Những dự ngôn vĩ đại về thời đại ngày nay (14): Bài thơ dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy



Tác giả: Ban biên tập Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Dự ngôn của Bộ Hư Đại sư triều Tùy

«Bộ Hư Đại sư dự ngôn thi» là do một vị cư sĩ Phật gia sống vào những năm Quang Tự triều Thanh vô tình tìm được tại chùa Sơn Bích ở Tây Sơn, Bắc Kinh. Tương truyền Bộ Hư nguyên là một Đại tướng triều Tùy, sau khi chứng kiến cảnh hủ bại loạn ly thời Tùy mạt đã xuất gia lánh nạn tại núi Thiên Đài. Dự ngôn này đối với ước chừng một thế kỷ thời cận đại đã giảng hết sức tỉ mỉ, kết thúc bằng một đoạn miêu tả thời thái bình thịnh thế, nhưng ngôn ngữ mơ hồ khó hiểu.

Thơ rằng:

Tích nhân Tùy loạn thái Bồ Đề,
Ngộ nhập Thiên Đài thạch bảo tây.
Triêu ẩm lưu hà thả chỉ khát,
Dạ xan ngọc lộ lược sung cơ.
Diện bích cửu niên thùy Đại Đạo,
Chỉ đạn thập đại hoán tân nghi.
Dục ngã tích đồ đồ ngộ ngã,
Thiên cơ nan tiết tiết thiền cơ.

Tạm dịch:

Bởi rằng Tùy loạn chọn Bồ Đề,
Lỡ đến Thiên Đài thạch bảo tây.
Sớm uống mây bay thời giải khát,
Đêm ăn sương ngọc đỡ đói lòng.
Quay mặt chín năm theo Đạo lớn,
Chỉ đạn mười đời hoán tân nghi.
Ta trước lỡ lầm đường dục vọng,
Cơ Trời khó tỏ tỏ cơ thiền.

Trong thơ trước tiên thuật lại nhân duyên đắc Đạo của Bộ Hư Đại sư: “Bởi rằng Tùy loạn chọn Bồ Đề, Lỡ đến Thiên Đài thạch bảo tây.” Bộ Hư Đại sư chính là Đại tướng triều Tùy, bởi thương cảm thiên hạ mê loạn, việc nước hoang phế, nên đã lên núi Thiên Đài tu Đạo, bước vào cửa Phật cầu Thánh quả Bồ Đề. “Sớm uống mây bay thời giải khát, Đêm ăn sương ngọc đỡ đói lòng, Quay mặt chín năm theo Đạo lớn”, là chỉ quá trình tu Đạo khắc khổ ấy, noi theo Đạt Ma Tổ sư quay mặt vào vách chín năm, cuối cùng đắc Đạo. “Chỉ đạn mười đời hoán tân nghi”, là chỉ đắc Đạo vào thời nhà Thanh, chính là trải qua ước chừng 10 triều đại thay đổi: Đường, Ngũ Đại thập quốc (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu), Tống, Nguyên, Minh, Thanh. “Ta trước lỡ lầm đường dục vọng, Cơ Trời khó tỏ tỏ cơ thiền”, là tác giả muốn chỉ rõ con đường Đạo, và rằng ông cũng từng mê lầm. Thiên cơ không thể tiết lộ, do vậy ông mới dùng thơ thiền để điểm lộ những huyền cơ ấy.

Dưới đây là toàn bộ mười hai đoạn của «Bộ Hư Đại sư dự ngôn thi» kèm theo lời giải.

──第一节──

云暗暗,雾愁愁,龙归泥土塑猕猴;
三岁孩童三载福,月下无主水空流,
万里烟波一旦收。

— Đoạn thứ nhất —

Vân ám ám, vụ sầu sầu,
Long quy nê thổ tố mi hầu.
Tam tuế hài đồng tam tái phúc,
Nguyệt hạ vô chủ thủy không lưu,
Vạn lý yên ba nhất đán thu.

Tạm dịch:

Mây u ám, sương ưu sầu.
Rồng về đất thổ nặn khỉ hầu.
Đứa trẻ ba tuổi ba năm phúc,
Trăng dưới không chủ nước không trôi,
Khói sóng vạn dặm một ngày thu.

“Vân ám ám, vụ sầu sầu, long quy nê Thổ tố mi hầu”. “Ám ám” là chỉ không có ánh sáng, trái ngược với chữ “quang” (光), “vụ sầu sầu” là chỉ man mác mà không còn lưu lại, trái ngược với chữ “tự” (绪). Hoàng đế Quang Tự mất vào năm Mậu Thân (năm Quang Tự thứ 34), Mậu thuộc về Thổ, Thân thuộc con khỉ (hầu), câu này chỉ Hoàng đế Quang Tự mất vào năm Thổ Hầu. “Tam tuế hài đồng tam tái phúc”, dự đoán Tuyên Thống ba tuổi làm Hoàng đế ba năm; “nguyệt hạ vô chủ thủy không lưu” là ba phần chữ “Thanh” (清) được tách rời ra (gồm bộ Thủy (氵), dưới là chữ Nguyệt (月), trên là chữ Chủ (主)), câu này là nói triều Thanh tan rã, non sông vạn dặm đổi chủ.

──第二节──

君做祖,质彬彬,万里长虹破浪征;
黄鹤楼中吹玉笛,八方齐唱凯歌吟,
旌旗五色换新新。

— Đoạn thứ hai —

Quân tố tổ, chất bân bân,
Vạn lý trường hồng phá lãng chinh.
Hoàng Hạc Lâu trung xuy ngọc địch,
Bát phương tề xướng khải ca ngâm,
Tinh kỳ ngũ sắc hoán tân tân.

Tạm dịch:

Vua làm tổ, chất nho nhã,
Cầu vồng vạn dặm phá sóng chinh.
Giữa Hoàng Hạc Lâu thổi sáo ngọc,
Tám phương cùng hát khúc khải hoàn,
Cờ quạt ngũ sắc đổi mới mới.

“Quân tố tổ, chất bân bân, vạn lý trường hồng phá lãng chinh”, “quân” là danh xưng tôn kính với người khác, Vua làm tổ, cũng là chỉ chữ “Tôn” (孙), có nghĩa là cháu. ” Chất bân bân” – “Chất nho nhã”, ứng với thành ngữ “văn chất bân bân” – “hào hoa phong nhã”, đây là ám chỉ chữ “Văn” (文). Cộng lại thành hai chữ “Tôn Văn”, ấy là chỉ Tôn Trung Sơn. “Cầu vồng vạn lý phá sóng chinh” là chỉ Tôn Trung Sơn, không quản vạn lý, chẳng từ vất vả, vì cách mạng mà bôn ba nơi hải ngoại, tổ chức đảng cách mạng.

“Hoàng Hạc Lâu trung xuy ngọc địch, bát phương tề xướng khải ca ngâm, Tinh kỳ ngũ sắc hoán tân tân.” Hoàng Hạc Lâu, là thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Ba câu này chỉ khởi nghĩa Vũ Xương thành công, tám phương hưởng ứng, cùng chào đón thắng lợi Cộng hòa, từ đó cải triều hoán đại, hoàn toàn lật đổ đế chế phong kiến, Trung Hoa Dân Quốc chính thức sáng lập, đặt Ngũ Sắc (đỏ, vàng, lam, trắng, đen) làm quốc kỳ.

Ghi chú: Ngày 10 tháng 5 năm Dân Quốc đầu tiên, Hội Tham nghị lâm thời thảo luận phương án thống nhất quốc kỳ, thông qua Ngũ Sắc Kỳ làm quốc kỳ, Thập Bát Tinh Kỳ làm lục quân kỳ, Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng Kỳ làm hải quân kỳ. Tôn Trung Sơn Tiên sinh luôn luôn không tán đồng nghị quyết này, chủ trương bỏ cờ đỏ Thanh Thiên Bạch Nhật, mãi đến năm Dân Quốc thứ 9, sau khi Tôn Văn trúng cử làm Tổng thống, mới hạ lệnh bãi bỏ Ngũ Sắc Kỳ và Thập Bát Tinh Kỳ, lấy Thanh Thiên Bạch Nhật Mãn Địa Hồng Kỳ làm quốc kỳ.

──第三节──

吉士怀柔,三十年变,岂凡人哉?
昙花一现。南北东西,龙争虎战,
七八数定,山川粗奠。

— Đoạn thứ ba —

Cát sĩ hoài nhu, tam thập niên biến,
Khởi phàm nhân tai, đàm hoa nhất hiện.
Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ chiến,
Thất bát số định, sơn xuyên thô điện.

Tạm dịch:

Kẻ may dụ dỗ, ba thập niên biến,
Há phàm nhân ư, sớm nở tối tàn.
Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ đấu,
Bảy tám số định, núi sông sơ đặt.

“Cát sĩ hoài nhu, tam thập niên biến, khởi phàm nhân tai? Đàm hoa nhất hiện.” “Cát sĩ hoài nhu” ám chỉ chữ Viên (袁). Tam thập niên biến, tam thập là ba mươi, tam thập niên là một thời đại, ở đây ám chỉ chữ “Thế” (世). “Khởi phàm” (岂凡) hai chữ, trái phải hợp lại, thành một chữ “Khải” (凯). Ở đây chỉ rõ Viên Thế Khải, ôm kế trong lòng, chẳng muốn làm phàm nhân, mưu đồ khôi phục đế chế. Kết quả chỉ làm Hoàng đế một trăm ngày, cuối cùng bị toàn Trung Quốc đồng loạt thảo phạt trong cuộc vận động bảo vệ quốc pháp, ôm hận mà chết, chính là ứng với “Đàm hoa nhất hiện”, sớm nở tối tàn vậy.

“Nam Bắc Đông Tây, long tranh hổ đấu, Bảy tám số định, núi sông sơ đặt.” Đây là chỉ sau khi Dân Quốc kiến lập, lập tức tiến nhập vào cục diện hỗn chiến quân phiệt, long tranh hổ đấu, cát cứ bốn phương. Sau đó, quân Quốc Dân tổ chức Bắc Phạt, cuối cùng thắng lợi, đặt định cơ sở cho đất nước, “núi sông sơ đặt”. Lúc ấy đã là 15 (7+8) năm sau, quãng năm 1926.

──第四节──

干戈起,逐鹿忙,草莽英雄将出山;
多少枕戈豪杰士,风云聚会到江南,
金陵日月又重光。

— Đoạn thứ tư —

Can qua khởi, trục lộc mang,
Thảo mãng anh hùng tương xuất sơn.
Đa thiểu chẩm qua hào kiệt sĩ,
Phong vân tụ hội đáo Giang Nam,
Kim Lăng nhật nguyệt hựu trùng quang.

Tạm dịch:

Khởi can qua, bận giành giật,
Anh hùng cỏ hoang sắp xuống núi.
Bao nhiêu giáo mác kẻ hào kiệt,
Mây gió tụ hội đến Giang Nam,
Kim Lăng nhật nguyệt thấy ánh quang.

“Can qua khởi, trục lộc mang, thảo mãng anh hùng tương xuất sơn”, chữ “thảo” (草) này thêm chữ “tương” (将) thành chữ Tưởng (蒋), ám chỉ thảo mãng anh hùng Tưởng Giới Thạch xuất đầu lộ diện, anh hùng giành giật Trung Nguyên, thống nhất các bè phái thế lực quân phiệt, trở thành Thống soái mới của Trung Quốc.

“Đa thiểu chẩm qua hào kiệt sĩ, phong vân tụ hội đáo Giang Nam, Kim Lăng nhật nguyệt hựu trọng quang”. Dân Quốc bắt đầu khởi sắc, các lộ anh hùng hào kiệt, nhân tài tinh anh cùng tụ lại tại Kim Lăng, Nam Kinh, kiến lập chính phủ Quốc Dân, thế nước hưng thịnh.

──第五节──

瀛洲虎,渡海狼,满天红日更昏黄;
茫茫神州伤破碎,苍生处处哭爷娘,
春雷乍响见晴阳。

— Đoạn thứ năm —

Doanh Châu hổ, độ hải lang,
Mãn thiên hồng nhật cánh hôn hoàng.
Mang mang Thần Châu thương phá toái,
Thương sinh xứ xứ khốc gia nương,
Xuân lôi sạ hưởng kiến tình dương.

Tạm dịch:

Hổ Doanh Châu, chở sói biển,
Khắp trời hồng nhật thêm ảm đạm.
Mênh mang Thần Châu thương nát tan,
Trăm họ nơi nơi thương khóc mẹ,
Sấm xuân đột vang thấy trời quang.

Đầu câu là Doanh Châu hổ, ý chỉ Nhật Bản Đông Doanh, tựa như chở sói ác vượt biển xâm chiếm Trung Quốc. “Mãn thiên hồng nhật” chỉ cờ Thái Dương của Nhật Bản, Trung Quốc khắp nơi bị quân Nhật với cờ Thái Dương chiếm lĩnh, là một cảnh tượng vô cùng ảm đạm âm u.

“Mênh mang Thần Châu thương nát tan, trăm họ nơi nơi thương khóc mẹ, Sấm xuân đột vang thấy trời quang.” Mảnh đất Thần Châu đại địa bị phá nát, trăm họ khắp chốn rên la khắp đồng. Sấm mùa xuân ám chỉ bom nguyên tử, lúc bom nguyên tử nổ là có thể thấy ánh quang huy.

──第六节──

细柳营中,群雄豪饮,月掩中秋,酣睡未醒,
双狮搏球,一坠其井,红粉佳人,面艳樱景。

— Đoạn thứ sáu —

Tế Liễu doanh trung, quần hùng hào ẩm.
Nguyệt yểm Trung Thu, hàm thụy vị tỉnh.
Song sư bác cầu, nhất trụy kỳ tỉnh.
Hồng phấn giai nhân, diện diễm anh cảnh.

Tạm dịch:

Giữa doanh Tế Liễu, quần hùng hả hê.
Trung Thu lấp trăng, ngủ ngon chưa tỉnh.
Đôi sư vồ cầu, một rớt xuống giếng.
Giai nhân phấn hồng, anh đào kiều diễm.

“Tế Liễu doanh trung”, ám chỉ Trường An, chính là Tây An ngày nay. “Quần hùng hào ẩm”, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành cùng đi với Tưởng Giới Thạch, Trần Thành, v.v. cùng nhau ăn uống hả hê. Khi Tưởng Giới Thạch say rượu ngủ say, hai tướng Trương, Dương giam lỏng họ Tưởng, đòi kháng Nhật toàn diện, tạm ngừng tiễu phỉ. Hai bên đương tranh thì “hồng phấn giai nhân” Tống Mỹ Linh đứng ra điều đình, tình thế được giải quyết, tuy nhiên kẻ hùng thứ nhất, Trương Học Lương sau khi cùng đi với  Tưởng Giới Thạch về Nam Kinh bị quản thúc vĩnh viễn, rơi vào bẫy.

──第七节──

春雷炸,竖白旗,千万活鬼哭啼啼,
石头城中飞符到,再看重整汉宫仪,
东山又有火光照。

— Đoạn thứ bảy —

Xuân lôi tạc, thụ bạch kỳ,
Thiên vạn hoạt quỷ khốc đề đề.
Thạch đầu thành trung phi phù đáo,
Tái khán trọng chỉnh Hán cung nghi,
Đông sơn hựu hữu hỏa quang chiếu.

Tạm dịch:

Sấm xuân nổ, dựng bạch kỳ,
Nghìn vạn quỷ sống khóc dầm dề.
Trong tòa thành đá bùa bay đến,
Lại thấy vào đúng đồ Hán cung,
Núi Đông lại có ánh lửa chiếu.

“Sấm xuân nổ, dựng bạch kỳ, nghìn vạn quỷ sống khóc dầm dề”, Mỹ quốc ném bom nguyên tử phá hủy thành phố Hiroshima và Nagasaki, tựa như sấm xuân vang nổ, từ đó Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện; người chết, quân Nhật chiến bại và quốc dân Nhật Bản giống như đám quỷ sống khóc lóc vang trời.

“Trong tòa thành đá bùa bay đến, lại thấy vào đúng đồ Hán cung, Núi Đông lại có ánh lửa chiếu.” “Thạch Đầu thành” chính là chỉ Nam Kinh với thế rồng cuộn hổ ngồi. Tin vui thắng trận truyền đến, chính phủ Quốc Dân lại một lần nữa chỉnh trang núi sông. Nhưng ngày đẹp chẳng dài, “núi Đông” tức ám chỉ Mao Trạch Đông chiếm cứ vùng thôn dã, nguy cơ chiến tranh Quốc-Cộng lại bắt đầu thai nghén.

──第八节──

日月蚀,五星稀,
二七交加挂彩衣,
野人举足迫金虎,
遍地红花遍地饥,
富贵贫贱无高低。

— Đoạn thứ tám —

Nhật nguyệt thực, ngũ tinh hi,
Nhị thất giao gia quải thái y.
Dã nhân cử túc bách kim hổ,
Biến địa hồng hoa biến địa cơ,
Phú quý bần tiện vô cao đê.

Tạm dịch:

Nhật nguyệt mòn, ngũ tinh thưa,
Hai bảy đan xen áo bị thương.
Người hoang giơ chân bức hổ vàng,
Khắp nơi hoa đỏ khắp nơi đói,
Phú quý bần tiện không cao thấp.

“Nhật nguyệt mòn, ngũ tinh thưa, Hai bảy đen xen áo bị thương”. Mặt trời mặt trăng không còn sáng, ngũ tinh lạc mất, ám chỉ sự thống trị âm u của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhị thất (二七) đan xen hợp thành chữ “Mao” (毛). “Thái”, có ý là “Trạch” (泽), hợp lại chỉ Mao Trạch Đông. “Quải thái y”, lại đồng thời ám chỉ rằng: Mao Trạch Đông khoác Long bào, là dạng đế vương dáng vẻ chuyên chế.

“Người hoang giơ chân bức hổ vàng, Khắp nơi hoa đỏ khắp nơi đói, Phú quý bần tiện không cao thấp.” ĐCSTQ khắp nơi phổ biến cái gọi là “chuyên chính của giai cấp vô sản”, phát động “người hoang”, ở đây là chỉ người lỗ mãng không được giáo dưỡng, phê đấu người có của (bức hổ vàng). “Hoa đỏ khắp nơi” là chỉ toàn quốc nơi đâu cũng cắm cờ đỏ của ĐCSTQ, nhưng đâu đâu cũng mất mùa, ước tính trong ba năm tai họa “tự nhiên” có 30 triệu người chết đói. ĐCSTQ mặt ngoài thực hiện chủ nghĩa bình quân, chính là cái gọi là “Phú quý bần tiện không cao thấp”.

──第九节──

二七纵横,一牛双尾,无复人形,日行恒轨,
海上金,玄服律吕,铁鸟凌空,东南尽毁。

— Đoạn thứ chín —

Nhị thất tung hoành, nhất ngưu song vĩ,
Vô phục nhân hình, nhật hành hằng quỹ.
Hải thượng kim miết, huyền phục luật lữ,
Thiết điểu lăng không, Đông Nam tận hủy.

Tạm dịch:

Hai bảy tung hoành, một trâu hai đuôi,
Không lại hình người, ngày đi đường mãi.
Ba ba vàng biển, áo đen luật lữ,
Chim sắt vút trời, Đông Nam hủy sạch.

“Hai bảy tung hoành, một trâu hai đuôi, không lại hình người, ngày đi đường mãi.” Hai bảy (二七), cũng đồng dạng với chữ “Mao” (毛), tung hoành là chỉ Mao Trạch Đông ngang ngược lộng hành. Một trâu hai đuôi, chữ “ngưu” (牛) thêm hai đuôi là chữ “Chu” (朱), chỉ Chu Đức, “vô phục nhân hình” là chỉ không làm việc người, làm điều xằng bậy. “Nhất hành hằng quỹ” là chỉ dù rằng ĐCSTQ chuyên chế, chính quyền vẫn còn duy trì, không hoàn toàn bị hủy hoại.

“Hải thượng kim miết, huyền phục luật lữ, thiết điểu lăng không, Đông Nam tận hủy”. “Hải thượng kim miết” (Ba ba vàng biển), là chỉ đảo quý Đài Loan với kinh tế phát đạt, nhân dân giàu có. “Huyền phục luật lữ”, “huyền phục” là chỉ y phục lộng lẫy duyên dáng, “luật lữ” là 12 âm luật thời cổ đại, ý nói Đài Loan khắp nơi thịnh hành âm nhạc, cảnh tượng phồn vinh. “Thiết điểu lăng không, Đông Nam tận hủy”, có lẽ là chỉ có chiến tranh tàn khốc.

──第十节──

红霞蔚,白云蒸,
落花流水两无情,
四海水中皆赤色,
白骨如丘满岗陵,
相将玉兔渐东升。

— Đoạn thứ mười —

Hồng hà úy, bạch vân chưng,
Lạc hoa lưu thủy lưỡng vô tình.
Tứ hải thủy trung giai xích sắc,
Bạch cốt như khâu mãn cương lăng,
Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng.

Tạm dịch:

Mây đỏ sáng, mây trắng bốc,
Nước chảy hoa trôi sao vô tình.
Bốn biển trong nước đều sắc đỏ,
Xương trắng như gò khắp mộ đồi,
Vừa lúc Thỏ Ngọc chạy lên Đông.

“Hồng hà úy, bạch vân chưng, Lạc hoa lưu thủy lưỡng vô tình, Tứ hải thủy trung giai xích sắc, Bạch cốt như khâu mãn cương lăng”. Mây đỏ là tượng trưng ĐCSTQ, “úy” tượng trưng màu lam, ở đây dùng màu lam để ám chỉ chủ nghĩa tư bản, như thị trường chứng khoán dùng màu lam để chỉ các đại công ty, hay cổ phiếu “blue-chip”. Mây hồng lam, là chỉ ĐCSTQ biến sắc, thực hành chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt gần đây ĐCSTQ sửa đổi điều lệ đảng, cho phép nhà tư bản gia nhập đảng, tính chính xác của dự ngôn này thật đáng kinh ngạc! Mây trắng, tượng trưng cho Quốc Dân Đảng, “chưng” là chỉ bốc lên, mây trắng bốc, ấy là chỉ Quốc Dân Đảng không bằng cảnh tượng ngày xưa, tựa như mây trắng tản mát, chỉ còn danh nghĩa. Chẳng phải chúng ta đều tận mắt chứng kiến điều này sao? “Nước chảy hoa trôi sao vô tình, Bốn biển trong nước đều sắc đỏ, Xương trắng như gò khắp mộ đồi”, phạm vi của tai họa có thể không chỉ cuộc hạn tại Trung Quốc.

“Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng”; Ngọc Thỏ là chỉ Thánh nhân sinh năm Thỏ xuất sinh tại Đông phương.

──第十一节──

盖棺定,功罪分,
茫茫海宇见承平,
百年大事浑如梦,
南朝金粉太平春,
万里山河处处青。

— Đoạn thứ mười một —

Cái quan định, Công tội phân,
Mang mang hải vũ kiến thừa bình.
Bách niên đại sự hồn như mộng,
Nam triều kim phấn thái bình xuân,
Vạn lý sơn hà xứ xứ thanh.

Tạm dịch:

Nắp hòm đậy, công tội phân,
Biển nhà mênh mông thấy thái bình.
Trăm năm đại sự hồn như mộng,
Nam triều phấn vàng thái bình xuân,
Non sông vạn dặm xứ xứ thanh.

“Cái quan định, công tội phân”, cũng như trong «Thánh Kinh» của Tây phương, dự ngôn nhân loại cuối cùng trải qua “ngày phán xét cuối cùng”. “Mang mang hải vũ kiến thừa bình”, là nói trong cuộc đại thẩm phán thế kỷ vô tiền khoáng hậu này, sau đại đào thải, thế giới tiến nhập vào thời kỳ thái bình thịnh thế, ở đây gọi là “gặp thái bình”, về điểm này nhiều dự ngôn khác cũng giảng hoàn toàn tương đồng. “Bách niên đại sự hồn như mộng”, là đợi đến khi hết thảy rối loạn, trắc trở, cát bụi ổn định lại rồi, quay đầu lại xem, thì thấy một trăm năm này dù kinh qua rất nhiều đại sự, nhưng cũng chỉ như một giấc mộng mà thôi. “Nam triều kim phấn thái bình xuân, Vạn lý sơn hà xứ xứ thanh”, là nói Trung Quốc lấy phương Nam làm trung tâm cho thời thái bình thịnh thế, non sông vạn dặm sau khi trải qua trường kiếp nạn này sẽ lại khôi phục cảnh tượng thanh bình.

──第十二节──

世宇三分,有圣人出,玄色其冠,龙张其服,
天地复明,处治万物,四海讴歌,荫受其福。

— Đoạn thứ mười hai —

Thế vũ tam phân, hữu Thánh nhân xuất,
Huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục.
Thiên địa phục minh, xử trị vạn vật,
Tứ hải âu ca, ấm thụ kỳ phúc.

Tạm dịch:

Thế giới chia ba, có Thánh nhân xuất,
Đội mũ huyền sắc, trang phục rồng bay.
Trời đất sáng tỏ, sửa trị vạn vật,
Bốn biển ngợi ca, đắm trong hạnh phúc.

“Thế vũ tam phân” là chỉ thế giới phân làm cục diện chân vạc với ba đại thế lực. “Hữu Thánh nhân xuất” là nói có Thánh nhân ở lại, giáo hóa chúng sinh. Trung Quốc từ xưa tới nay đều có bậc Thánh hiền. Gọi là Thánh nhân, tức là siêu phàm thoát tục, là người sở hữu năng lực và trí tuệ siêu nhân, như Lão Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus, v.v. “Huyền sắc kỳ quan, long trương kỳ phục”, là chỉ Thánh nhân có tóc màu đen, y phục màu vàng. Lời ấy nói rằng Thánh nhân xuất tại Trung Hoa. “Thiên Địa phục minh, xử trị vạn vật, tứ hải âu ca, ấm thụ kỳ phúc”, là nói đến lúc ấy trời đất chuyển từ âm u sang tươi sáng, Thánh nhân trùng tân vạn vật, sửa trị giáo hóa. Nếu độc giả từng đọc qua «Thôi Bối Đồ» Tượng thứ 59, có thể phát hiện thấy nhiều chỗ tương đồng. Hết thảy điều huyền bí và kỳ diệu đều nằm tại Pháp Luân Đại Pháp. Đại Pháp khi Chính Pháp vũ trụ thì chẳng phải sửa trị hết thảy những thứ bất chính hay sao? Những người đắc Pháp và kính Pháp chẳng phải đều đắm mình trong hạnh phúc hay sao? Ngày mà thiên địa phục minh, bốn biển cùng ca nhất định không còn xa nữa.

Xem thêm:

>> Giải «Bộ Hư Đại Sư dự ngôn thi»

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/2/24/31166.html



Ngày đăng: 01-03-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.