Thuyết tiến hóa: Sự thật hay sản phẩm của con người?
Thuyết tiến hóa: Sự thật hay sản phẩm của con người?
Chúng ta từ đâu đến? Do Tiến hóa? Được Thiên Chúa sáng tạo ra? Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tuyên bố rằng họ có bằng chứng hóa thạch về thuyết tiến hóa, nhưng nhà sinh vật học kiêm bác sĩ, và là nhà sản xuất truyền hình ở thành phố Missouri, Tiến sĩ Carl Werner, đã dám đặt ra câu hỏi này.
Cùng với lễ kỷ niệm lần thứ 150 cuốn sách của Charles Darwin “Nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species – ngày 24 Tháng 11 năm 1859), Tiến sĩ Werner mới đây đã phát hành 2 tập sách đầu và một bộ phim tài liệu từ một chuỗi chương trình truyền hình thách thức Darwin – “Thuyết tiến hóa: Thử nghiệm vĩ đại”.
Nhiều năm tìm kiếm sự thật về thuyết tiến hóa bắt đầu bằng một vụ đánh cuộc ở trường cao đẳng.
“Lúc đó tôi đang học cao đẳng y tế, và một người bạn đã thách thức tôi về thuyết tiến hóa. Tôi lúc đó vẫn tin vào thuyết tiến hóa”, Tiến sĩ Werner nói.
“Anh ấy nói rằng những quy luật hóa học sẽ ngăn cản sự sống tự hình thành, và anh ấy đã thách thức tôi về cơ bản: ‘Làm sao điều này có thể xảy ra nếu quá trình tiến hóa vi phạm các nguyên tắc khoa học thông thường của chúng ta’. Và tôi thực sự đã phải suy nghĩ rất kỹ về điều đó, và tôi nhận ra rằng anh ấy đã chính xác về các quy luật hóa học”.
Kể từ đó, Werner đã tiếp tục điều mà ông gọi là “một chuyến phiêu lưu suốt đời”. Ông đọc và nghiên cứu tất cả các chủ đề ông có thể tìm thấy về sự tiến hóa, bao gồm địa chất, sinh học, cổ sinh vật học, sinh hóa, và vũ trụ học. Sau 18 năm nghiên cứu, ông tin rằng mình và vợ đã sẵn sàng để bắt đầu một loạt các thử nghiệm để kiểm tra học thuyết đã được chấp nhận rộng rãi của Darwin.
Trong 10 năm tiếp theo, từ 1997 tới 2007, họ đã đến các viện bảo tàng tốt nhất và các địa điểm khai quật trên toàn cầu, đã phỏng vấn các nhà khoa học hàng đầu thế giới, và chụp ảnh hàng chục nghìn hóa thạch gốc và các địa tầng hóa thạch nơi chúng được tìm thấy.
“Lúc đầu, tôi đã rất bối rối về chủ đề này. Điều gì đã là thật? Liệu thuyết tiến hóa có đúng hay không? Nhưng cuối cùng, giờ đây tôi đã rất hài lòng khi hiểu được những vấn đề trong thuyết tiến hóa là gì và chúng đã được phát triển ra sao”, Werner nói.
Bằng chứng giá trị hơn quan điểm
Thay vì trả lời liệu sự tiến hóa là đúng hay sai trong bộ phim tài liệu của mình, Werner trình bày các vấn đề và cho phép khán giả quyết định.
Các nhà khoa học đã từng xem một hóa thạch của Rodhocetus, một động vật bốn chân với cái đuôi của một con cá voi, như là bằng chứng tốt nhất của thuyết tiến hóa.
Tuy nhiên, khi Werner đến xem hóa thạch này, ông đã không thấy bất kỳ hóa thạch nào của cái đuôi con Rodhocetus. Khi được hỏi, nhà khoa học mà đã thêm cái đuôi cho con Rodhocetus trong các biểu đồ của bảo tàng đã thừa nhận rằng Rodhocetus không có đuôi hoặc chân chèo của cá voi.
Các vấn đề khác mà Werner chỉ ra bao gồm việc một nhà khoa học gắn đuôi của một con khủng long cho một con chim, và các viện bảo tàng gắn lông vũ cho một con khủng long, gắn thêm các vảy trên đầu của một con chim, và gắn những bàn tay và bàn chân con người cho Lucy, một hóa thạch được khắp nơi tin rằng là của một con vượn người.
Tóm lại, ông nói rằng mặc dù các biểu đồ tiến hóa tại các viện bảo tàng cho rằng sự tiến hóa là sự thật, nhưng các biểu đồ này không có bằng chứng chứng minh.
“Về cơ bản những gì tôi đọc trong sách giáo khoa đại học mâu thuẫn với những gì tôi đã khám phá ở chính nơi chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn với các nhà khoa học đó. Như vậy, có sự khác biệt rất lớn giữa những gì đã được viết so với thực tế”, Werner nói.
“Có một sự thiếu trung thực về chủ đề này ở các trường đại học. Đây là loại chủ đề bị đóng kín. Các nhà khoa học không muốn thảo luận về nó một cách công khai vì sợ hậu quả”.
Để mua các cuốn sách của Tiến sĩ Werner và có thêm thông tin, xin vui lòng truy cập trang web: www.TheGrandExperiment.com
(Theo The Epoch Times)
Ngày đăng: 16-10-2010
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.