Mù màu | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnThu, 24 Apr 2025 07:00:24 +0000en-UShourly1Loạt bài: Chúng ta là mù màu?https://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-chung-ta-la-mu-mau.htmlMon, 08 Mar 2021 18:48:22 +0000https://chanhkien.org/?p=27274Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Mỹ [Chanhkien.org]   Chúng ta là mù màu? (I) Chúng ta là mù màu? (II) Chúng ta là mù màu? (III)  

The post Loạt bài: Chúng ta là mù màu? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[Chanhkien.org]

 

Chúng ta là mù màu? (I)

Chúng ta là mù màu? (II)

Chúng ta là mù màu? (III)

 

The post Loạt bài: Chúng ta là mù màu? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chúng ta là mù màu? (III)https://chanhkien.org/2010/12/chung-ta-la-mu-mau-iii.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/chung-ta-la-mu-mau-iii.html#respondWed, 01 Dec 2010 14:10:05 +0000https://chanhkien.org/?p=9869Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ [Chanhkien.org] Một số người có thể thấy một vài điều mà người khác không thấy. Nhiều người tin rằng đó chỉ là “tưởng tượng”. Dựa trên logic này, với những người bị mù, thì những hình ảnh rõ ràng về thế giới này mà chúng ta […]

The post Chúng ta là mù màu? (III) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[Chanhkien.org] Một số người có thể thấy một vài điều mà người khác không thấy. Nhiều người tin rằng đó chỉ là “tưởng tượng”. Dựa trên logic này, với những người bị mù, thì những hình ảnh rõ ràng về thế giới này mà chúng ta thấy cũng là tưởng tượng?

Giải phẫu học hiện đại chỉ có thể khảo sát cơ thể con người ở không gian này. Chúng ta biết rằng chúng ta có các cơ quan nội tạng được cấu thành bởi các tế bào, và các tế bào này được cấu tạo bởi các phân tử. Phân tử là đơn vị nhỏ nhất mà chúng ta có thể hiểu được về sự sống. Một số khái niệm từ y học truyền thống Trung Quốc đã dần được chấp nhận ở thế giới phương Tây. Thế nhưng căn bản vật chất của những huyệt châm cứu và các kênh năng lượng vẫn còn là điều bí ẩn. Chẳng phải chúng ta có một cơ thể người được cấu tạo bởi các lạp tử mà vẫn chưa được phát hiện và hiểu rõ hay sao?

Nếu một người có con mắt được cấu tạo bởi các lạp tử rất mịn, anh ta có thể trông thấy được các không gian khác. Anh ta có thể trông thấy được bao nhiêu là tùy thuộc vào mức độ mịn của các lạp tử cấu tạo nên con mắt anh ta. Nhưng con mắt này, được cấu tạo bởi các lạp tử rất vi quan, hay các lạp tử chưa được công nghệ hiện đại phát hiện ra, tự nó đã là vô hình đối với người khác. Vì vậy anh ta sẽ trông giống như người bình thường vậy.

Một số người có thể sinh ra với loại con mắt này. Nhưng tất cả mọi người đều có thể phát triển con mắt này thông qua tu luyện. Tu luyện thường là có yêu cầu rất cao về “đức”. Nhưng tại sao? Nhân tố nào quyết định một người có nhiều đức hơn người khác? Giáo dục ư? Có thể là thứ gì đó mang tính vật chất hơn. Đức chẳng phải cũng là vật chất sao? Có lẽ vậy. Ít nhất tôi biết rằng tâm trí một người cũng là vật chất. Nó có thể được mô tả là một loại sóng điện từ, mặc dù có thể không hẳn là vậy.

Nếu đức thực sự là một thứ gì đó quyết định liệu một người có thể thấy một lạp tử nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử hay không, thì “đức” này cũng phải là một loại vật chất được cấu thành bởi các lạp tử nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử. Liệu con người chúng ta có thể sở hữu một thân thể được cấu tạo bởi “đức” không? Có thể lắm. Nói đùa một chút, con mắt chúng ta đề cập đến ở trên có lẽ cũng được cấu tạo từ “đức” nữa.

“Không gian khác ở đâu? Tại sao tôi không thể thấy?” Đây có lẽ không phải là điều có thể đạt được thông qua bất kỳ con đường kỹ nghệ nào. Cách duy nhất là, hãy tu luyện và thủ đức.

(Hết)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/sci/sci/home/newscontent.asp?ID=7084
http://pureinsight.org/node/649

The post Chúng ta là mù màu? (III) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/chung-ta-la-mu-mau-iii.html/feed0
Chúng ta là mù màu? (II)https://chanhkien.org/2010/11/chung-ta-la-mu-mau-ii.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/chung-ta-la-mu-mau-ii.html#respondMon, 29 Nov 2010 15:02:01 +0000https://chanhkien.org/?p=9850Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ [Chanhkien.org] Đường kính của một hạt nhân nguyên tử chỉ lớn bằng khoảng 1/10.000.000 chiều dài bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được. Để nhìn trực tiếp một hạt nhân nguyên tử đòi hỏi ánh sáng phải có bước sóng lớn cỡ một hạt nhân […]

The post Chúng ta là mù màu? (II) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[Chanhkien.org] Đường kính của một hạt nhân nguyên tử chỉ lớn bằng khoảng 1/10.000.000 chiều dài bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được. Để nhìn trực tiếp một hạt nhân nguyên tử đòi hỏi ánh sáng phải có bước sóng lớn cỡ một hạt nhân nguyên tử. Con mắt chúng ta được cấu tạo bởi phân tử, và các đơn vị cơ bản của máy cảm nhận ánh sáng và protein cảm nhận ánh sáng của chúng ta cũng vậy. Khi ánh sáng với bước sóng cỡ một hạt nhân nguyên tử chạm vào võng mạc, thì nó chỉ giống như một ngôi sao chổi đi xuyên qua hệ mặt trời của chúng ta vậy. Do đó loại ánh sáng này không thể bị võng mạc của chúng ta bắt được. Vì vậy, hình ảnh một hạt nhân nguyên tử không thể được hình thành trong võng mạc của chúng ta. Nếu chúng ta muốn thấy một hạt nhân nguyên tử, chúng ta phải có con mắt với đơn vị cảm nhận ánh sáng cơ bản trực tiếp được tạo thành bởi các lạp tử nhỏ cỡ một hạt nhân nguyên tử.

Mọi vật thể trong không gian chúng ta đều trông đậm đặc với chúng ta. Thế nhưng khi hình dung chúng từ góc độ hạt nhân nguyên tử, chúng có thể xuyên thấu được. Có thể hiểu được khi nói rằng các vật thể mà trực tiếp được tạo thành bởi hạt nhân nguyên tử, hay thậm chí bởi các lạp tử nhỏ hơn, có thể dễ dàng đi xuyên qua cơ thể chúng ta, giống như hạt cát rơi xuyên qua một cái màng với những lỗ lớn vậy. Nhưng chúng ta không cảm nhận được chúng; chúng ta không thể thấy hay phát hiện ra chúng. Các vật thể này có hình thức tồn tại của riêng chúng. Chúng có thể hình thành một hệ thống, hay một “thế giới” độc lập với chúng ta. Chúng sẽ có thời-không của riêng chúng. Các nguyên lý về vật lý, hóa học và sinh học của chúng cũng có thể hoàn toàn khác với chúng ta. Hệ thống ấy, và có lẽ là nhiều hệ thống khác nữa, tồn tại và chiếm hữu cùng một không gian, cùng một thời gian, như của chúng ta. Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu về các thời-không đa chiều. Chẳng phải các lớp lạp tử với kích cỡ khác nhau, bao gồm những cái mà chúng ta vẫn chưa khám phá ra, có thể hình thành các hệ thống thời-không khác nhau?

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/593

The post Chúng ta là mù màu? (II) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/chung-ta-la-mu-mau-ii.html/feed0
Chúng ta là mù màu? (I)https://chanhkien.org/2010/11/chung-ta-la-mu-mau-i.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/chung-ta-la-mu-mau-i.html#respondMon, 22 Nov 2010 18:04:59 +0000https://chanhkien.org/?p=7830Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ [Chanhkien.org] Chúng ta có thể nhìn thấy một vật thể bằng con mắt này, bởi vì võng mạc trong mắt chúng ta có thể cảm nhận được ánh sáng, đúng ra là, ánh sáng nhìn thấy được. Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được trải […]

The post Chúng ta là mù màu? (I) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[Chanhkien.org] Chúng ta có thể nhìn thấy một vật thể bằng con mắt này, bởi vì võng mạc trong mắt chúng ta có thể cảm nhận được ánh sáng, đúng ra là, ánh sáng nhìn thấy được. Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được trải từ 400nm đến 760nm. Ánh sáng của các màu sắc khác nhau có thể phân biệt được bởi vì bước sóng của chúng là khác nhau. Võng mạc của một bệnh nhân mù màu không thể cảm nhận được dải quang phổ ánh sáng đầy đủ. Do vậy, ánh sáng ở một dải bước sóng nhất định sẽ là vô hình với người ấy, mặc dù nó là nhìn thấy được với người khỏe mạnh.

Ánh sáng nhìn thấy được là một dạng thức của sóng điện từ. Sóng điện từ với bước sóng dài hơn 760nm và ngắn hơn 400nm là không thể nhìn thấy được bởi mắt người. Chúng ta gọi chúng là “ánh sáng không nhìn thấy”. Với loại ánh sáng vô hình này, thì chúng ta vẫn có thể phát hiện bằng cách sử dụng một số công nghệ, bao gồm tia-X, tia tử ngoại, v.v. Nhưng con mắt của chúng ta không thể cảm nhận chúng. Trong số các dải quang phổ của sóng điện từ, ánh sáng nhìn thấy được chỉ chiếm một trường nhỏ. Từ góc độ này, có thể nói con người chúng ta đều “mù màu”.

Bằng cách sử dụng các công nghệ nhất định, chúng ta có thể mở rộng “thị lực” của mình để nhìn thấy “ánh sáng không nhìn thấy”. Như đã đề cập ở trên, các thiết bị hiện đại cho phép chúng ta “thấy” các vật thể vô hình bằng con mắt người; ví dụ: một số ngôi sao ở không gian xa xôi có thể được phát hiện chỉ trong dải từ ngoại thông qua các kính viễn vọng được thiết kế đặc biệt. Có thể hiểu được khi nói rằng vẫn có nhiều vật thể trong vũ trụ là vô hình với chúng ta.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/648

The post Chúng ta là mù màu? (I) first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/chung-ta-la-mu-mau-i.html/feed0