Khải thị từ câu chuyện “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”
Tác giả: Tiểu Duyên
[ChanhKien.org]
“Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh” là một câu chuyện kinh điển trong tác phẩm Tây Du Ký. Vậy, trong câu chuyện này chúng ta hãy cùng xem ai sai, ai đúng, và cuối cùng ai là người tu?
“Bạch Cốt Tinh” là một con yêu quái, nó muốn hãm hại Đường Tăng, như vậy thì đánh chết nó cũng không có gì sai. Nhưng đánh chết ngay trước mặt Đường Tăng thì không thể được, vì Đường Tăng không nhìn thấy bộ mặt thật vốn dĩ là yêu quái của “Bạch Cốt Tinh”, trước mặt Đường Tăng thì “Bạch Cốt Tinh” chỉ là hình tượng của một người bình thường.
Trong bài giảng thứ năm của cuốn “Chuyển Pháp Luân” Sư tôn giảng cho chúng ta rằng:
“Các Đại Giác Giả thông thường không tự dưng can thiệp vào [Pháp] lý nơi người thường; Giác Giả càng cao càng không phá hoại [Pháp] lý nơi người thường, không động tới một chút nào. Không lẽ đột nhiên đánh sét làm vỡ tan tượng Phật; họ không làm những việc ấy; do đó nó chạy vào tượng Phật thì [họ] cũng không quản. Nó biết là muốn giết nó, nó liền chạy”.
Kỳ thực, Ngộ Không có thể chọn nơi Đường Tăng không nhìn thấy để đánh chết “Bạch Cốt Tinh”. Ví dụ như lúc yêu quái ở trong hang động, hoặc là sơn động thì đều khả dĩ, cũng chính là đánh chết nó ở chỗ không có người là được rồi. Vậy vì sao cứ phải đánh chết “Bạch Cốt Tinh” ở ngay trước mặt Đường Tăng? Nói thẳng ra thì chính là vì danh lợi.
“Tam Tạng vô cùng cảm tạ nói: ‘Hiền đồ nhi, ta có lỗi với con, ta có lỗi với con! Chuyến đi này, sớm tới được Tây phương, lấy kinh trở về Đông Thổ, gặp lại Hoàng đế Đại Đường, ta sẽ tâu với Hoàng đế, công đầu thuộc về con’. Hành giả cười nói rằng: ‘Chớ nói vậy, chớ nói vậy! Sư phụ đừng niệm chú vòng kim cô nữa là con cảm tạ tấm lòng yêu thương của sư phụ lắm rồi’” (trích trong Tây Du Ký – hồi thứ 31: Trư Bát Giới lấy nghĩa khích Hầu Vương, Tôn Hành Giả dùng trí hàng yêu quái).
Ở đây, có thể thấy rằng Tôn Ngộ Không làm các việc hết thảy đều là vì để ghi nhận công lao. Mà Đường Tăng tựa hồ dường như cũng rất chú trọng về phương diện này. Trong Tây Du Ký, bốn thầy trò đều trong quá trình tu, tu được tốt hay xấu, đều là vấn đề của bản thân mỗi người. Vậy vì sao còn cần phải để người khác nói đây? Như vậy xem ra, Ngộ Không ít nhiều có chút coi thường vì Đường Tăng là phàm nhân, nhưng trong đoạn: “Chớ nói vậy, chớ nói vậy! Sư phụ đừng niệm chú vòng kim cô nữa là con cảm tạ tấm lòng yêu thương của sư phụ lắm rồi” thì thấy rằng, qua ba lần khảo nghiệm, Ngộ Không đã có chỗ đề cao, tâm danh lợi cũng đã vứt bỏ được không ít.
Con người có lý của con người ở thế gian, chỉ cần anh ta có nhân bì (thân người) thì không thể tuỳ ý giết hại anh ta.
Đệ tử Đại Pháp trong tu luyện cần dùng Pháp lý để quy chính bản thân, cần tu luyện đề cao. Nhưng cũng đồng thời không được phá hoại Pháp lý của con người thế gian, vì đây cũng là một tầng lý thấp nhất của Pháp lý. Ngộ Không vì tâm danh lợi mà phá hoại lý của con người thế gian (trong mắt con người thấy rằng đó là vô cớ giết “người”). Đệ tử Đại Pháp trong lúc trợ Sư Chính Pháp cũng cần đồng thời vứt bỏ tâm danh lợi, để chứng thực Pháp một cách đường đường chính chính.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/294600
Ngày đăng: 11-02-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.