Thánh duyên



Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[Chanhkien.org] Tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1993 và tôi đã may mắn được tham dự các bài giảng của Sư phụ tại thành phố Trịnh Châu từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 6 năm 1994. Ngoài việc được tận mắt nhìn thấy Sư phụ và nghe các bài giảng, tôi cũng chứng kiến nhiều điều thần kỳ của Đại Pháp và đã được nghe câu chuyện tu luyện cảm động của các bạn đồng tu. Giờ đây, tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm của tôi trong suốt các bài thuyết giảng để bày tỏ lòng biết ơn của tôi với Sư Phụ. Cũng nhân dịp này, tôi gửi lời chúc mừng năm mới của tôi đến Sư phụ.

Nhiều học viên đã nói về câu chuyện Sư phụ trừ yêu trong khóa giảng của Ngài ở thành phố Trịnh Châu. Tôi cũng muốn chia sẻ về điều đó dựa trên quan sát của tôi. Đó là một buổi chiều nắng tháng 6, không có mây hay gió. Tất cả mọi người đang nghe bài giảng của Sư phụ và toàn thể hội trường đều thuần chính, hòa ái, và từ bi. Đột nhiên, hai con chim bay vào từ bên ngoài, kêu chiêm chiếp với âm thanh bất thường. Một số học viên bị phân tâm và ngẩng đầu lên nhìn mấy con chim. Thấy vậy, Sư phụ tạm ngưng các bài giảng và kể cho chúng tôi một câu chuyện: một buổi tối, khi Phật Thích Ca Mâu Ni đang giảng Pháp cho các đệ tử, một cơn gió lớn đột nhiên thổi đến và ánh nến bị tắt. Tuy nhiên, tất cả mọi người vẫn ngồi trong bóng tối và tĩnh lặng nghe bài giảng như không có gì xảy ra. Nhận ra sai lầm của mình, chúng tôi chuyển sự chú ý của chúng tôi trở lại giảng đường và một lần nữa lắng nghe chăm chú. Một lúc sau, những con chim bay đi. Khoảng 10 phút sau, trời thình lình trở nên nhiều mây với gió thổi giật từng cơn, mưa và mưa đá dội tới. Điện bị mất và trời tối đen. Sư phụ tạm dừng bài giảng. Tất cả mọi người ngồi yên lặng, và toàn bộ hội trường vẫn thuần chính, hòa ái, và từ bi. Không ai cảm thấy ngạc nhiên. Nhiều học viên đã chia sẻ về câu chuyện Sư phụ trừ yêu và tôi sẽ không lặp lại nó ở đây nữa.

Có rất nhiều điều như thế này trong lớp học. Miễn là một người sẵn sàng để hiểu, anh/cô ấy sẽ ngộ được nhiều Pháp lý. Bây giờ tôi sẽ chia sẻ một câu chuyện khác. Sau khi Sư phụ trừ yêu, Ngài tiếp tục giảng Pháp. Rồi Sư phụ đột nhiên dừng lại, nói rằng không có đủ thời gian còn lại cho ngày hôm đó, và các vấn đề còn lại sẽ được thảo luận vào ngày hôm sau. Sau đó chúng tôi bắt đầu tập các bài công pháp. Tôi ngạc nhiên: “Tại sao Sư phụ nói không có đủ thời gian còn lại trong ngày?” Khoảng một nửa giờ sau, chúng tôi đã hoàn thành tập các bài tập và bắt đầu ra về. Khi gần như tất cả mọi người đã rời khỏi hội trường, điện bị mất một lần nữa. Sau đó, tôi nhớ đến Sư phụ đã nói trước đó rằng không có đủ thời gian còn lại, mà có thể ám chỉ đến việc sắp mất điện. Những lời của Sư phụ, mặc dù chúng có vẻ bình thường, thực sự mang nhiều nội hàm và tôi đã không hiểu rõ một số trong những lời ấy, thậm chí đến tận ngày hôm nay.

Bây giờ, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện về kính trọng Pháp và Sư phụ. Trong hai ngày đầu, lớp học được tổ chức tại một phòng tập thể dục bị bỏ đi và chúng tôi đã phải ngồi trên nền. Sau đó, tôi chú ý một người, có thể là một học viên mới, không mang theo chiếu hoặc giấy để ngồi. Anh ta nhìn xung quanh, lấy một tấm biểu ngữ và ngồi lên đó. Tấm biểu ngữ viết: “Chào mừng Sư phụ Lý Hồng Chí đến thành phố Trịnh Châu thuyết giảng.” Anh ta đang ngồi trên một phần của tên Sư phụ, chữ “Chí”. Trông thấy điều đó, tôi thấy rất buồn, như thể toàn bộ cơ thể tôi rớt lệ. Tâm trí của tôi trống rỗng, trừ một ý nghĩ duy nhất về việc đưa các tờ giấy báo mà tôi đã ngồi lên cho các học viên mới. Tôi đến đó và thậm chí trước khi tôi nói, người học viên mới đó đã đứng lên và đi ra ngoài. Tôi nhặt chữ “Chí” lên, xếp gọn nó và bỏ nó vào trong túi của tôi. Sau buổi giảng Pháp, tôi thấy một chữ khác của tên Sư phụ, nhưng không thể tìm thấy chứ thứ ba. Tôi có hai kinh nghiệm như thế này trong quá khứ, mà khi đó cảm thấy như thể toàn bộ cơ thể tôi rớt lệ. Lần thứ hai là một ngày khi tôi thấy bốn chữ “Từ bi phổ độ”. Vào lúc đó, ý nghĩ duy nhất của tôi là được theo Sư phụ để cứu độ chúng sinh. Nhiều năm đã trôi qua kể từ ngày đó, và tôi đã không chia sẻ câu chuyện này với bất cứ ai. Tôi chia sẻ nó ngày hôm nay, bởi vì, khi tôi tiếp tục đề cao trong quá trình tu luyện, tôi cảm thấy rằng kính trọng Pháp và Sư phụ đóng một vai trò quan trọng trong việc đi tốt trên hành trình đầy sóng gió của tôi.

Cuối cùng, tôi cũng muốn chia sẻ một vài điều mà tôi cảm thấy hối tiếc. Trong lớp học, Sư phụ đề nghị mỗi người chúng tôi nộp lại một một bản tóm tắt hiểu biết nhận thức vào cuối buổi học, nhưng tôi đã không làm. Bây giờ, khi tôi không ngừng học Pháp, tôi đã hiểu ra ngày càng nhiều hơn nội hàm của Đại Pháp và nhận ra rằng nhiều điều mà Sư phụ yêu cầu chúng ta làm rất có ý nghĩa. Đó là lý do tại sao tôi hối tiếc khi đã bỏ lỡ cơ hội nộp lại một bản tổng kết tóm lược, và không tuân theo những lời của Sư phụ. Tôi hy vọng bài viết chia sẻ của tôi hôm nay có thể dùng như là một bản tóm tắt sự hiểu biết của tôi, mặc dù nó đến muộn. Ở đây, tôi cũng hy vọng rằng tất cả các bạn học viên có thể làm tốt trong những bước cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp bằng niềm tin vào Pháp và Sư phụ, cũng như làm tốt ba điều. Nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội này, nó không chỉ là hối tiếc trong đời người mà là hối hận mãi mãi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/2/23/64500.html

http://www.pureinsight.org/node/5936



Ngày đăng: 28-05-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.