NDE | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 23 Jul 2024 03:26:05 +0000en-UShourly1Bằng chứng sự tồn tại của nguyên thầnhttps://chanhkien.org/2013/12/bang-chung-su-ton-tai-cua-nguyen-than.htmlThu, 19 Dec 2013 10:59:50 +0000http://chanhkien.org/?p=22611Ngày nay, những nghiên cứu của khoa học hiện đại đã thay đổi quan điểm của con người đối với bản chất của sự sống.

The post Bằng chứng sự tồn tại của nguyên thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tiết Nguyên Úc Ly Tử

[Chanhkien.org] Ngày nay, những nghiên cứu của khoa học hiện đại đã làm thay đổi quan điểm của con người đối với bản chất của sự sống.

Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát đối với nhiều trường hợp sống lại sau khi chết (còn gọi là nghiên cứu về “trải nghiệm cận tử”, neardeath experience), yêu cầu đối tượng miêu tả lại trải nghiệm tâm lý trong khi chết, và hầu hết đều có những trải nghiệm tương đối giống nhau. Ví dụ như, có người được phẫu thuật sống lại đã kể lại trải nghiệm tâm lý lúc đó: “Lúc đó bản thân tôi phiêu đãng bồng bềnh bay lên đến trần nhà, dừng ở đó xem các bác sĩ phẫu thuật, khi họ khám mạch và cắt mở ngực của tôi, làm thân thể tôi nhảy dựng lên, lúc này tôi từ trên cao nặng nề rớt xuống thân xác của mình, vì vậy mà khôi phục tri giác”. Còn có nhà khoa học phương Tây dùng dụng cụ đặc thù để theo dõi, quan sát thấy các thai phụ đều có một khoảng thời gian đặc biệt, có một thứ hình tròn trắng trắng từ bên ngoài bay đến, nhập vào bà mẹ xong là không thấy nữa, loại vật chất đó được gọi là linh hồn nhập vào thân xác. Còn có nhà nghiên cứu tiến hành trắc định đối với khối lượng của linh hồn. Năm 1906, Tiến sĩ Mike Daka của Bệnh viện tiểu bang Massachusetts, Mỹ đã phát hiện trong quá trình tử vong của bệnh nhân, thể trọng giảm dần theo mỗi giờ; trong tích tắc bệnh nhân tắc thở, trọng lượng cơ thể đột ngột giảm đi 3/4 ounce (đã loại trừ nhân tố bệnh nhân giãy giụa trước khi chết), sự giảm trọng lượng trước đó cũng ngừng lại ngay tức khắc. Luận văn này đã được báo cáo tại Hiệp hội Nghiên cứu Tâm linh Mỹ. Năm 1916, Tiến sĩ người Mỹ – Carter đã tiến hành thí nghiệm sâu hơn, sử dụng thuốc nhuộm Brindisi Janin phủ lên tấm màn bao quanh bệnh nhân và quan sát. Bấy giờ ông chứng kiến trong khoảnh khắc bệnh nhân tử vong, có một vật sáng giống như sương mù bay ra từ trong cơ thể bệnh nhân, chiếu vào tấm màn, không lâu thì biến thành hình dạng giống hình dạng của bệnh nhân và bắt đầu trôi nổi, bay về phía cửa sổ, sau đó biến mất một cách thần bí, đồng thời thể trọng bệnh nhân sụt giảm 3/4 ounce.

Hiện tượng phụ thể (bị chiếm hữu, possessed) tức là người nào đó bị hệ thống năng lượng của sinh mệnh ở không gian khác khống chế. Vùng phía Nam của Brazil có một khu vực khai thác mỏ gần thị trấn Congonhas, nơi có một người nông dân tên là Arrigo tuy chỉ được giáo dục đơn giản, nhưng lại có thể thực hiện các ca phẩu thuật có độ khó cao cho bệnh nhân, không cần gây tê, không cần khử trùng, cũng không cần khâu lại miệng vết mổ sau khi phẫu thuật, vậy mà vẫn không chảy quá nhiều máu nên miệng vết thương có thể tự lành. Ông kể là một vị bác sĩ qua đời năm 1918 đã bám vào người ông như phụ thể và sai khiến ông làm vậy.

Hiện tượng tái sinh (rebirth) tức là người có thể nhớ lại những sự việc và trải nghiệm trong kiếp trước của mình, cũng có thể gọi là luân hồi chuyển sinh (reincarnation). Stevenson, Giáo sư khoa Bệnh học Tâm thần của trường Đại học Virginia, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu hơn 700 trường hợp tái sinh từ năm 1964; ông đã viết nhiều luận văn, chứng minh hiện tượng tái sinh là thật sự tồn tại. Stevenson cũng tiến hành nghiên cứu các hiện tượng tái sinh xuất hiện ở Sri Lanka. Trong khi điều tra 43 trường hợp luân hồi chuyển sinh, thì có 38 trường hợp được Stevenson xác nhận là có thật. Những sự tình này không thể dùng lý luận thông thường để giải thích. Trung Quốc cũng báo cáo có nhiều trường hợp tái sinh. Ví dụ năm 1989, tạp chí “Nhân sinh và bầu bạn” số thứ 5 đã đăng bài “Bí ẩn người đầu thai”, kể về một cậu bé 5 tuổi ở Lục Giang lần lượt đầu thai vào hai gia đình. Chuyển thế linh đồng ở Tây Tạng cũng là một loại hiện tượng tái sinh. Lạt-ma Tây Tạng thường trước khi chết sẽ nhắc nhở nơi chuyển thế tiếp theo, bao gồm phương hướng, vị trí sơ lược, và các thông tin để phân biệt. Lúc chuyển thế linh đồng ra đời sẽ phát sinh hiện tượng đặc biệt, như vô số cầu vồng xuất hiện trên bầu trời, mọi người nghe được pháp hiệu, âm thanh tù và, v.v. Chuyển thế linh đồng và vị lạt-ma lúc còn sống giống hệt nhau về tính tình, còn có thể kêu lên tên cũ khi còn sống.

Xem thêm:

>> Liệu linh hồn có tồn tại hay không?
>> Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơn

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/7735

The post Bằng chứng sự tồn tại của nguyên thần first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thíchhttps://chanhkien.org/2010/11/10-hien-tuong-ma-gioi-khoa-hoc-khong-the-giai-thich.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/10-hien-tuong-ma-gioi-khoa-hoc-khong-the-giai-thich.html#respondSat, 20 Nov 2010 14:19:22 +0000https://chanhkien.org/?p=7813Qua sự phát triển và những thành tựu của khoa học hiện đại, nhân loại đã ngày càng tiến tới tin rằng khoa học có khả năng đưa ra giải thích cho mọi thứ tồn tại trên hành tinh và trong vũ trụ của chúng ta. Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng mặc dù […]

The post 10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Nhiều người suýt chết đã kể về những trải nghiệm đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa. (Ảnh Photos.com)

Qua sự phát triển và những thành tựu của khoa học hiện đại, nhân loại đã ngày càng tiến tới tin rằng khoa học có khả năng đưa ra giải thích cho mọi thứ tồn tại trên hành tinh và trong vũ trụ của chúng ta.

Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng mặc dù nhiều hiện tượng trên thế giới thực sự có những giải thích khoa học, nhưng không phải tất cả đều có thể được giải thích bằng kiến thức khoa học hiện nay.

Ví dụ, khoa học vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời rõ ràng về quá trình mà vũ trụ được hình thành.  Khoa học cũng không thể giải thích được sự hình thành của các tín ngưỡng tôn giáo.  Khi bước vào lĩnh vực siêu tự nhiên, có những hiển hiện bí ẩn vẫn chưa có những giải thích khoa học có vẻ hợp lý bởi vì không thể áp dụng phương pháp khoa học để đo lường hay nghiên cứu những hiện tượng đó.

Chúng ta hãy thử xem xét một số hiện tượng không thể giải thích này và tự nhắc nhở mình rằng bản thân tự nhiên là một kỳ quan và rằng nhiều thứ vẫn còn là những điều bí ẩn.

1. Liệu pháp tinh thần (Placebo Effect)

Liệu pháp tinh thần từ lâu vẫn là một ẩn đố y học động chạm đến ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe của thân thể và tác dụng chữa bệnh.  Người ta đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân tin là đã được điều trị bằng một loại thuốc có hiệu lực có thể khỏi bệnh ngay cả khi họ chỉ được cho uống các viên thuốc giả bằng đường.  Phát hiện này đã dẫn đến việc nghiên cứu sử dụng việc thử nghiệm ‘mù kép’ để tránh việc sự dự tính của cả những người làm thí nghiệm và những người tham gia ảnh hưởng đến kết quả.

Không may là, qua nhiều năm, hiệu lực và khả năng đo lường được của liệu pháp tinh thần đã bị khoa học coi là không đáng tin cậy.  Điều này có thể là do những hạn chế của phương pháp khoa học.  Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp những người tự khỏi bệnh, nhiều khi thậm chí còn vượt quá cả các phương cách y học hiện có để chữa trị cho thân thể vật lý.

2. Giác quan thứ 6

Năm giác quan nhìn, nghe, nếm, sờ, và ngửi giúp chúng ta khám phá thế giới vật chất của chúng ta.  Còn có giác quan thứ 6, một khả năng cảm nhận nội tại còn được gọi là trực giác.  Từ ‘trực giác’ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “intueri”, có nghĩa là ‘nhìn vào bên trong.’  Trực giác là khả năng nhận biết và hiểu được mà không cần phải dùng sự suy luận hay phân tích lô-gíc, và tất cả mọi người đều có nó ở các mức độ nhạy bén khác nhau.

Trực giác còn được gọi một cách phổ biến là “linh cảm” hay “trực cảm” (gut feeling), một sự hiểu biết nội tại về một điều gì đó hay một tình huống nào đó mà không cần có sẵn kiến thức về nó.  Theo Cuộc điều tra của PRWeek/Burson-Marsteller CEO năm 2006, 62% các tổng giám đốc (CEO) thường ra các quyết định kinh doanh dựa trên trực giác của mình thay vì dựa vào việc phân tích dữ kiện.

Một nghiên cứu năm 2007 được đăng trên tạp chí Current Biology (Sinh học hiện nay) cũng phát hiện ra rằng những người tham gia, không có thời gian để nhìn mà phải dựa vào trực giác, nhặt ra một hình tượng khác lạ trong số hơn 650 hình tượng giống hệt nhau một cách chính xác hơn so với khi có 1,5 giây để nhìn các hình tượng.

Triết gia Trung Quốc thời cổ Lão Tử đã từng nói rằng, “Sức mạnh của việc hiểu biết theo trực giác sẽ bảo vệ chư vị khỏi bị hại cho đến cuối đời.”  Albert Einstein cũng đã từng nói, “Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác.”

Thế nhưng trực giác đến từ đâu?  Các nghiên cứu về bộ não người lưu ý đến tuyến quả thông như là một câu trả lời khả dĩ cho bí ẩn này.  René Descartes (1596–1650), cha đẻ của triết học hiện đại, đã gọi tuyến quả thông là “chỗ ngồi của tâm hồn”.  Tư tưởng phương Đông cổ xưa coi trực giác nằm ở trong khu vực tuyến quả thông và tin rằng nó có thể tiếp nhận sự chiếu sáng từ tâm hồn với hình thức kiến thức hoặc ý tưởng.

3. Trải nghiệm cận tử

Đã có nhiều báo cáo về các trải nghiệm kỳ lạ khác nhau đến với những người gần chết, như đi qua một đường hầm vào một nơi có ánh sáng chói lòa, gặp những người thân yêu, và có một cảm giác êm đềm, thanh thản.

Đáng chú ý nhất là trải nghiệm của Bác sĩ George Rodonaia, mà “trải nghiệm cận tử lâm sàng” của ông năm 1976 là trường hợp được ghi chép đầy đủ nhất từ trước đến nay.  Trải nghiệm này đã biến đổi George Rodonaia, là một người vô thần trước đó và sau đó đã trở thành một linh mục được phong chức trong Nhà thờ Chính thống giáo phương Đông.  Trải nghiệm của ông gợi ý cho chúng ta rằng có một thế giới khác ở phía bên kia thế giới vật chất này của con người.

Mặc dù nhiều người đã thực sự đi qua những trải nghiệm này, khoa học vẫn chưa thể đưa ra một lời giải thích cho hiện tượng trải nghiệm cận tử này.  Một số nhà khoa học cố nói rằng những trải nghiệm cận tử này có thể được giải thích là kết qủa của ảo giác của một bộ não bị thương.  Nhưng không phải trường hợp nào cũng là bị thương não, vì vậy không có giả thuyết khoa học cụ thể nào có thể đưa ra hoặc là các lời giải thích hoặc là lý do tại sao nhiều người lại có những trải nghiệm này và tại sao những trải nghiệm đó lại thường mang tính thay đổi cả cuộc đời của họ.

4. Vật thể bay không xác định

Vật thể bay không xác định (UFO) là một thuật ngữ do Không quân Mỹ đặt ra năm 1952 để phân loại những vật thể mà các chuyên gia không thể xác định được sau khi điều tra.  Trong văn hóa thường thức, khái niệm UFO thường được dùng để nói đến tàu vũ trụ mà những người ngoài hành tinh dùng để bay.

Người ta đã nhìn thấy và ghi chép lại về các UFO ngay từ khi triều đại nhà Tống ở Trung Quốc.  Vào thế kỷ thứ 11, học giả và võ tướng Thẩm Quát (1031-1095) đã viết trong cuốn sách “Mộng khê bút đàm” (The Dream Pool Essays) của mình (1088) về một vật thể bay hình viên ngọc trai có ánh sáng chói lòa ở bên trong và có thể di chuyển với tốc độ đáng kinh ngạc.

Kenneth Arnold, một doanh nhân người Mỹ, báo cáo lại là đã nhìn thấy 9 vật thể phát ra ánh sáng chói đang bay gần Núi Rainier ở bang Washington năm 1947.  Arnold mô tả các vật thể đó có hình đĩa “dẹt như một cái chảo rán bánh”.  Mô tả của ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm chú ý từ phía các phương tiện truyền thông và công chúng.

Kể từ đó trở đi, việc nhìn thấy UFO đã tăng lên theo cấp số nhân. Hiện tượng UFO này đã được cả chính phủ và những điều tra viên độc lập trên toàn thế giới nghiên cứu.  Tiến sĩ Josef Allen Hynek (1910–1986) trước kia làm việc cho Không quân Mỹ để điều tra việc nhìn thấy UFO.  Đầu tiên, Hynek rất phê phán [vấn đề này], nhưng sau khi nghiên cứu hàng trăm báo cáo về UFO trong 3 thập kỷ, ông đã thay đổi quan điểm.

Trong những năm sau đó trong sự nghiệp của mình, Hynek đã trở nên lớn tiếng bày tỏ sự thất vọng của mình với cách quá đơn giản mà theo đó hầu hết các nhà khoa học cân nhắc về UFO – không muốn và không chịu nhượng bộ để thừa nhận điều không thể giải thích được này.

5. Ký ức ảo giác (Déjà Vu)

Déjà Vu, tiếng Pháp có nghĩa là “đã từng nhìn thấy”, một cảm giác thân quen kỳ lạ là đã từng có mặt ở một nơi hay sự kiện nào đó trước kia, khi nó được gặp lần đầu tiên.  Mọi người có thể có cảm giác thân quen rất kỳ lạ về một hình ảnh ở trước mặt cứ như là nó đã từng xảy ra trước kia rồi, nhưng họ vẫn biết rằng đó là lần đầu tiên họ gặp những sự việc đó.  Nghiên cứu sinh lý học thần kinh đã cố gắng giải thích những trải nghiệm đó là sự dị thường của trí nhớ hay một căn bệnh về não, hay là do các hiệu ứng phụ của thuốc.

Một nghiên cứu năm 2008 của nhà tâm lý học Anne Cleary (có tại http://cdp.sagepub.com/content/17/5/353.full) đã tìm hiểu rằng ký ức ảo giác có thể liên quan tới ký ức nhận thức.  Các cách giải thích khác liên hệ ký ức ảo giác với sự tiên tri, ký ức về một đời trước, khả năng nhìn xa, hay dấu hiệu thần bí biểu thị sự hoàn thành một điều kiện đã được định trước trên đường đời.  Bất kể là giải thích như thế nào thì ký ức ảo giác chắc chắn cũng là một hiện tượng phổ biến đối với con người, và nguyên nhân căn bản của nó vẫn là một điều bí ẩn.

6. Ma quỷ

Việc nhắc đến ma quỷ trong các tác phẩm văn học kinh điển của các tác giả như Homer và Dante gợi ý rằng sự trải nghiệm của con người với những hiện tượng dị thường là chuyện thường thấy và đã xảy ra từ lâu đến bây giờ.  Hiện nay, những nơi có ma như ngôi nhà Whaley House ở San Diego đã được liệt kê như những địa điểm thu hút khách du lịch, và những tuyên bố đã nhìn thấy ma quỷ không phải là điều gì bất thường cả.

Văn hóa thường thức đầy rẫy những phim ảnh về ma quỷ, thế nhưng khoa học truyền thống lại lánh xa khỏi việc giải thích các hiện tượng đó.  Chỉ những nhà điều tra được đặt ở rìa của giới khoa học mới nỗ lực đo lường tính xác thực của những hiện tượng đó.

Sự tồn tại của ma quỷ có sự liên hệ mật thiết với các không gian ở phía bên kia thế giới vật chất của chúng ta và sự tiếp tục của phần hồn con người sau khi chết.  Các nhà điều tra nghiên cứu về chủ đề này hy vọng rằng một ngày nào đó điều bí ẩn này sẽ được giải quyết.

7. Những vụ mất tích không giải thích được

Có rất nhiều trường hợp kỳ lạ trong đó có những người đã mất tích không còn một dấu vết nào.

Ví dụ như, vào năm 1937, phi công Amelia Earhart và hoa tiêu Frederick Noonan đã biến mất cùng với chiếc máy bay Lockheed mà họ đang điều khiển.  Họ đang tiến đến gần Đảo Howland ở Thái Bình Dương khi chiếc xuồng ca-nô Itasca của lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ nhận được thông điệp của họ rằng họ đang sắp hết nhiên liệu.  Nhưng việc liên lạc tiếp theo đó đã gặp khó khăn, và xuồng Itasca đã không thể xác định được vị trí của chiếc máy bay Lockheed đó.

Không lâu sau khi Earhart và Noonan gửi đi thông điệp rằng họ chỉ còn lại nhiên liệu đủ cho một nửa giờ bay mà vẫn chưa thể nhìn thấy đất liền, thì việc liên lạc đã bị mất.  Họ chỉ có thể là đã hạ cánh xuống mặt biển, nhưng sau nhiều năm tìm kiếm, người ta vẫn chưa tìm thấy cả hai người bay lẫn chiếc Lockheed trong đại dương.

Trong những trường hợp như thế này, bất chấp nhiều nỗ lực của các cơ quan điều tra khác nhau sử dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại nhất của họ, chúng ta vẫn thất bại không thể tìm ra các câu trả lời cụ thể cho việc điều gì đã xảy ra với những người đã biến mất một cách bí ẩn như vậy.

8. Tam giác quỷ Bermuda

Tam giác quỷ Bermuda – một khu vực trên Đại Tây Dương giữa Bermuda, Miami, và San Juan, Puerto Rico, nơi các tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục biến mất – là một trong những điều bí ẩn nhất hiện nay trên hành tinh của chúng ta.

Những người sống sót đã kể lại các câu chuyện về sự thay đổi thời gian, các thiết bị định hướng không hoạt động, các quả cầu ánh sáng đến từ trên trời, sự thay đổi lớn và đột ngột về thời tiết, và những bức tường sương mù không thể lý giải được xuất hiện như Frank Flynn đã mô tả năm 1956.  Ông mô tả sương mù đó như một “khối chưa từng biết đến”, rút mất lực của động cơ sau khi tàu của ông xuyên qua nó.

Bruce Gernon Jr. đã gặp phải một loại sương mù năm 1970 bao bọc máy bay của ông và biến thành một thứ gì đó như là của thế giới bên kia.  Sau nhiều năm, các nhà khoa học đã cố gắng lật tẩy điều bí ẩn của tam giác quỷ Bermuda bằng cách nói rằng không có điều bí ẩn nào cả.  Nhưng những người đã trực tiếp trải qua những hiện tượng kỳ lạ đó và vẫn còn sống để kể về nó đã tuyên bố nhấn mạnh rằng có những điều xảy ra trên biển trời tam giác quỷ Bermuda vượt quá khả năng hiểu được theo lô-gíc thông thường.

9. Bàn chân khổng lồ (Bigfoot)

Bàn chân khổng lồ (Bigfoot) là một trong những sinh vật huyền thoại nhất trong nghiên cứu các động vật bí ẩn.  Bigfoot, hay Sasquatch như được gọi ở miền Tây-bắc Thái Bình Dương thuộc khu vực Bắc Mỹ, cũng được biết đến với cái tên Yeti hay Người tuyết rất xấu ở khu vực dãy núi Himalaya của Nepal và Tây Tạng, và với cái tên Yowie ở Australia.

Vào năm 1951, người leo núi có tên là Eric Shipton đã chụp được ảnh của một dấu chân khổng lồ trên dãy núi Himalaya.  Bức ảnh đã làm chấn động thế giới và khiến câu chuyện về Bigfoot trở nên phổ biến.  Vào năm 1967, Roger Patterson và Robert Gimlin đã quay được một đoạn phim về cái mà họ nói là Bigfoot.  Đoạn phim nổi tiếng thế giới của họ đã trở thành đối tượng của nhiều nỗ lực nhằm xác thực cũng như lật tẩy nó.

Nhà nhân chủng học Grover Krantz đã xem xét kỹ đoạn phim của Patterson và Gimlin và kết luận rằng đó là một đoạn phim chân chính về một sinh vật hai chân rất to lớn chưa được biết đến.  Tuy nhiên, do thiếu các bằng chứng vật lý đủ mạnh về Bigfoot, khoa học truyền thống vẫn không chấp nhận sự tuyên bố tồn tại của nó.  Nhưng điều thần bí này vẫn tiếp tục tồn tại vì vẫn có những báo cáo về việc nhìn thấy chúng ở trên toàn thế giới.

10. Tiếng kêu rền (The Hum)

Hiện tượng tiếng ồn kêu rền liên tục có tần số thấp đã được báo cáo ở nhiều nơi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Anh, và Bắc Âu.  Âm thanh này, mà không phải tất cả mọi người đều có thể nghe thấy, được đơn thuần biết đến như “The Hum” hay với những cái tên địa phương nơi người ta nghe thấy nó, như Taos Hum (New Mexico), Kokomo Hum (Indiana), Bristol Hum (Anh), và Largs Hum (Canada).

Đối với những người có thể nhận thức được nó, âm thanh này thường được mô tả như tiếng kêu ầm ầm của một động cơ diesel ở xa.  Nó đã làm cho một số người cực kỳ khó chịu, với những hiệu ứng phụ có hại cho thân thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của họ.

Các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới đã điều tra về nguồn gốc của những tiếng kêu rền này.  Ở Mỹ, những cuộc điều tra sớm nhất bắt đầu vào những năm 1960.  Vào năm 2003, Bộ Môi trường, Lương thực và Nông thôn của Anh đã xuất bản một báo cáo phân tích những tiếng ồn có tần số thấp này và ảnh hưởng của nó đối với những người phàn nàn về hiện tượng này.  Tuy nhiên, các kết quả cuối cùng chỉ ra nguồn gốc của những tiếng ồn đó mang tính lảng tránh, và hiện tượng những tiếng ồn này vẫn còn là một điều bí ẩn.

(Theo The Epoch Times)

The post 10 hiện tượng mà giới khoa học không thể giải thích first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/10-hien-tuong-ma-gioi-khoa-hoc-khong-the-giai-thich.html/feed0
Tâm trí có cần bộ não không?https://chanhkien.org/2010/10/tam-tri-co-can-bo-nao-khong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/tam-tri-co-can-bo-nao-khong.html#respondMon, 25 Oct 2010 09:44:00 +0000https://chanhkien.org/?p=7065Liệu ý thức có tồn tại độc lập với bộ não hay không? Liệu người ta có trải qua, vào những lúc mà não của họ bị chết lâm sàng, rồi sau đó họ có thể nhớ lại được, điều được gọi là những “trải nghiệm cận tử” – NDE hay không?

The post Tâm trí có cần bộ não không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trong một nghiên cứu năm 2001, 4 trong số 63 bệnh nhân ngừng tim còn sống sót được phát hiện là đã có trải nghiệm cận tử trong khi cho thấy ít nhất 2 trong số 3 tiêu chuẩn của cái chết lâm sàng. (Photos.com)

Trong một nghiên cứu năm 2001, 4 trong số 63 bệnh nhân ngừng tim còn sống sót được phát hiện là đã có trải nghiệm cận tử trong khi cho thấy ít nhất 2 trong số 3 tiêu chuẩn của cái chết lâm sàng. (Photos.com)

Liệu ý thức có tồn tại độc lập với bộ não hay không? Liệu người ta có trải qua, vào những lúc mà não của họ bị chết lâm sàng, rồi sau đó họ có thể nhớ lại được, điều được gọi là những “trải nghiệm cận tử” – NDE hay không?

Nếu vậy thì điều này xảy ra thường xuyên ở mức độ nào? Những trải nghiệm đó là gì? Liệu những trải nghiệm này có thể được quy cho các quá trình sinh lý hoặc dược lý đi kèm với quá trình chết, hoặc quy cho các phản ứng tâm lý đối với sự đe dọa của cái chết hay không? Hay đó là những trải nghiệm về một thực tại vượt quá giới hạn của thân xác?

Vào năm 2001, một nhóm nhỏ các nhà khoa học Anh đã công bố một nghiên cứu thí điểm viễn cảnh để đánh giá tần suất và các nguyên nhân có thể có của NDE ở những người sống sót qua cơn ngừng tim. Những người bị ngừng tim còn sống sót là những điển hình tốt cho nghiên cứu loại này bởi vì họ đều đã được làm cho sống lại bằng cách sử dụng một quy trình tiêu chuẩn và vì vậy tất cả họ đều đã nhận được cùng một loại thuốc và phép điều trị.

Tất cả những bệnh nhân này đều đã cho thấy ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn để tuyên bố một người là đã chết: Họ không có điện tâm đồ và không thể tự hô hấp. Trong thực tế lâm sàng, hầu hết những bệnh nhân này còn có đặc điểm thứ 3, đồng tử giãn bất động, do bị mất hoạt động của cuống não.

Những đo lường sinh lý và dược lý kỹ lưỡng đã được ghi lại cho tất cả các bệnh nhân này trong quá trình lưu trú tại bệnh viện. Trong suốt một năm, tất cả các bệnh nhân ngừng tim còn sống sót tại Bệnh viện đa khoa Southampton đã được xác định và phỏng vấn trong thời gian ở bệnh viện, sau khi các biện pháp bảo vệ thông thường để bảo vệ các đối tượng nghiên cứu cũng như sự liêm chính của cuộc nghiên cứu đã được thực hiện.

Các bệnh nhân được hỏi một câu hỏi mở là họ có bất cứ ký ức nào trong thời gian họ đang bất tỉnh hay không. Những trải nghiệm của những người cho biết bất kỳ ký ức nào đều được đánh giá theo thang chuẩn Greyson và được chia thành một nhóm nghiên cứu NDE và một nhóm đối chứng NDE.

Trong số 63 bệnh nhân ngừng tim sống sót được phỏng vấn, 56 người (88,8 %) không có ký ức nào trong thời gian họ bất tỉnh. 7 người đã có ít nhất một chút ký ức và, trong số này, 4 (6,3 %) đã có những trải nghiệm thỏa mãn các tiêu chuẩn Greyson về NDE.

Trong số 3 người không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, 2 người đã cho biết ít nhất 1 đặc điểm phù hợp với NDE. Trong số 4 bệnh nhân trong nhóm NDE, tất cả đều cho biết là đã đi đến một điểm bất hồi. 3 trong số 4 người cũng nhớ là đã nhìn thấy ánh sáng chói lòa và cảm giác thanh bình, dễ chịu, và vui. Một nửa trong số 4 người này đã gặp những người thân đã qua đời, tiến vào một không gian mới, cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn, mất nhận biết về cơ thể mình, trải nghiệm sự hòa hợp, và có các tri giác cao hơn.

Không ai trong số các bệnh nhân này thấy những trải nghiệm của họ là chấn động hay đau buồn; mà thay vào đó, những trải nghiệm đã được mô tả là dễ chịu. Không ai trong số những bệnh nhân này trải qua trạng thái sống ở ngoài thân thể.

Bệnh nhân có những trải nghiệm cao điểm nhất theo thang chuẩn Greyson là một người đàn ông. Người ấy nói mình không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo và cũng không theo tôn giáo. 3 bệnh nhân khác trong nhóm NDE là những phụ nữ không theo giáo hội Anh.

Có thể các nhân tố sinh lý đã không thể được khảo sát đầy đủ trong nghiên cứu thí điểm này do số lượng nhỏ các bệnh nhân trong các nhóm. Dưới ánh sáng của lời giải thích tiến bộ thường thấy, rằng NDE gây ra từ sự thiếu ôxy của não bộ, thật là thú vị nếu để ý rằng các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu NDE thực ra có mức oxy cao hơn nhóm đối chứng.

Thời gian chính xác khi những trải nghiệm này diễn ra thật khó xác định trong cuộc nghiên cứu này. Các dữ liệu xác nhận kết luận đáng ngạc nhiên rằng NDE xuất hiện trong khoảng thời gian bất tỉnh, khi bộ não rối loạn chức năng đến mức bệnh nhân hôn mê sâu và các kết cấu não vốn thường được cho là cần thiết cho kinh nghiệm và trí nhớ cá nhân bị suy yếu nghiêm trọng.

Nếu như NDE xảy ra trong khoảng thời gian khi ý thức đang bị mất, thì nó đã được ghi nhớ với những trải nghiệm thần kinh đang diễn ra vào đầu quá trình này, nhưng không ai trong số các đối tượng nhiên cứu báo cáo điều đó. Những trải nghiệm xảy ra trong thời gian phục hồi ý thức là lộn xộn, nhưng những trải nghiệm này thì không. Những đối tượng này đã có những ký ức rất rõ ràng với những tình tiết rất có trật tự, tường tận, dễ nhớ lại và rõ ràng, không giống như những ảo giác hỗn loạn.

Không có đối tượng nào báo cáo về các trải nghiệm ý thức nằm ở ngoài thân thể, mặc dù chúng là một đặc điểm tương đối phổ biến của các nghiên cứu trong quá khứ. Các nhà khoa học đã chuẩn bị kiểm tra bất kỳ báo cáo nào như vậy bằng cách treo các tấm bảng đặc biệt từ trên trần nhà của các gian phòng trước khi bắt đầu nghiên cứu. Những tấm bảng này có những hình vẽ đặc biệt trên mặt đối diện với trần nhà mà không thể nhìn thấy được từ bên dưới.

Nếu bất cứ ai nói là đã rời cơ thể và đã ở gần trần nhà, thì người đó sẽ có thể xác định được các dấu hiệu này nếu người đó thực sự đã thoát ra khỏi cơ thể mình. Nếu cảm giác này có bản chất tâm lý, thì các dấu hiệu sẽ không được nhận biết.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã cung cấp bằng chứng cho thấy các NDE trong số các bệnh nhân ngừng tim sống sót là tương đối hiếm và rằng chúng rất có thể xảy ra trong thời gian não không làm việc. Trong số những ký ức mà có xảy ra trong thời gian “bất tỉnh” này, phần lớn có ít nhất một số đặc điểm của NDE.

Rõ ràng, một nghiên cứu lớn hơn nhiều trong tương lai, có thể bao gồm nhiều tổ chức, sẽ phải được thực hiện để có đủ các đối tượng, để cho các khía cạnh tâm lý, siêu nghiệm, và sinh lý của những trải nghiệm này có thể được nghiên cứu đầy đủ hơn.

Sau khi báo cáo nghiên cứu được công bố, Tiến sĩ Sam Parnia, tác giả chính của cuộc nghiên cứu này, đã nói với Reuters rằng ông và các cộng sự đã tìm thấy hơn 3.500 người có những ký ức rõ ràng về những trải nghiệm mà dường như đã xảy ra khi họ bị chết lâm sàng.

Một bệnh nhân mới chỉ 2 tuổi rưỡi khi bé bị một co giật gây ngừng tim. Cha mẹ của bé cho biết cậu bé “đã vẽ một bức hình của chính mình như thể bé đang ở ngoài cơ thể và nhìn xuống chính mình”.

“Bức tranh đã được vẽ như có một quả bóng dính với cậu bé. Khi họ hỏi quả bóng đó là gì, cậu bé nói, ‘Khi người ta chết thì sẽ nhìn thấy ánh sáng chói lòa và họ được kết nối với một sợi dây’”. Trong 6 tháng sau khi ra viện, cậu bé vẫn tiếp tục vẽ vẫn cảnh tượng ấy.

Parnia cho rằng ý thức của con người có thể làm việc độc lập với bộ não, sử dụng bộ não như là một cơ chế để thể hiện các tư tưởng, giống như một chiếc tivi chuyển tín hiệu truyền qua không gian thành các hình ảnh và âm thanh.

Để đọc báo cáo nghiên cứu này, vui lòng đến địa chỉ website: http://www.horizonresearch.org/ndearticle_1_.pdf

(Theo PureInsight/Epoch Times)

The post Tâm trí có cần bộ não không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/tam-tri-co-can-bo-nao-khong.html/feed0
Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơnhttps://chanhkien.org/2010/10/the-nghiem-can-tu-tai-trung-quoc-dieu-tra-sau-dong-dat-tai-duong-son.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/the-nghiem-can-tu-tai-trung-quoc-dieu-tra-sau-dong-dat-tai-duong-son.html#respondThu, 21 Oct 2010 14:17:19 +0000https://chanhkien.org/?p=6959Ngày 28 tháng 7, 1976, trận động đất khổng lồ tại Đường Sơn đã khiến hơn 240 nghìn người bị chết và 160 nghìn người bị thương nặng.

The post Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trận động đất năm 1976 tại Đường Sơn, Trung Quốc (Ảnh từ Earthquake.usgs.gov)

Trận động đất năm 1976 tại Đường Sơn, Trung Quốc (Ảnh từ Earthquake.usgs.gov)

Ngày 28 tháng 7, 1976, trận động đất khổng lồ tại Đường Sơn đã khiến hơn 240 nghìn người bị chết và 160 nghìn người bị thương nặng. Những y tế gia tại Trung quốc đã mở một cuộc điều tra với những người sống sót, phần đông họ bị chôn vùi dưới đá gạch của các tòa nhà bị sập.

Theo những tài liệu ghi chép của họ, hơn phân nửa những người sống sót nói lại rằng trong thời gian họ bị nguy hiểm, thì không những họ không sợ, mà trái lại đầu óc họ rất sáng suốt, bình tĩnh và thoải mái. Trong tình trạng nguy hiểm như vậy, họ không bị hoảng hốt, có người còn có cảm giác hạnh phúc và những tư tưởng chạy qua rất nhanh trong trí của họ. Nhiều tư tưởng khác nhau xuất hiện. Lúc bấy giờ, những điều đã xảy ra trong đời sống của họ trước đây tiếp tục chớp nhoáng như chớp bóng và các hình ảnh phần nhiều là vui vẻ. Ký ức những điều như là những phút giây vui sướng trong thời thơ ấu, lễ cưới, và những thành công và thắng lợi trong công việc làm. Hiện tượng này được gọi là ‘nhớ lại cuộc đời’ hoặc ‘hồi ức toàn ảnh’.

Điều ngạc nhiên hơn nữa là gần phân nữa người trong họ có cảm giác và hiểu biết rằng ý thức của họ hoặc là linh hồn của họ đã rời cơ thể của họ. Có người cho đó như là ‘linh hồn thoát xác’. Họ nhấn mạnh là họ đã cảm giác các công năng của họ nằm nơi một không gian khác bên ngoài cơ thể của họ, và không ở bên trong đầu óc của họ. Họ nghĩ rằng cơ thể da thịt của họ không có những năng khiếu đó cũng như không có năng khiếu suy nghĩ.

Một phần ba người có cái cảm giác lạ thường là đang ở bên trong một cái ống hoặc là đi xuyên qua một đường hầm. Đôi lúc, nó đi đôi với những tiếng động lớn và cái cảm giác bị kéo và ép lại. Họ gọi nó là ‘kinh nghiệm đường hầm’. Có người có cảm giác đi đến cuối đường hầm; họ nhìn thấy ánh sáng và cảm giác là ‘ánh sáng không lâu sẽ đến’.

Gần một phần tư những người được nghiện cứu đó kinh nghiệm gặp được những người-không-có-cơ-thể (incorporeal beings), hoặc là ma (ghosts). Phần đông những con người không có chất liệu đó (unsubstantial beings) là những thân nhân đã quá cố của họ. Giống như họ đều cùng đi đến một thế giới khác và tiếp tục sống nơi đó. Hoặc là, họ nhìn thấy những bạn bè còn sống, hoặc cả những người lạ mặt. Giống như một sự họp mặt (a reunion). Những gương diện ‘giống ma’ đó thường được diễn tả như bao trùm trong một thứ hình thức ‘ánh sáng’. Có người nhìn thấy họ như là đã được ‘thay hình’ theo những quan niệm trong tôn giáo.

Từ những người sống sót sau trận động đất tại Đường Sơn, các nghiên cứu gia đã thực hiện được trên 81 cuộc phỏng vấn hữu ích. Họ xếp những kinh nghiệm thành 40 loại: sự nhớ lại cuộc đời, sự tách rời ý thức và cơ thể, cảm giác không còn sức nặng, cảm giác xa lạ với chính cơ thể của họ, cảm giác khác thường, cảm giác rời đi khỏi thế giới (này), cảm giác cơ thể mình được hợp nhất với vũ trụ, cảm giác sự vô tồn của thời gian, và nhiều thứ nữa. Phần đông những người đó kinh nghiệm qua hai hoặc ba cảm giác đồng thời.

Dù cuộc nghiên cứu những người sống sót sau trận động đất ghê gớm ở Đường Sơn đưa ra chỉ có 81 trường hợp dùng được của những người kinh nghiệm qua những kinh nghiệm cận-tử, nó là có các dữ kiện được thâu thập nhiều nhất đối với tất cả những cuộc nghiên cứu cận-tử trên thế giới. Sau khi họ ‘trở về từ cõi chết’, phần đông những người này còn nhớ rõ ràng những kinh nghiệm cận-tử của họ cả 10 hoặc 20 năm sau. Những kết quả của cuộc nghiên cứu từ Trung quốc rất giống một cách lạ thường với những cuộc nghiên cứu của những học giả khác trên các quốc gia khác khắp thế giới.

Tài liệu: «Y học đại chúng» số 5 (1993), trang 34-35, Nhà in Khoa học và Kỹ thuật Thượng Hải.

(Theo Minhhue.net)

The post Thể nghiệm cận-tử tại Trung Quốc — điều tra sau động đất tại Đường Sơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/the-nghiem-can-tu-tai-trung-quoc-dieu-tra-sau-dong-dat-tai-duong-son.html/feed0
Liệu linh hồn có tồn tại hay không?https://chanhkien.org/2010/10/lieu-linh-hon-co-ton-tai-hay-khong.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/lieu-linh-hon-co-ton-tai-hay-khong.html#respondSat, 16 Oct 2010 09:52:44 +0000https://chanhkien.org/?p=6905Vào sáng sớm ngày 28-7-1976, trận động đất gây chết chóc lớn nhất của thế kỷ 20 và lớn thứ 3 được ghi chép trong lịch sử đã làm rung chuyển Đường Sơn, Trung Quốc.

The post Liệu linh hồn có tồn tại hay không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Vào sáng sớm ngày 28-7-1976, trận động đất gây chết chóc lớn nhất của thế kỷ 20 và lớn thứ 3 được ghi chép trong lịch sử đã làm rung chuyển Đường Sơn, Trung Quốc.  Khoảng 1/5 thành phố đã bị tiêu hủy trong thảm họa này, và hàng ngàn người đã được cứu thoát khỏi cánh tay của tử thần.

Một cuộc điều tra xã hội học đã được tiến hành đối với những người đã được cứu sống trở lại từ trạng thái cận tử để tìm ra điều mà họ đã trải qua vào những giây phút nguy kịch nhất trong cuộc đời.

Thật ngạc nhiên là, nhiều người đã trả lời rằng ở vào lúc ngưỡng cửa của cái chết, họ không cảm thấy đau đớn hay hối tiếc gì cả, mà lại trải qua một loại cảm giác hưng phấn, như thể là họ đã được giải thoát khỏi thân thể vật chất của mình vậy.  Một số nói rằng họ đã nhìn thấy một đường hầm ánh sáng và một số cho biết là đã nhìn thấy các sinh mệnh khác.

Có thể là nhiều người đã quen thuộc với những câu chuyện như thế này, mà các chuyên gia gọi là ‘trải nghiệm cận tử’ (NDE).

Sự tồn tại của NDE nêu lên một vấn đề cho sự hiểu biết hiện nay về tinh thần, vì khoa học hiện đại cho rằng tinh thần là một sản phẩm của các phản ứng hóa thần kinh, chứ không phải là một thực thể độc lập với bộ não và có những lúc có thể tách ra khỏi thân thể vật chất.  Hiện tượng NDE gợi ý rằng người ta không chỉ có một thân thể mà còn có một linh hồn.  Một cách tự nhiên, các nhà khoa học có những quan điểm khác nhau về sự tồn tại của linh hồn như là một thực thể độc lập.

Một nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện bởi bác sĩ Duncan MacDougall ở Haverhill, Massachusetts, vào năm 1907. MacDougall đã làm việc với 6 bệnh nhân đều ở trong tình trạng nguy kịch.  Ông cân họ vào thời khắc ngay trước khi chết, và ngay sau khi họ chết.

Kết quả được công bố trong các tạp chí y học hiện đại rằng các bệnh nhân đã bị mất trung bình khoảng 21 gam vào đúng lúc chết.  Bác sĩ MacDougall đã đi đến kết luận rằng cân nặng khác nhau này chính là ‘cân nặng’ của linh hồn, một thực tế gây tò mò đã được làm cho trở nên nổi tiếng trong bộ phim “21 gam” được sản xuất năm 2003.

Ngày nay, người ta không quan tâm nhiều lắm đến nghiên cứu này, bác bỏ nó như là một chuyện vặt trong giới khoa học, bởi vì những người gièm pha nói rằng có thể đã xảy ra các lỗi đo lường gây ra bởi một số nhân tố.  Thế nhưng cho đến nay chưa một ai khác đã làm lại thí nghiệm này để hoặc là xác nhận hay bác bỏ điều đó.

Những người tin theo lý thuyết rằng người ta có thể hoàn toàn hiểu được tất cả các hệ thống phức tạp thông qua các thành phần cấu tạo của nó (reductionism) một cách tự nhiên hoài nghi về sự tồn tại của khả năng có ý thức độc lập.  Nhà khoa học Francis Crick – người được nhận chung giải Nobel với James Watson năm 1962 vì đã phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của ADN – có lẽ là người đại diện đương đại nổi tiếng nhất cho quan điểm này.

Trong một nghiên cứu được thực hiện trong vài năm, Giáo sư Crick đã khẳng định rằng: “tinh thần của chúng ta – sự hành xử của não bộ chúng ta – có thể được giải thích bằng sự tương tác của các tế bào thần kinh (và các tế bào khác) và các phân tử liên quan đến chúng.”

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lập luận rằng Giáo sư Crick đã bám vào một quan điểm cực đoan.  “Nói thế cứ như là một nhà thờ là một đống đá và kính vậy.  Đúng là như vậy, nhưng quá đơn giản và còn thiếu điểm chính,” dẫn lời ông Michael Reiss, giáo sư thuộc trường Đại học Luân-đôn, người vừa là một nhà khoa học vừa là một giáo sĩ.

Nghiên cứu đầy đủ nhất về NDE cho đến nay đã được thực hiện bởi Pim van Lommel và một nhóm các bác sĩ Hà Lan trên 344 bệnh nhân tại 10 bệnh viện.  Các bệnh nhân đã được làm sống lại sau khi bị ngưng tim.

Nghiên cứu này, được công bố ở Lancet năm 2001, phát hiện ra rằng 62 bệnh nhân (18%) đã có những hồi tưởng về NDE, trong khi 41 người trong số này mô tả là đã trải qua những trải nghiệm “sâu sắc” hay “rất sâu sắc”.

Một nửa trong số các bệnh nhân cho biết đã trải qua NDE nói rằng họ ý thức được là đang chết, trong khi 56% nói rằng họ đã trải qua những cảm xúc tích cực.  15 người (24%) cho biết đã trải qua trải nghiệm ở bên ngoài thân thể, trong khi 31% trải qua việc chuyển động qua một đường hầm.  18 người nói rằng họ đã nhìn thấy “thiên cảnh”.  1/3 nói rằng họ đã gặp các thân nhân đã chết, và 8 người nói rằng họ đã nhìn thấy cuộc đời của mình được tái hiện lại.

“Khái niệm được giả sử cho đến nay, nhưng chưa bao giờ được chứng minh một cách khoa học, rằng ý thức và ký ức nằm ở trong bộ não,” Giáo sư Van Lommel viết trong cuốn “Sự tiếp tục của Ý thức”.

“Làm sao mà người ta lại có thể trải nghiệm được một ý thức rõ ràng ở bên ngoài thân thể vào thời điểm mà bộ não không còn hoạt động nữa trong khoảng thời gian chết lâm sàng với điện não đồ thẳng băng?” Van Lommel đặt vấn đề.  “Hơn nữa, những người bị mù đã mô tả (những nhận thức giống như thực tế) trong các trải nghiệm ‘ở ngoài thân thể’ vào thời điểm của trải nghiệm này.”  Van Lommel nói NDE đã thay đổi các giới hạn hiểu biết của y học về phạm vi của ý thức con người và mối quan hệ giữa bộ não và tinh thần.

Trong khi chủ đề này sẽ có thể vẫn là một vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học, thì các nghiên cứu thêm nữa có thể là cần thiết để nghiên cứu một vấn đề vĩnh hằng: liệu có tồn tại sự sống sau khi chết hay không?

(Theo The Epoch Times)

The post Liệu linh hồn có tồn tại hay không? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/lieu-linh-hon-co-ton-tai-hay-khong.html/feed0