự dưng đổ sụp xuống, trong 6 năm không có ai hỏi han tới, đến năm 1987 mới bắt đầu được trùng tu. Khi dọn dẹp nền tháp, vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch, người ta tình cờ phát hiện địa cung dưới lòng đất, bởi vậy xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện trên thế gian, trở thành một việc mừng chấn động giới Phật giáo. Xá lợi ngón tay Phật một lần nữa xuất hiện, tuyệt không phải để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vốn phỉ báng Phật, làm hại Phật khoe khoang, mà để chứng thực sự tồn tại chân thực của Thần Phật, phá trừ “vô thần luận” hoang đường, càng không phải để người ta lễ bái, cung phụng, hương khói cho chùa Phật. Như vậy huyền cơ nằm ở đâu? Đây chính là triển hiện dự ngôn và lời căn dặn của Phật Thích Ca Mâu Ni từ 2.500 năm trước, và cũng để hướng sự chú ý của người ta tới ngày 8 tháng 4 Âm lịch này.
Theo kinh Phật ghi lại, đến thời kỳ mạt pháp (cũng là ngày nay, khi đạo đức nhân loại đã bại hoại), nhân loại tất sẽ có đại kiếp nạn. Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng vào thời mạt pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã là rất khó. Cũng là nói Pháp của Ngài đến thời này đã không thể cứu độ con người được nữa. Phật Thích Ca Mâu Ni khi giảng Pháp năm xưa đã từng nói đến “Chuyển Luân Thánh Vương” (trên thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”, cũng xưng là “Di Lặc”), một vị Như Lai với thần thông tối quảng đại, năng lực lớn nhất trong vũ trụ, rồi sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Kinh Phật cũng ghi lại rằng, Ưu Đàm Bà La hoa là một loài hoa rất hy hữu, 3.000 năm mới nở một lần. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa đã từng giảng qua: Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, ý là “Chuyển Luân Thánh Vương” đã hạ thế. Đầu năm 2005, các bức tượng Phật tại chùa Thanh Khê, chùa Long Châu ở núi Quan Nhạc, am Luyến Chủ, thiền viện Tu Di Sơn tại Hàn Quốc đua nhau xuất hiện kỳ quan Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, khiến dân chúng Hàn Quốc mừng rỡ, cũng gây tiếng vang lớn trong giới Phật giáo.
Từ năm 1987 xá lợi ngón tay Phật tái hiện tại chùa Pháp Môn, đến năm 1992 Pháp Luân Đại Pháp khai truyền, rồi tới năm 2005 Ưu Đàm Bà La hoa khai nở, theo thời gian biểu chặt chẽ này, cộng thêm ngày 8 tháng 4 Âm lịch là sinh nhật của Đại sư Lý Hồng Chí — người sáng lập Pháp Luân Công, thì chúng ta có thể minh xác thiên cơ mà Phật Thích Ca Mâu Ni căn dặn chúng sinh: “Chuyển Luân Thánh Vương” hiện đang truyền Pháp, cứu độ thế nhân tại cõi người.
Trải qua gần 20 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, không chỉ có 70 triệu người Trung Quốc Đại Lục đắc Pháp, mà dưới cuộc đàn áp diệt tuyệt nhân tính của ĐCSTQ, Pháp Luân Đại Pháp vẫn hồng truyền tới 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số người tu luyện hơn 100 triệu người. Sách của Đại Pháp đã được phiên dịch sang hơn 30 thứ tiếng, xuất bản phát hành tại các nơi trên thế giới. Từ năm 2000, ông Lý Hồng Chí đã liên tục 4 năm được đề cử giải Nobel Hòa bình; chính phủ các nước, các tổ chức đoàn thể đã trao tặng gần 3.000 bằng khen, nghị quyết và thư ủng hộ đối với Đại Pháp và người sáng lập. Sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới đã làm chứng cho dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa — sự huy hoàng và vĩ đại của “Chuyển Luân Thánh Vương” khi hạ thế truyền Pháp độ nhân.
II. Chúa Jesus căn dặn thế nhân: “Trời diệt Trung Cộng” và đại đào thải
Tại bờ biển miền Nam bang Victoria, Australia có cụm đá “12 tông đồ” cao chót vót, hình dạng rất giống 12 tông đồ của Chúa Jesus. Sau khi chờ đợi hơn 2.000 năm, vào năm 2004, cụm đá bỗng sụp đổ ầm ầm, khiến người ta chấn động. Chưa được bao lâu, ngay sau Lễ Giáng Sinh ngày 25 tháng 12, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, trận sóng thần tại Nam Á phát sinh và cướp đi sinh mạng của mấy trăm nghìn người. Trong nỗi bàng hoàng, người ta dần dần ngộ ra rằng: Chúa Jesus đã dùng hai sự kiện kinh thiên động địa này để cảnh tỉnh thế nhân, lời tiên tri trong «Khải Huyền» đã trở thành hiện thực rồi! Đồng thời, nó cũng nhắc nhở người ta rằng đại đào thải của nhân loại là có quan hệ với ĐCSTQ (bởi vì sóng thần Nam Á phát sinh vào ngày 26 tháng 12, chính là ngày sinh nhật của Mao Trạch Đông, thủ lĩnh ĐCSTQ).
Trong số các lời tiên tri cổ kim trong và ngoài Trung Quốc, không lời tiên tri nào có thể sánh với «Khải Huyền» về mức độ kinh tâm động phách và được nhiều người biết đến. Bởi vì «Khải Huyền» dùng rất nhiều dị tượng đặc sắc để phác họa một hiện thực mà nhân loại nhất định sẽ phải đối mặt: thiên tai, khủng bố, ôn dịch, đại chiến chính-tà, và phán xét cuối cùng của Thần. Hết thảy những điều này là cực kỳ khiếp hãi với tà ác, và cũng là cú đánh trí mạng với cả thế giới. Tuy nhiên, «Khải Huyền» cũng tỏ rõ hy vọng cuối cùng của toàn nhân loại: chính nghĩa cuối cùng sẽ đánh bại hoàn toàn ác quỷ Sa-tăng, vũ trụ sau khi đổi mới sẽ trở thành thiện lương, và những người trung thành với tín ngưỡng rồi cuối cùng sẽ được lên Thiên quốc vĩnh hằng. Bất chấp vô số giải thích khác nhau của người đời đối với những gì ẩn chứa trong «Khải Huyền», rất nhiều người đã nhận ra sự thực này: lịch sử chính đang trong thời kỳ đại chiến chính-tà, và thời khắc Trời diệt Trung Cộng đang đến gần.
1. Đại biểu cho thế lực tà ác — ĐCSTQ
«Khải Huyền» dùng “con rồng đỏ” (còn gọi là Ác quỷ, hay Sa-tăng) để ám chỉ ĐCSTQ, lại dùng “con thú” để ám chỉ các lãnh đạo ĐCSTQ. “Con thú từ dưới biển lên” chính là chỉ Giang Trạch Dân từ Thượng Hải leo lên Bắc Kinh. “Con thú” được “con rồng” ban cho năng lực, ngai vàng và quyền bính, lại có cái miệng nói lời xúc phạm Thần và được phép tranh chiến với các Thánh đồ. Đại chiến chính-tà chính là cuộc chiến giữa Pháp Luân Công — đại diện cho lực lượng chính nghĩa, và ĐCSTQ — đại biểu của thế lực tà ác. “Con rồng” và “con thú” khống chế nghiêm ngặt những người tin theo nó, “Nó bắt mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự do và nô lệ, phải có một dấu nơi tay phải hoặc trên trán“. Đây là ám chỉ những người gia nhập các loại tổ chức của ĐCSTQ (đảng, đoàn, đội) khi tuyên thệ bị đánh ấn ký của con thú. «Khải Huyền» dùng “đại dâm phụ” (thành Babylon lớn) để ám chỉ Bắc Kinh, trung tâm quyền lực của ĐCSTQ. “Vì mọi quốc gia đã uống rượu gian dâm cuồng loạn của nó, Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với nó, Các thương gia trên đất đã trở nên giàu có nhờ của cải xa xỉ của nó“. Đây là ẩn dụ chính quyền Bắc Kinh bán rẻ lãnh thổ, bán rẻ lợi ích dân tộc và dùng tiền hối lộ, v.v. khiến rất nhiều quốc gia thỏa hiệp về vấn đề nhân quyền, tín ngưỡng, để tiến hành giao dịch dơ bẩn. Bởi vậy chính quyền Bắc Kinh cũng giống như một kỹ nữ dâm đãng nhất. Thị trường rộng lớn của nó, sức lao động rẻ mạt của nó, sự hy sinh tài nguyên và môi trường của nó, khiến Trung Quốc trở thành “thiên đường” của các nhà đầu tư mạo hiểm trên thế giới, giúp các tập đoàn tài chính và thương mại ở nước ngoài phát tài. Khi miêu tả sự thống trị tàn bạo của chính quyền Bắc Kinh đối với nhân dân, cũng như các cuộc tàn sát đẫm máu của nó đối với tín ngưỡng tôn giáo (bao gồm cả Pháp Luân Công), «Khải Huyền» viết: “Tôi thấy người đàn bà đó uống máu các Thánh đồ và máu các nhân chứng của Đức Chúa Jesus. Khi tôi thấy bà ấy, tôi lấy làm kinh ngạc vô cùng!“.
2. Thẩm phán tối hậu của Thần — Trời diệt Trung Cộng
Về đại thẩm phán tối hậu của Thần, «Khải Huyền» đã dùng một lượng trang lớn để miêu tả quá trình “Trời diệt Trung Cộng”. Dùng bảy tiếng kèn hiệu lệnh của bảy vị thiên sứ và bảy bát thịnh nộ của Thần đổ trên mặt đất để miêu tả cảnh tượng tương lai khiến người ta rùng mình, lấy đó để hình dung sự trừng phạt nghiêm khắc của Thần đối với ĐCSTQ và tai họa kinh tâm mà nhân loại sẽ phải đối diện. “Đã sụp đổ rồi! Ba-by-lon lớn đã sụp đổ rồi! Nó đã trở nên chỗ ở của các quỷ, Nơi giam giữ mọi tà linh ô uế, Nơi giam giữ mọi loài chim không thanh sạch và gớm ghiếc“. Đây là ám chỉ sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Bắc Kinh và kết cục bi thảm của tất cả những người bị chôn theo ĐCSTQ — những ai hành ác, xúc phạm Thần Phật, ‘trợ Trụ vi ngược’. Thực ra, «Cửu Bình» chính là giấy khởi tố trước đại thẩm phán đối với ĐCSTQ, còn “tàng tự thạch” mang sáu chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong” tìm thấy tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu chính là phán quyết của Thần đối với ĐCSTQ, và cũng là ấn chứng cho «Khải Huyền». «Khải Huyền» đặc biệt miêu tả chi tiết trừng phạt đối với những người bị nhận ấn thú. “Ai thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, nhận lấy dấu của nó trên trán hay trên tay mình, kẻ ấy phải uống rượu thịnh nộ của Đức Chúa Trời, được rót vào chén thịnh nộ của Ngài với nguyên nồng độ. Kẻ ấy sẽ bị lửa và lưu huỳnh hành hạ trước mặt các vị thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói khổ hình của chúng sẽ bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ phượng Con Thú và hình tượng nó, và bất cứ ai nhận lấy dấu của danh nó sẽ không được an nghỉ cả ngày lẫn đêm“.
3. Lời khuyên bảo từ bi của Thần
«Khải Huyền» dùng sự sụp đổ của “thành Babylon lớn” để báo trước sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền ĐCSTQ, đồng thời cảnh cáo thế nhân: “Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi nó, Để các ngươi không dự phần vào những tội lỗi của nó, Và để các ngươi không đón nhận những tai họa chung với nó“. Đây là khuyên bảo tất cả mọi người từng lây nhiễm “đại dâm phụ” (chính quyền ĐCSTQ), bao gồm các nguyên thủ quốc gia ở ngoại quốc mà thỏa hiệp với ĐCSTQ, các thương nhân và nhà đầu tư vào Trung Quốc, v.v. hãy mau thoát khỏi ĐCSTQ, đặc biệt là những ai từng bị con thú đánh dấu, hãy mau thoái xuất ĐCSTQ, xóa bỏ thú ấn. Bởi vậy ngày 12 tháng 1 năm 2005, báo Đại Kỷ Nguyên đã phát biểu lời tuyên bố trịnh trọng, khuyến cáo người ta đoạn tuyệt với ĐCSTQ, thanh minh “tam thoái” (thoái đảng, đoàn, đội), xóa đi dấu vết con thú.
Thông qua phương thức bất đồng và từ các góc độ khác nhau, hai vị Đại Giác Giả đã tiết lộ cho con người thiên cơ quan trọng nhất của lịch sử văn minh nhân loại lần này: Ngày nay, khi đạo đức nhân loại đã bại hoại, đối diện với lịch sử bị đào thải, để cứu vãn nhân loại, “Chuyển Luân Thánh Vương” đã hạ thế truyền Pháp. Tuy nhiên để tiêu diệt nhân loại và hủy báng Phật Pháp, ĐCSTQ đã phát động trận đại chiến chính-tà kinh tâm động phách với các Thánh đồ Pháp Luân Đại Pháp. Trong bước ngoặt lịch sử này, người ta đều phải biểu đạt thái độ đối với Pháp Luân Đại Pháp, biểu đạt thái độ đối với ĐCSTQ, xem họ đứng về phía chính hay phía tà. Chính nghĩa tất nhiên sẽ chiến thắng tà ác, tà đảng nhất định sẽ chịu kết cục diệt vong trong đại thẩm phán tối hậu của Thần! Khi đại nạn tới, những ai đứng về phía ĐCSTQ, và những ai từng bị ĐCSTQ đánh ấn ký sẽ phải chịu đào thải theo ĐCSTQ. Tuy nhiên, Thần là từ bi với người, nên mới để người đời đọc «Cửu Bình», biết chân tướng, tin thiên cơ, rõ đại nghĩa, xa tà ác; lại để những ai từng bị đánh thú ấn có cơ hội đoạn tuyệt với ĐCSTQ, phát biểu “tam thoái” tự cứu, từ đó tiến nhập kỷ nguyên mới của lịch sử nhân loại.
Tài liệu tham khảo:
1. Khai mở bí mật «Khải Huyền» của Thánh Kinh; tác giả: Lâm Phong (Chánh Kiến Net).
2. “Du Trường An ngộ thiên cơ” (4): Ngắm thánh địa Phật Đạo, cảm Phật ân hạo đãng; tác giả: Đường Lý (Chánh Kiến Net)
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2006/7/24/38664.html
Ngày đăng: 10-04-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.