Nghệ thuật cần phải tịnh hóa nhân tâm
Tác giả: Tư Diên
[ChanhKien.org]
Điều quan trọng để đánh giá sự cao thấp và chính tà của nghệ thuật, là phải xem nó có thể tịnh hóa nhân tâm, khiến con người an tĩnh, cảm thấy nhẹ nhàng hay không; có khiến con người bớt đi dục vọng, và truy cầu những điều cao quý hay không.
Thượng thiên ban cho con người vạn sự vạn vật, là có hai dụng ý: một là, để cho con người sinh tồn; hai là, để giáo hóa nhân tâm. Bởi vì trong vũ trụ có Phật thì sẽ có ma, có người thì cũng có quỷ, ma quỷ cũng lợi dụng vạn sự vạn vật để thực hiện hai mục đích: một là, khiến con người chấp mê vào ngoại vật; hai là, làm bại hoại nhân tâm con người. Thần Phật dẫn dắt nhân tâm hướng thiện, đề thăng lên trên, ma quỷ thì khiến nhân tâm hướng ác, kéo con người xuống.
Các loại hình nghệ thuật muôn màu muôn vẻ, nó cũng là một chủng loại trong vạn sự vạn vật, nó cũng phải tham gia vào cuộc chiến Thần ma. Vì thế, nghệ thuật cũng phân thành làm tịnh hóa nhân tâm và làm bại hoại nhân tâm. Bất luận là loại hình nghệ thuật nào ở thế gian con người, đều thể hiện ở hai phương diện này, người thiện dùng vào việc thiện thì sẽ có lợi cho người cho mình; người ác dùng làm việc ác thì hại người hại mình. Ví dụ: Nhạc Rock vốn quen với tiếng trống ầm ĩ, với tiếng la hét cuồng loạn, phát tiết cực độ, người nghe không thể bình tĩnh lại được, ca sĩ đương nhiên càng không thể bình tĩnh. Đây đều là biểu hiện của ma tính đại phát, nếu ca sĩ trường kỳ như vậy, càng lâu thì sẽ càng xấu, càng ngày càng già nua, càng khó trường thọ. Nếu khán giả nghe thường xuyên, tiếp nhận sự truyền nhập của ma tính một cách vô điều kiện, dần dần sẽ tràn đầy ma tính, nhân tính biến dị, rơi vào “điên loạn”. Một ví dụ khác là “âm nhạc đồi trụy” đang thịnh hành phổ biến hiện nay, đó là thứ âm nhạc lả lướt, mê mê hoặc hoặc, uốn uốn éo éo, đàn ông càng hát càng giống như “ái nam ái nữ”, càng nghe thì càng mất đi chính khí, chính niệm và sự mạnh mẽ của đàn ông. Cổ nhân nói về âm nhạc như thế này: Nếu vua và dân thường nghe âm nhạc đồi trụy, âm nhạc bất chính, thì chính là dấu hiệu của sự vong quốc.
Theo quan điểm chính thống mà nói, thì tiêu chuẩn chính đại của nghệ thật là: Tận thiện tận mỹ. Tận thiện chính là tịnh hóa nhân tâm, dẫn dắt con người hướng thiện; Tận mỹ chính là cao thượng, thuần tịnh, kỹ pháp cao siêu.
Hầu hết nghệ thuật hiện nay đều không thể tịnh hóa nhân tâm, tuy mang tên “Nghệ thuật”, nhưng bản thân nó không phải là “Nghệ thuật”, và sẽ không có chỗ cho chúng trong điện đường nghệ thuật tương lai. Hết thảy những người làm bại hoại nghệ thuật, bại hoại nhân tâm này, đều không thoát khỏi sự thẩm phán của Thiên Thần. Lão Tử nói: Thiên đạo hảo hoàn (ý tứ là thiên đạo chí công, thiện ác hữu báo). Việc hành ác nào cũng không xấu tệ bằng việc làm bại hoại nhân tâm. Ví như phong cách “sửu thư” (thư pháp xấu) trong thư pháp hiện nay, thật là đã đến mức cực xấu rồi, nhưng lại được đăng và bày trên những điện đường sang trọng, người viết thư pháp này thậm chí còn giữ các chức vị quan trọng trong hiệp hội thư pháp, và chiếm giữ hầu hết toàn bộ các giải thưởng quan trọng, đây cũng là biểu hiện của sự biến chất toàn diện của nghệ thuật thư pháp. Tại sao càng “xấu” lại càng được con người yêu thích? Chỉ vì đạo đức con người bại hoại, bị ma tính thao túng khống chế, nên đều liều mạng mà tha hóa, đều đang buông thả với yêu ma, đang thi nhau biến thái.
Ngược lại, nghệ thuật chính thống, do tác dụng tịnh hóa nhân tâm của nó, nên có thể đạt được vô số lợi ích, như: Bản thân các nghệ thuật gia sẽ càng ngày càng thuần tịnh, trạng thái thân tâm sẽ tự nhiên càng ngày càng tốt đẹp, người làm nghệ thuật sẽ được Thiên Thần dẫn dắt và bảo hộ, con đường nghệ thuật càng ngày càng rộng mở, càng đi càng cao, phúc báo không ngừng; khi khán giả tiếp xúc được mặt chính diện của nghệ thuật, thì thân tâm sẽ không ngừng hướng thiện, ngôn hành cũng sẽ không ngừng hướng thiện, từ đó sẽ nhận được những ảnh hưởng tích cực và nhận được thiện báo lâu dài. Ví dụ: Những bức họa về tôn giáo của Leonardo da Vinci vô cùng trang nghiêm và được vẽ một cách tinh xảo, chỉ cần nhìn vào, bạn liền có thể cảm thấy được một bầu không khí và năng lượng thần thánh, đồng thời có một niềm khao khát hướng về thiên quốc. Bản giao hưởng “Định mệnh” của Beethoven vừa trầm bổng vừa tráng lệ, chính khí thuần dương của người nghe cũng được sản sinh ra một cách mạnh mẽ. Mười đại danh khúc cổ cầm, vừa dưỡng tâm, lại dưỡng sinh, vừa nghe bạn liền dễ dàng say sưa vào trong ý cảnh thuần mỹ của cổ khúc. Một ví dụ khác: Văn học thuần chính cự tuyệt những ngôn ngữ vô lại của Internet, cự tuyệt lưu hành “ngôn ngữ sao hỏa”, và cự tuyệt sự chi phối của quan niệm biến dị, hết thảy đều cần dùng tư tưởng và ngôn ngữ đường đường chính chính để biểu đạt sự cao quý và thiện niệm, tức là “Trung hòa” và “Ung dung”. Đối với văn học nghệ thuật mà nói, thì là chính thống, thuần tịnh, là lấy văn học chân chính để chuyển tải đạo.
Vì thế, người làm nghệ thuật, không chỉ phải nghĩ đến tịnh hóa bản thân, cũng phải nghĩ đến tịnh hóa người khác, cần đem “tịnh hóa nhân tâm” làm tiêu chuẩn quan trọng nhất, nếu không sẽ làm bản thân lạc lối, cũng làm người khác lạc đường, gây tác hại vô cùng.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276846
Ngày đăng: 30-06-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.