Về việc nóng giận



Tác giả: Một học viên Đại Pháp

[Chanhkien.org] Từ nhỏ, tôi đã là một người lương thiện và có bản tính tốt. Mặc dù tôi không phải là một đứa trẻ dịu dàng và nhẹ nhàng,  tôi vẫn là người thân thiện và dễ gần. Tôi cũng tránh xa những người thô bạo. Không may, tôi lấy phải một người nóng tính. Khi anh ta tức giận, anh ta không quan tâm đến bất cứ điều gì, trở nên lạnh lùng và kiêu ngạo. Vì lý do đó, tôi thường tức giận với chính hoàn cảnh đó của mình.

Sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tính nóng của anh ta vẫn làm tôi tức giận. Lúc đầu, anh ta luôn chỉ trích tôi và tức giận với tôi. Mặc dù tôi cảm thấy tuyệt vọng, tôi vẫn nhìn vào trong. Một người tu luyện  biết rằng người ta phải trả nợ nghiệp. Anh ta đối xử với tôi như vậy, nhưng trong đời trước tôi đã đối xử với anh ta hay với người khác như thế nào? Vì vậy, tôi phải chú ý đến lời nói và hành động của mình. Tôi bị tổn thương nhưng vẫn chịu đựng điều đó. Anh ta là một người thiển cận và luôn tức giận vì những thứ vụn vặt. Thực ra, anh ta chính là tấm gương phản ánh sự thiển cận và chán nản vì tức giận của tôi.

Tuy nhiên, anh ta vẫn  bực tức với tôi. Khi tôi lặng yên, anh ta nói rằng tôi xa lánh. Khi tôi vẫn tiếp tục lặng yên, anh ta nói rằng tôi ngu ngốc và bị câm. Khi tôi đọc sách, anh ta nói rằng tôi khó gần và lập dị. Trí thông minh và bản tính nhẹ nhàng của tôi trở thành yếu điểm trong mắt anh ta. Tôi chịu đựng thương tổn không thể  diễn tả hết được bằng lời, nhưng tôi vẫn nhìn vào trong; tôi nhận thấy rằng tôi ngoan cố và không chịu được chỉ trích. Tôi tiếp tục điều chỉnh cách xử sự của mình và dần dần tôi ít tức giận hơn.

Tuy nhiên, thế chưa phải đã hết. Anh ta vẫn nổi  cơn tức giận và săm soi tôi, rồi tìm vấn đề. Nó giống như là tìm xương trong trứng vậy (bới bèo ra bọ). Một hôm tôi trở nên tức giận đến mức gần như phát điên và muốn ly dị. Tại sao tôi lại phải chịu đựng sự xúc phạm này? Tôi quỳ xuống trước ảnh của Sư Phụ và khóc nức nở nhiều lần vì không thể vượt qua khảo nghiệm này. Sư Phụ điểm hóa cho tôi trong một giấc mơ: Tôi đang sống trong một ngôi nhà mới tinh rất kiên cố với một cái lỗ hổng lớn ở một chỗ không dễ thấy. Bất kể có muốn hay không, tôi cần phải nhìn vào trong. Khi tôi tĩnh tâm trở lại, tôi nhìn vào trong một chút một và dần dần tôi đã hiểu rõ hơn về hành động của mình.

Tôi thở dài đầy cảm xúc khi nhớ lại mọi chuyện. Không có gì là ngẫu nhiên. Tôi đã từng trở nên tuyệt vọng đến mức tức giận với cơn nóng giận của anh ta. Khi tôi trở nên tức giận, tà ác trong tôi sẽ phát triển lên và gây nên tâm oán giận. Tâm tôi trở nên  hẹp hòi. Tôi cũng muốn tranh cãi và không thể hòa giải với người khác. Đó có phải là hành vi của một người tu luyện không?

Khi tôi trở nên bớt tức giận, nhưng anh ta vẫn bộc lộ cơn nóng giận vô lý. Tại sao lại như vậy? Giờ thì tôi đã hiểu: Nhận thức của tôi về mỗi lần như vậy và về từng niệm như thế nào? Tôi dùng tiêu chuẩn nào để đánh giá hành vi của mình vậy? Tôi có dùng tư tưởng của người thường hay là tiêu chuẩn của người tu để xử lý mọi việc? Chấp trước vào quan niệm con người khiến người ta bị bẫy vào tư tưởng của nó? Tôi đã tổn thương không thể diễn tả bằng lời khi tôi trở nên tức giận với một điều gì đó. Tư tưởng của một người chân tu là không chỉ nhìn trên bề mặt, mà là thực sự nhìn vào tư tưởng khởi điểm của mình.

Sư Phụ giảng:

Chư vị biết chăng? Chỉ đơn giản là về một vấn đề tu luyện; tại tầng thấp của vũ trụ là rất phức tạp, [nhưng] lên đến tầng trên thì đơn giản; không có khái niệm ‘tu luyện’, chỉ có khái niệm ‘tiêu bỏ nghiệp lực’; lên đến tầng cao hơn mà giảng [thì] hết thảy khó nạn ấy chỉ là để trải con đường lên trên thiên thượng mà thôi; còn lên tầng cao hơn nữa thì hỏi tiêu nghiệp là gì, chịu khổ là gì, tu luyện là gì; đều không có những khái niệm ấy; chỉ là ‘tuyển trạch’ (lựa chọn)!” (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ Quốc vào tết Nguyên tiêu 2003”)

Là một người tu luyện, chúng ta luôn phải đòi hỏi bản thân theo tiêu chuẩn cao hơn. Hành vi vô lý của chồng tôi cho tôi cơ hội để xem tôi có thể ngộ từ đó không. Tôi thấy xấu hổ là đã mất nhiều thời gian đến vậy mới nhận ra tình huống chân thực.

Tôi nhớ rằng vài lần tôi trở nên nóng giận đến mức tôi cảm thấy như bị gói vào một vật chất dày đặc và  không thể thở được. Khi tôi tĩnh tâm và nhìn vào trong, tôi nhận thấy rằng vật chất đó tan dần đi và để tôi yên. Tôi cảm thấy toàn thân trong suốt và tâm trí trở nên sáng suốt. Cơn nóng giận đó là ở đâu vậy? Tôi khi đó nhận ra rằng nóng giận là một vật chất trói buộc bạn và chi phối bạn. Tuy nhiên, nếu bạn kiềm chế bản thân để không trở nên nóng giận, nó sẽ không thể động đến bạn được và do đó sẽ phải tránh xa bạn. Như một câu thành ngữ nói , trở nên tức giận là chạm được vào cơn nóng giận. Nó thực sự hiện hữu, nhưng không phải là một phần của bạn, tùy thuộc vào việc bạn có chạm vào nó hay không. Người ta bị nóng giận chi phối hay có thể khống chế được nó hòan toàn là lựa chọn của người đó.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/8/17/61112.html

http://pureinsight.org/node/5832



Ngày đăng: 08-12-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.