Sáng tạo ra Trời, Đất và con người là trí tuệ vĩ đại



Tác giả: Đặng Anh Sĩ

[ChanhKien.org]

Người xưa giảng tam tài là Thiên, Địa và Nhân. Nhân (con người) là anh linh của vạn vật, gồm có tài năng về nhiều phương diện và trí tuệ rộng lớn, thống trị toàn bộ thế giới. Vậy, Thiên và Địa có tài năng về nhiều phương diện và trí tuệ rộng lớn không? Xã hội hiện nay chú trọng vào việc cải thiện điều kiện sống của con người mà thường bỏ qua sự tồn tại của Trời và Đất.

Bầu trời rộng lớn, mênh mông vô ngần. Trái Đất bao la, thâm tàng bất lộ. Trời đất cao sâu khó dò, ẩn chứa vô số điều huyền diệu và trí tuệ.

Sự vận hành của các thiên thể là có quy luật. Người xưa căn cứ vào sự vận hành của thiên thể để nhận biết ngày đêm, tính toán ra ngày, tháng, năm; phân chia thành bốn mùa và 28 tiết khí. Sự phát triển của cây trồng gắn bó chặt chẽ với khí tiết, sự hoạt động của động vật cũng liên quan đến khí hậu. Sự vận chuyển của các mạch và tinh, khí, thần trong cơ thể con người cũng liên quan đến thời gian. Mùa đông trồng ngô, mùa hè bán bếp lò, đây là chuyện đùa. Có sự phân biệt ngày đêm, âm u, tạnh ráo, tròn, khuyết, gió, mưa, sấm sét, tuyết sương. Đạo trời tuy ‘vô ngôn’ nhưng lại chi phối mọi mặt của xã hội nhân loại.

Hỏa tiễn và vệ tinh hiện đại cũng phải chọn vị trí và thời gian phóng, để nâng cao tỷ lệ thành công và giảm chi phí phóng.

Trái đất vô cùng thâm sâu rộng lớn, có sông ngòi, biển hồ, cũng có núi đồi, triền dốc. Địa hình khác nhau có động vật, thực vật khác nhau. Các vật chủng đủ loại, đủ dạng duy trì sự cân bằng sinh thái của xã hội nhân loại. Mọi người cũng nhập gia tùy tục, an gia lạc nghiệp. Tục ngữ có câu: “Nhất phương thủy thổ dưỡng nhất phương nhân” (Đất và nước ở phương nào thì dưỡng thành người ở phương ấy). Bởi vậy, “Trèo cây tìm cá”, “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” đều là những trò đùa của người không hiểu về địa lý.

Thăm dò bằng kỹ thuật hiện đại đã phát hiện nguồn tài nguyên phong phú: khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, than đá, kim loại quý, v.v. ngủ sâu dưới lòng đất hàng ngàn năm. Trên Trái Đất, đa dạng đủ loại sản vật làm phong phú thêm cho xã hội nhân loại. Trái Đất gắn bó mật thiết với cuộc sống thường ngày của con người như ăn ở, đi lại, sản xuất kinh doanh… Những thảm họa thiên nhiên như đất nứt, núi lở, động đất, sóng thần cũng luôn đe dọa sự an toàn của xã hội nhân loại.

Người xưa rất coi trọng sự chung sống hài hòa giữa Thiên, Địa và Nhân. Dù việc lớn hay việc nhỏ, như đời sống gia đình, sản xuất kinh doanh, trị lý quốc gia, chiến tranh, v.v. đều chú ý đến “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”. Các bậc hiền nhân xưa đã đúc kết các loại kinh nghiệm xã hội khác nhau, chính là “Con người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên” trong “Đạo Đức Kinh”.

Con người hiện đại vì lợi ích của mình mà coi thường quy luật của Thiên, Địa, Nhân. Việc khai thác điên cuồng đã gây ra thảm họa địa chất thường xuyên. Nước ngầm cạn kiệt, nguồn nước ô nhiễm, nguồn năng lượng cạn kiệt, khiến các loài có nguy cơ tuyệt chủng và con người đang phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng sinh tồn nghiêm trọng khác nhau. Sự phát triển công nghiệp không được kiểm soát đã gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng; hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao; khí hậu cực đoan khác thường gây ra thiên tai liên tiếp. Với việc phóng vệ tinh tùy tiện và các hoạt động không gian thường xuyên, ngay cả không gian hiện tại cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hàng ngàn năm trước, các nhà hiền triết Trung Quốc đã đưa ra khái niệm Thiên (Trời), Địa (đất) và Nhân (con người). Các vị ấy đã chỉ ra rằng mọi hoạt động của xã hội nhân loại đều phải thuận Thiên ứng Nhân, nhập gia tùy tục; giáo dục thế nhân phải tôn Thiên kính Địa, đề cao sự phát triển hài hòa của Thiên, Địa và Nhân. Cho nên không thể không nói rằng vị Thần sáng tạo ra Trời, Đất và con người có trí tuệ vô cùng vĩ đại.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291319



Ngày đăng: 21-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.