Chiếc máy điện toán 2.000 năm tuổi
[Chanhkien.org] Đại Học Cardiff – Các chuyên gia tại Đại học Cardiff đã dẫn đầu phái đoàn quốc tế trong trong việc tìm ra manh mối các bí mật của một chiếc máy điện toán 2.000 năm tuổi mà có thể làm thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta về thế giới cổ xưa.
Giáo sư Mike Edmunds của ngành Vật lý và Thiên văn học, và Tiến sĩ Toán học Tony Freeth, cách đây vài năm lần đầu tiên nghe nói về máy Antikythera, một máy tính thiên văn giống như một cái đồng hồ, có tuổi từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Bây giờ họ tin rằng họ đã khám phá ra một điều huyền bí của kỷ nguyên cổ xưa về cách thức nó thực sự hoạt động như thế nào.
Những dấu vết còn lại của một một chiếc hộp vỡ bằng gỗ và đồng, trong đó chứa hơn 30 phụ tùng đã được tìm thấy bởi các thợ lặn đang thám hiểm một chiếc tàu đắm chìm dưới biển thuộc vùng đảo Antikythera vào lúc chuyển sang thể kỷ 20. Từ đó đến nay các khoa học gia đã cố gắng phục chế lại nó. Các nghiên cứu mới đề xuất rằng nó còn tinh vi hơn là những gì người ta đã từng nghĩ trước đây.
Công việc tỉ mỉ tiến hành trên các phụ tùng cơ khí đã cho thấy nó có thể dò những sự thay đổi thiên văn với độ chính xác phi thường. Máy tính này đã có thể theo dõi những sự thay đổi của mặt trăng và mặt trời qua hoàng đạo, tiên đoán các thiên thực (nguyệt thực, nhật thực) và ngay cả giải lý quỹ đạo bất thường của mặt trăng. Nhóm này đã tin rằng nó có lẽ cũng tiên đoán được vị trí của các hành tinh.
Các phát hiện đã cho thấy kỹ thuật của người Hy Lạp vượt xa những gì mà chúng ta đã từng nghĩ trước đây. Không có nền văn minh nào được biết là đã có thể chế tạo ra một đồ vật mà phức tạp như thế trong hơn một ngàn năm qua.
Giáo sư Edmunds nói: “Loại vật dụng này thật là phi thường. Thiết kế thật tuyệt đẹp, tính thiên văn thật chính xác. Cách mà đồ cơ khí này được chế tạo khiến tôi thật kinh ngạc. Người đã tạo ra nó thật sự đã làm việc một cách hết sức cẩn thận. ”
Đội nghiên cứu được thành lập từ Cardiff, viện Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia của Athens và các trường đại học của Athens và Thessaloniki, đã được tài trợ tối đa từ nguồn viện trợ Leverhulme. Các nhà nghiên cứu được sự giúp đỡ bởi hãng Hertfordshire X-Tek, nơi đã phát triển kỹ thuật vi tính X-quang, giúp đỡ với việc nghiên cứu những mảnh đã bị mòn của cỗ máy. Hãng máy vi tính lớn Hewlett-Packard đã cung cấp kỹ thuật hình để làm nổi bật các chi tiết bề mặt của cỗ máy. Các cơ chế nằm trong 70 miếng và được sắp đặt dưới những điều kiện kiểm tra chính xác tại Athens, nơi mà nó không thể được đụng đến. Khám phá các hoạt động của nó là một điều khó khăn, một quá trình chăm chú tỉ mỉ, với sự tham gia của các nhà thiên văn, toán học, chuyên gia điện toán, các nhà phân tích nguyên bản và các chuyên gia bảo trì.
Sau khi tiết lộ tất cả những gì họ tìm thấy tại một cuộc hội nghị quốc tế 2 ngày và trong tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu hiện nay đang hy vọng chế tạo ra một mẫu máy điện toán mà có thể hoạt động như một mô hình hoạt động có đầy đủ chức năng như vậy. Điều này vẫn còn chưa biết chắc được là người Hy Lạp cổ xưa đã sử dụng cơ khí này để làm gì, hoặc tính phổ biến của loại kỹ thuật này ra làm sao.
Giáo sư Edmunds nói:“Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng họ còn chế tạo ra những gì nữa vào thời đó. Nói về lịch sử và giá trị hiếm có, tôi phải coi kỹ thuật chế tạo này là một vật còn giá trị hơn Mona Lisa.”
Tài liệu tham khảo:
http://www.Cardiff.ac.uk/newsevents/22801.html
http://www.antikythera-mechanism. gr
Dịch từ:
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4330
Ngày đăng: 09-01-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.