Đừng nên dùng quan niệm con người mà đo lường Pháp của Sư Phụ



[Chanhkien.org] Tại vì chúng ta tu luyện trong người thường, thân thể đều có các thứ quan niệm hình thành trong nhiều kiếp người từ vi quan đến hồng quan, đã che lấp bản tính của chúng ta, thì cũng sẽ chi phối tất cả của chúng ta, từ ăn, mặc, chổ ở, đi lại kể cả đối với thế giới, đối với thời gian, đối với không gian, vật chất. v.. v…đều có quan niệm hình thành ở trong người thường. Tại vì Sư Tôn lấy ra những thứ này cho chúng ta là chia thành từng tầng mà lấy, kèm theo chúng ta không ngừng tu chính bản thân thì sẽ không ngừng lấy những thứ này đi. Tuy rằng hiện giờ đã tu Đại Pháp, đã giác ngộ tầng Pháp Lý này, nhưng những thứ này bám vào trong tư tưởng chúng ta đã ăn sâu vào gốc rễ. Nếu như có chút ít thả lỏng ở trên chính niệm, vẫn sẽ bị nó điều khiển, như Sư Tôn đã giảng: “có rất nhiều tâm không buông bỏ xuống được, có rất nhiều tâm đã hình thành tự nhiên, chư vị tự mình không phát giác quan sát được”. (Chuyển Pháp Luân)

Gần đây, rất nhiều kinh văn mới của Sư Phụ đều đề cập đến cái từ “cuối cùng”, mục đích là kích lệ và cảnh tỉnh chúng ta càng nên làm tốt, nhưng tôi phát hiện rất nhiều học viên hiện nay nói chuyện đều ưa kèm theo cái từ “cuối cùng” này, vừa nói thì là : “đều đã đến cuối cùng, còn thế này thế nọ” hình như tất cả đều lơ là, có thể buông lỏng chính mình rồi, Lý giải lời của Sư Phụ có chút quá khích.

Vấn đề chấp trước với thời gian cũng đã nói rất nhiều. Xưa kia là chấp trước về giờ nào kết thúc, nhưng hiện giờ lại chấp trước về cái từ “ cuối cùng”. Từng có học viên đã nói: “đều đến cuối cùng rồi, còn gì mà sợ hãi?” nghe không lọt sự khuyên cản của học viên khác, làm theo ý mình, tâm hiển thị (khoe khoang), tâm chứng thực chính mình” bị phóng lớn, không để ý an toàn, làm việc không lý trí, gây ra tổn thất cho chính bản thân còn liên lụy các đồng tu khác.

Cũng có người nói rằng : “đều đến cuối cùng rồi, cũng không cần để dành tiền bạc, lấy hết tất cả tiền làm tư liệu” gây ra mâu thuẩn trong gia đình. Tôi cảm thấy chúng ta không thể dùng quan niệm của người, mà lý giải “cuối cùng” này của Sư Phụ đã nói, có lẽ Sư Phụ nói như vậy có ý là một loại khảo nghiệm (thử thách ) đối với chúng ta. Quan niệm người của chúng ta lý giải hàm nghĩa cái từ “cuối cùng” có khi là “mấy ngày” “mấy tháng” “mấy năm”, nhưng thời gian này lại chỉ là một thoáng trong mắt của Thần, vậy chúng ta đâu có thể nào dùng quan niệm của người mà đo lường cái “cuối cùng” này của Sư Phụ đã giảng? Tu luyện của nhà sư trong quá khứ, suốt cả cuộc đời, cẩn thận từng ly từng tí, không dám có chút buông lỏng, mà chúng ta đã tu có mười mấy năm, tâm đã bắt đầu gây nên nông nổi, như vậy có đúng không?

Sư Tôn từng giảng: “tôi nói ở thời kỳ mạt Pháp, tâm tính học viên của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta còn cao hơn hoà thượng” (Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải).

Vậy chúng ta tự hỏi tâm tính đạt đến yêu cầu của Sư Tôn không? Những học viên lãng phí tiền làm tư liệu, tâm hơn thua với đồng tu, có phải trong tiềm ý thức cũng có nguyên nhân chấp trước ở cuối cùng mà thả lỏng chính mình không? Trong quan niệm của người, có hy vọng thì sẽ có thất vọng, hy vọng càng lớn thất vọng càng lớn, vậy thì ở trong tu luyện, khi chúng ta càng chấp trước với kết quả nào thì càng dễ dàng bị dìu dắt bởi kết quả ấy. Trong lúc không đạt được kết quả ấy, thì chính niệm sẽ yếu giảm đi, tâm người sẽ trỗi dậy. Tin Pháp Tin Sư sẽ làm không tốt, từ đó mà khiến chính mình chìm luân xuống.

Ngộ của cá nhân, chúng ta nên vững chắc làm những gì chính bản thân nên làm, bỏ xuống tất cả những thứ tâm, vững chắc làm ba việc của chúng ta mà Sư Phụ giao phó, đừng hỏi trao ra, không chấp trước kết quả, tất cả đều đạt được ở trong ấy.

Dịch từ :

http://big5.minghui.org/mh/articles/2007/4/25/153438.html



Ngày đăng: 31-12-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.