Các đệ tử Đại Pháp không nên nhầm lẫn sự tiêu nghiệp với bệnh tật
Tác giả: Nhất Tích Thủy
[Chanhkien.org] Người thường có đủ loại bệnh tật như là cảm lạnh, viêm màng phổi, bệnh tim, bệnh tim mạch, tiểu đường, lao phổi, SARS, cảm cúm, và đủ thứ bệnh lạ kỳ khác. Đó là trạng thái của xã hội người thường.
Là những đệ tử Đại Pháp, Sư phụ đã thanh lọc cơ thể chúng ta. Chúng ta không còn bệnh tật nữa. Nhưng bởi luân hồi nhiều kiếp, chúng ta đã tích lũy rất nhiều nghiệp lực. Vì thế, chúng ta phải tiêu nghiệp trong quá trình tu luyện của mình.
Mỗi đệ tử Đại Pháp đều sẽ phải trải qua quá trình chuyển hóa nghiệp lực. Một số đệ tử phải tiêu nhiều nghiệp hơn và một số thì có thể tiêu ít nghiệp hơn. Một số cục nghiệp lực thì lớn và một số thì nhỏ. Đôi khi, quá trình chuyển hóa nghiệp lực phải kéo dài trong thời gian dài, có khi lại chỉ trong thời gian ngắn. Một số đệ tử có thể vượt qua được khảo nghiệm tiêu nghiệp, nhưng một số thì không.
Tôi đã tu luyện Đại Pháp được hơn mười năm. Sức khoẻ của tôi rất tốt. Dĩ nhiên, tôi cũng phải trải qua quá trình tiêu nghiệp mấy lần.
Sau khi tiêu nghiệp, tôi hiểu rằng đệ tử Đại Pháp chúng ta cần phải thay đổi một cách căn bản những ý niệm người thường. Tiêu nghiệp là những gì đệ tử Đại Pháp phải làm và bệnh tật là những gì người thường phải có. Chúng là hai việc khác nhau. Đệ tử Đại Pháp không nên so sánh việc tiêu nghiệp với bệnh tật. Nếu chúng ta so sánh việc tiêu nghiệp với bệnh tật, thì tâm tính của chúng ta cũng cùng tầng cấp với người thường. Bạn sẽ lạc bước trong tu luyện của mình và sẽ bị rơi xuống. Điều này cũng kéo dài quá trình tiêu nghiệp. Trong quá trình ấy, nếu các đệ tử Đại Pháp có chính niệm mạnh mẽ, Sư phụ sẽ giúp đỡ và chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua nghiệp báo.
Cách đây hai tháng, tôi không có đủ thời gian để học Pháp và tập công vì bận rộn kiếm tiền và tham gia vào những việc trong nhà, khiến nghiệp lực quay trở lại.
Khi bắt đầu tiêu nghiệp, tôi cảm thấy mí mắt mình rất nóng và toàn thân tôi rất khó chịu. Cổ họng tôi ngứa ngáy, tôi bị ho và lên cơn sốt. Tôi chỉ muốn nằm nghỉ sau khi làm việc. Lúc đó, tôi nghĩ rằng tất cả những triệu chứng này giống hệt như cảm lạnh. Ý nghĩ của tôi cũng ngang cấp với người thường. Tôi đã không tự xem mình là một người tu luyện. Tôi nghĩ rằng mình đã bị lây bệnh từ người thường.
Nửa tháng trôi qua, và những triệu chứng nghiệp lực càng nặng nề hơn. Cổ họng tôi càng đau hơn và tôi ho nặng hơn. Mắt của tôi bị đỏ và cổ họng thì đau đến độ tôi không nuốt được. Lưỡi của tôi sưng lên. Răng thì cứ cắn vào phần dưới lưỡi, gây cho tôi nhiều đau đớn. Mỗi lần ho làm cổ họng và hàm trên của tôi rất đau. Tôi ngủ không được vì đau đớn. Tôi nghĩ chứng cảm ho này là do bị nhiễm trùng, có thể chữa được bằng cách dùng thuốc kháng sinh.
Vì tôi xem nghiệp lực như là bệnh cảm lạnh, tâm tính của tôi cùng tầng cấp với người thường, và vì thế quá trình tiêu nghiệp đã kéo dài suốt một tháng. Tôi đã chịu nhiều đau đớn. Cuối cùng, tôi đã thay đổi quan niệm người thường của mình. Với sự giúp đỡ của Sư phụ, cuối cùng tôi đã bình phục.
Tôi còn nhớ một kinh nghiệm tiêu nghiệp khác nữa. Vì tôi có chính niệm mạnh mẽ và không xem nghiệp lực như là bệnh tật, tôi vượt qua khảo nghiệm nghiệp lực rất dễ dàng. Đó là một buổi chiều cách đây ba năm. Tự nhiên, tôi cảm thấy rất lạnh. Tôi cảm thấy đau đớn phát ra từ trong từng tế bào cơ thể. Tôi không thể nào đứng dậy nổi. Tôi không thể chịu nổi cơn đau đó dù chỉ trong một phút. Khi ấy, tôi nghĩ rằng mình đang tiêu nghiệp. Tôi cầu Sư phụ giúp đỡ. Tôi không thể đọc Pháp, vì thế tôi chỉ nghe bài giảng của Sư phụ. Sư phụ nói: “Khi đệ tử có chính niệm mạnh, Sư Phụ có đủ huyền năng để chuyển hướng sự việc” (Hồng Ngâm II, “Sư Đồ ân”). Với sự giúp đỡ của Sư phụ, mọi việc đều tốt đẹp vào ngày hôm sau và tôi lại đi làm được.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/6/23/60203.html
http://pureinsight.org/node/5819
Ngày đăng: 03-11-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.