Thời niên thiếu tan nát của tôi
[Chanhkien.org] Vào tháng Bảy, 1999, tôi đi với ba tôi lên Bắc Kinh để thỉnh nguyện với Chính phủ Trung ương về việc ngược đãi Pháp Luân Công. Sau khi gần như hai tuần lễ đi đường, tôi trở về nhà vào cuối tháng Bảy. Vài tuần sau, vào buổi tối, khoảng 8 giờ tối, chính phủ đưa công an đột nhập vào nhà tôi. Họ lục soát khắp mọi nơi. Họ tịch thu tất cả sách vở Đại Pháp, băng nhạc, và các tài liệu truyền bá. Họ còn tịch thu các quyển hình kỷ niệm mà chúng tôi mua tại Thiên An Môn để gọi là “bằng chứng”. Chúng lật tung đồ đạc trong nhà trong mấy tiếng đồng hồ và vẫn trở lại vào nửa đêm để lục phòng bà nội của tôi.
Khi tôi thức dậy vào sáng hôm sau, cả nhà như một đống rác. Chúng tôi mất hầu như mọi thứ, bao gồm thư từ, giấy tờ, cọ mực, ly tách, băng hình sinh nhật, và nhiều thứ khác. Ba tôi bị bắt và đưa đến đồn công an. Bà nội tôi, gần 86 tuổi, bị tàn tật vì bệnh tai biến mạch máu não và ba tôi phải chăm sóc hằng đêm. Đêm hôm đó bà tôi thức suốt đêm. Khi tôi thức dậy, bà ôm lấy tôi và khóc lớn. Tôi nghĩ rằng ba tôi sẽ trở về nhà sau đó vài ngày. Bây giờ tôi biết tôi đã sai. Lần kế tới khi ba tôi bước vào nhà này là hai năm sau đó, vào mùa hè.
Sau vụ này nhà tôi bị lục soát thường xuyên. Tôi giảng rỏ sự thật về Pháp Luân Công cho công an khi họ lục nhà tôi và nói rằng ba tôi là một người tốt, và ba tôi không bao giờ làm điều xấu. Ba tôi trước đây thường bị bệnh, nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tất cả các bệnh tật được lành. Tôi nói với họ rằng ba tôi không làm điều gì sai trái cả, để cho họ đừng bắt ba tôi. Vì tôi luôn luôn giảng rỏ sự thật với công an, họ ghi tên tôi vào sổ đen.
Công an đe doạ với ba tôi, khi ba tôi đang bị bắt, nói rằng “Nếu ông không ‘cải tạo’, con trai ông sẽ bị bắt”. Năm đó, tôi vẫn còn học tiểu học.
Chúng tôi mất liên lạc với ba tôi sau khi ba tôi bị bắt. Tôi không thể biết tin gì về ông cả cho đến mấy tháng sau. Khi tôi được báo là ông ta bị đưa đi nhốt tại một tỉnh bang khác.
Mỗi buổi sáng, bà nội tôi thức dậy và hỏi ba tôi đâu. “Ba đi đâu rồi? Ba đang làm gì? Khi nào ba về nhà?” Tôi sợ bà tôi không thể chịu nổi nếu tôi nói ba tôi bị bắt giam, vì thế tôi nói với bà rằng ba tôi đi xuất ngoại. Tôi không nói thật với bà thậm chí khi bà sắp hấp hối. Tuy nhiên, bà tôi vẫn khóc và gọi tên ba tôi hằng ngày. Trong một thời gian rất lâu, bất cứ khi nào đi học về và thấy trong nhà rất đau khổ, tôi không cầm được nước mắt. Mẹ tôi phải làm việc suốt ngày và làm đêm nữa, vì thế tôi phải ở nhà một mình với bà tôi. Bà tôi bị đau khổ rất nhiều nhưng không bao giờ thấy ba tôi trở về. Cuối cùng bà mất với sự đau khổ trùng trùng. Chúng tôi yêu cầu ba tôi được trở về để dự đám tang bà tôi, nhưng công an từ chối sự yêu cầu của chúng tôi vì “điều kiện” không đủ. Cuối cùng, ba tôi bị từ chối cơ hội thấy mặt bà tôi lần cuối cùng.
Sau khi ba tôi bị bắt, tôi bị hàng xóm, người quen, thân nhân, bạn bè ngay cả bạn học đều bỏ rơi. Họ nghe theo lời tuyên truyền của dư luận mà dư luận thì bị đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) lợi dụng, điều khiển, họ tung lời mạ lỵ, phỉ báng Pháp Luân Công. Họ bắt đầu nói sau lưng chúng tôi và không đến nhà tôi nữa. Khi tôi cảm thấy rất buồn về điều này, tôi nhớ ba tôi nói với tôi là luôn luôn nghe các bài giảng của Sư phụ “Chuyên cần tu luyện Đại Pháp, tâm không chuyển động… ” (“Tính thật hiển lộ” trong Hồng Ngâm Tâp 2, Bản dịch A). Điều này làm tâm trí tôi thanh thản hơn và không còn để ý gì đến những lời cay độc kia nữa.
Vào đầu năm 2001, ĐCSTQ ngụy tạo “Tự sát Thiên an môn”. Mỗi một đơn vị sản xuất đều bị bắt hợp tác với chính sách tuyên truyền, và tất cả các đảng viên ĐCSTQ (ngay cả học sinh) phải viết bài tự kiểm để lên án Pháp Luân Công. Theo sự yêu cầu của ĐCSTQ, trường của tôi tổ chức một buổi họp và báo tất cả các học sinh ký tên vào một quyển sách mà trong đó là mạ lỵ Pháp Luân Công. Tôi từ chối không làm và bỏ phòng họp.
Trong lần thi tốt nghiệp môn “Khoa học Chính trị”, tất cả học sinh phải trả lời câu hỏi về Pháp Luân Công. Không chút ngần ngại, tôi bỏ câu hỏi không trả lời. Khi có kết quả kỳ thi, tôi bị rớt kỳ thi đó. Tôi được báo là phải làm lại bài thi “Khoa học Chính trị” và nói rằng nếu tôi không đậu môn “Khoa học Chính trị”, tôi sẽ không được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Tôi quyết định tôi thà không tốt nghiệp chứ không trả lời câu hỏi mà tôi bỏ trong kỳ thi trước.
Công an còn dùng nhiều biện pháp để buộc ba tôi viết cái gọi là “Lời Hối lỗi” để mạ lỵ Pháp Luân Công. Ba tôi từ chối không viết, vì thế công an đánh đập và tra tấn ông rất tàn nhẫn.
Khi ba tôi gần được trả tự do, đồn công an, Phòng 610, và chính quyền địa phương đưa đến 8 người để đánh giá kết quả tẩy não với ba tôi. Trong lần đó, gia đình tôi nói cương quyết với họ “Sư phụ tôi đã bị mạ lỵ và chưởi bới một cách bất công. Các đệ tử Pháp Luân Công bị bức hại và quấy nhiễu. Chúng tôi đều là những người tốt. Chúng tôi không làm điều gì sau trái. Chúng tôi yêu cầu rằng danh dự của Sư phụ chúng tôi phải được khôi phục”. Công an và các đảng viên bị tức tối vì lời của ba tôi. Họ quyết tâm phục thù ba tôi.
Khi ba tôi được trả tự do, ba tôi đã quá ốm yếu như bộ xương cách trí. Khi ba tôi về nhà, ba tôi muốn gặp bà tôi. Ba tôi kêu lớn “Mẹ ơi, con về rồi”. Nhưng ba tôi chỉ thấy bức hình của bà và cái giường trông không. Ba tôi chết đứng. Miệng ba tôi há hốc nhưng ba tôi không khóc. Ba tôi im lặng không nói một lời trong mấy ngày liền.
Tôi chờ trông ngày trở về của ba tôi, hy vọng rằng cuộc sống yên bình của tôi sẽ trở lại. Tôi cũng sai nữa. Công an và nhân viên Phòng 610 ra lệnh ba tôi phải báo cho họ mỗi khi ba tôi đi đâu. Vừa khi mới về nhà ba tôi liền bị theo dõi nghiêm nhặt. Ba tôi bị cấm đi đâu hết, ngày này qua ngày khác. Chúng tôi còn nhận điện thoại từ nhiều người muốn nói chuyện với ba tôi. Nhiều người lạ mặt ngồi trước nhà tôi suốt ngày. Điều này tạo nên hoàn cảnh rất lo sợ cho chúng tôi. Tôi rất lo lắng. Tôi cảm thấy như bị bao phủ bởi một bóng đen rất to lớn. Giống như điềm báo cho chuyện xấu sắp xảy ra. Không có một ngày nào là bình yên từ sau khi ba tôi trở về.
Cách vài tháng, ba tôi đi ra ngoài nhưng không trở về. Ba tôi bị công an bắt. Trong vòng một tháng mẹ tôi nhận được thư bảo đảm thông báo về bản án của ba tôi từ chính phủ. Ba tôi bị kết án ba năm tù. Lần này công an bí mật bắt ba tôi và tiến hành kết án rát nhanh chóng. Đây là một bản án được sắp sẳn.
Khi mẹ tôi đưa tôi đi thăm ba tôi, mẹ tôi khóc rất nhiều. Ba tôi bị đối xử tàn ác như bọn phát xít trong tù. Ba tôi bị tra tấn đến gần chết. Ba tôi nói với tôi rằng bất cứ khi nào một đệ tử Đại Pháp bị đưa vào tù, chúng sẽ khoá còng lại trong xà lim, nhét miệng bằng giẻ rách, đóng hết cửa sổ hay cửa chính lại. Sau đó chúng đưa tới 6, 7 tên tù nhân hình sự để đánh người đệ tử đó. Một số người bị đánh đến tật nguyền, một số bị đánh đến chết. Ba tôi bị nội thương, máu chảy trong bao tử sau khi bị đánh. Tuy nhiên chúng không cho ba tôi ăn và chỉ cho ba tôi ngủ trong thời gian rất ngắn vào buổi tối. Các tù nhân đe doạ ba tôi nói rằng “Bị đánh chết trong tù là chuyện thường. Tao sẽ đánh mà cho đến chết. Công an mặc đồng phục, mang nhãn hiệu quốc gia bảo tao đánh. Công an bảo tao làm việc với bọn bây Pháp Luân Công”. Ba tôi báo cáo việc dùng bạo lực với chính quyền cấp trên, nhưng công an trở lại nói là ba tôi báo láo. Chúng cũng thuyên chuyển nhân viên lòng vòng để che đậy bằng chứng.
Cuối cùng, ba tôi cũng được trả tự do nhưng ba tôi vẫn không có được tự do. Ba tôi nói với tôi “Là một đệ tử, không cần biết nếu mình phải trải qua nhiều đau khổ. Thậm chí bị giam tù vẫn không thể thay đổi được tâm của mình. Ba phải làm ba điều đã dạy tốt để ủng hộ Sư phụ với tiến trình Chánh Pháp. Ba phải giữ đúng lời thệ ước trước đây mà ba đã thế từ nhiều kiếp trước”.
Mặc dầu phong ba kéo dài nhiều năm qua. Tôi đã học được rằng nếu chính sách khủng bố Pháp Luân Công của ĐCSTQ không chấm dứt, thì thời trẻ thơ hồn nhiên của tôi sẽ không có thật.
Dịch từ:
http://minghui.ca/mh/articles/2007/8/24/161418.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/9/18/89646.html
Ngày đăng: 16-10-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.