Tùy bút: Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình
Tác giả: Cổ Đạo
[ChanhKien.org]
Có câu nói: Người khác tôn trọng bạn không phải vì bạn ưu tú mà là vì người khác ưu tú. Sự tôn trọng phản ánh phẩm hạnh, tố chất và cũng là thể hiện lớn nhất về giáo dưỡng của một người.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc và phương Tây đều đề xướng việc đối xử với mọi người bằng sự cung kính, khiêm tốn, hòa ái và ít đề cao bản thân. Còn văn hóa đảng thì ngược lại, biểu hiện ở chỗ không coi ai ra gì, cuồng vọng tự đại, thích làm thầy thiên hạ, cậy quyền cậy thế, đề cao bản thân và hạ thấp người khác.
Những người sau khi bị ô nhiễm bởi văn hóa đảng, bất kể họ đối xử với các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp hay bạn bè đều không dễ tôn trọng, không dễ hòa hợp. Sự tôn trọng mọi người chỉ là ở trên bề mặt, còn thực chất lại khác. Họ chỉ vừa gặp chút mâu thuẫn liền “hiện nguyên hình” tranh đấu với nhau, thậm chí không chút do dự.
Rất nhiều cặp vợ chồng trong gia đình hiện đại từ yêu nhau đến cãi nhau không dứt, trở mặt thành thù, thậm chí sát hại nhau, tất cả chỉ vì thiếu tôn trọng lẫn nhau. Sau khi tình yêu lắng xuống thì không đủ nền tảng đạo đức để duy trì sự chung sống hòa hợp giữa vợ và chồng.
Sự hợp tác trong các hạng mục công việc của nhiều người hiện nay cũng tồn tại vấn đề tương tự. Tôi cảm thấy có rất nhiều người có năng lực, có tài năng, nhưng không mấy người trong số họ biết tôn trọng người khác từ tận đáy lòng. Điều này cũng là do ô nhiễm từ văn hóa đảng gây nên. Khi khinh mạn, mắng mỏ hay thậm chí hất hàm sai khiến người khác, họ không hề biết rằng bản thân đang hạ thấp chính mình. Thay vào đó, họ cảm thấy mình rất có đạo lý, rất “lợi hại” và rất “uy phong”. Trong xã hội truyền thống, cách xử sự như vậy thực sự rất đáng bị khinh thường và xấu hổ.
Một bài viết trên Watchchina.com đề cập rằng: “Những người luôn tôn trọng người khác, mỗi khi hễ động niệm liền trang nghiêm. Cứ như vậy, tướng mạo của họ sẽ lộ vẻ trang nghiêm”. “Người luôn cáu giận, mỗi khi hễ động niệm thì nhớn mày trợn mắt; cứ thế mãi, tướng mạo của họ sẽ lộ vẻ xấu xí khó coi”.
Tôi cảm thấy những lời này nói rất hay. Nét mặt từ bi và thiện lành cùng vẻ ngoài trang nghiêm của chư Phật và chư Bồ Tát chính là biểu hiện bên ngoài của cảnh giới nội tâm của các Ngài. Có câu nói: “Cực trí đích mỹ lệ chích hữu kháo tu hành tài năng đắc lai” (tạm dịch: Vẻ đẹp tột đỉnh chỉ có dựa vào tu hành mới đắc được).
Có một đệ tử Đại Pháp, những người không tu luyện trong gia đình của cô ấy đã miêu tả rằng, khi cô ấy ngồi ở đó, họ nhìn cô giống như một vị Bồ Tát. Trên thực tế, vị đồng tu này luôn rất khiêm tốn, tốt bụng và bình tĩnh. Bao nhiêu năm qua, bất cứ khi nào tôi vô tình quan sát cô ấy, nét mặt cô ấy luôn biểu cảm tường hòa, không khi nào cau có hay thiếu kiên nhẫn, không lúc nào thể hiện ra vẻ mặt khinh mạn, cũng không lúc nào cao hứng, mặt mày hớn hở. Trong khi trò chuyện, chưa bao giờ cô ấy nghị luận sau lưng người khác, hoặc nói chuyện say sưa về việc gì đó, hoặc tự khoe khoang hay tâng bốc ai, hay nói về khuyết điểm của cha mẹ, nói về đúng, sai của bản thân và người khác. Đây chính là chân tu và thực tu. Vì vậy, cô ấy đã tu xuất ra một loại “hình tướng Bồ Tát”.
Có câu nói: “Bạn khiêm tốn bao nhiêu thì cao quý bấy nhiêu”. Tôi hy vọng có thể sử dụng điều này để bản thân và các đồng tu cùng cố gắng nhớ tôn trọng người khác nhiều hơn và trang nghiêm với bản thân hơn trong năm mới.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/288511
Ngày đăng: 23-12-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.