Thiển ngộ về “Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau”



Tác giả: Đồng tu Đại Lục

[ChanhKien.org]

1. Phiền phức và ma nạn

Con người sống trên thế gian, ai cũng đều sẽ gặp phải phiền phức và ma nạn. Xét từ góc độ cảm thụ của bản thân thì chẳng ai thích gặp phiền phức và ma nạn, bởi vì phiền phức và ma nạn sẽ đem đến thống khổ. Tùy theo “nguồn gốc” của mỗi người cộng thêm những gì đã từng trải qua và quan niệm nhận thức được hình thành khác nhau, thì khả năng chịu đựng những phiền phức và ma nạn vào những thời điểm khác nhau cũng sẽ khác nhau.

Tất nhiên không có ai thích gặp phiền phức và ma nạn, vậy những phiền phức và ma nạn này xuất hiện như thế nào? Căn cứ để nó xuất hiện là gì? Làm thế nào mới có thể giải quyết vấn đề của nó từ căn bản?

2. Nghiệp lực

Muốn làm rõ nguồn gốc và tìm cách giải quyết phiền phức và ma nạn thì chỉ có thể từ lý của cao tầng mới có thể giải quyết được. Đứng tại tầng diện của người thường thì không cách nào có thể giải quyết được. Nhìn từ lý cao hơn con người, thì một sinh mệnh đã từng làm điều xấu trong quá khứ, do đó đã tạo nghiệp. Vì vậy, phiền phức và ma nạn gặp phải chính là để bản thân trả nợ, và tiêu trừ nghiệp lực. Vậy vì sao lại tạo nghiệp?

3. Tâm tính

Nhìn từ cao tầng, thì ý nghĩ của một sinh mệnh sẽ dẫn đến những hành vi khác nhau. Ý nghĩ tốt sẽ dẫn đến những hành vi tốt, ý nghĩ xấu sẽ dẫn đến những hành vi xấu. Hành vi không tốt sẽ sản sinh nghiệp lực, cũng chính là “tâm tính” không tốt. Vậy vì sao “tâm tính” lại trở nên không tốt?

4. Quy luật của vũ trụ

Từ tầng thứ cao hơn mà nhìn, hết thảy lý của vũ trụ đều thuận theo biến hóa của quy luật vận chuyển của vũ trụ mà biến hóa. Quy luật này chính là “Thành, trụ, hoại, diệt”, vậy nên đứng tại góc độ này mà nhìn, tâm tính của sinh mệnh biến thành không tốt cũng chính là tính tất yếu của quy luật này dẫn đến. Vậy quy luật này dẫn đến điều gì? Làm cách nào để thay đổi nó?

5. Thuộc tính căn bản của “vị tư”

Đứng tại giác độ cao tầng mà nhìn thì quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” này là do thuộc tính căn bản của “vị tư” dẫn đến.

6. Đứng ở vị trí cao nhất để nhìn nhận vấn đề

Cá nhân tôi lý giải rằng, dùng lý cao hơn con người mà nhìn thì “phiền phức và ma nạn” chỉ là biểu tượng, nguyên nhân căn bản chính là “nghiệp lực”.

Đứng ở lý cao hơn nữa mà nhìn thì “nghiệp lực” chỉ là biểu tượng, nguyên nhân căn bản là vấn đề “tâm tính”.

Lại lên cao hơn nữa mà nhìn vấn đề thì “tâm tính” cũng chỉ là biểu hiện bề mặt, nguyên nhân căn bản là do quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ dẫn đến.

Lại lên cao hơn, cao hơn nữa mà nhìn thì quy luật “Thành, trụ, hoại, diệt” của vũ trụ cũng chỉ là biểu hiện bề mặt, nguyên nhân căn bản là thuộc tính căn bản của “vị tư” dẫn đến.

Bất kể là Pháp lý của cựu vũ trụ hay tân vũ trụ, đều là do xuyên suốt từ trên xuống dưới. Tầng thứ càng cao càng gần với Đại Pháp vũ trụ. Tầng thứ càng thấp nhìn vấn đề và lý giải thấu triệt càng không được rõ ràng như tầng thứ cao, và chỗ mê càng lớn, càng viễn ly với “chân lý”.

Bởi vì thuộc tính căn bản của cựu vũ trụ là “vị tư”. Đặc tính “vị tư” này xuyên suốt toàn bộ cựu vũ trụ, nó thể hiện ở các thời không khác nhau, các tầng thứ khác nhau, đều là sống vì bản thân. Cảm thấy bản thân vĩ đại, cái “tự ngã” này, cái “tư” này rất mạnh, tầng thứ càng cao càng cảm thấy bản thân lợi hại, bản thân vĩ đại, tự ngã cũng càng lớn.

Còn thuộc tính căn bản của tân vũ trụ là “vị công”. Đặc tính “vị công” này cũng xuyên suốt toàn bộ tân vũ trụ, thể hiện trên các sinh mệnh ở các thời không khác nhau, các tầng thứ khác nhau là trạng thái vì người khác. Tầng thứ càng cao thì trạng thái “vô tư vô ngã” càng lớn, càng sẽ không cảm thấy mình tuyệt vời.

7. Vậy làm cách nào mới có thể giải quyết tầng bề mặt nhất của “phiền phức và ma nạn”?

Trong hiện thực, chúng ta có thể sẽ bị giới hạn trong các tầng thứ khác nhau khi chúng ta đối đãi với “phiền phức” và “ma nạn” gặp phải. Không thể đứng ở điểm cao nhất để nhìn nhận vấn đề. Đều sẽ có “mê” khi nhìn vấn đề từ các tầng diện khác nhau. Bời vì tầng thấp không thể nhìn thấy lý của tầng cao, cũng không có “trí huệ” của cao tầng.

Trước khi lý giải của cá nhân được hoàn thiện, thì vẫn sẽ xuất hiện “phiền phức” và “ma nạn”. Bởi vì Sư tôn sẽ lợi dụng phần “nghiệp lực” còn lại của chúng ta để đề cao “tâm tính” và “tầng thứ” của chúng ta. Mà người tu luyện chúng ta có thể làm được chính là suy xét làm thế nào để đối mặt với những “phiền phức” và “ma nạn” này khi chúng xuất hiện. Là đối đãi với nó dựa trên cơ điểm của “vị tư vị ngã” hay là “vô tư vô ngã”. Nói thẳng ra cũng chính là vấn đề quy về “cựu Pháp lý” quản hay là Pháp lý của “tân vũ trụ” quản. Bởi vì cơ điểm khác nhau, nên sẽ dẫn đến kết quả biểu hiện bề ngoài nhất của “phiền phức” và “ma nạn” cũng khác nhau.

Sư tôn đã giảng trong phần “Luyện công vì sao không tăng công” của cuốn Chuyển Pháp Luân, rằng:

“không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công”.

Chúng ta đều muốn đi đến tân vũ trụ, vậy khẳng định là cần phải biết Pháp lý của tân vũ trụ, đồng thời cũng cần biết chỗ thiếu sót của Pháp lý của cựu vũ trụ. Đồng thời không ngừng đối chiếu với bản thân, quy chính theo Pháp lý của tân vũ trụ. Trường kỳ kiên định đồng hóa vào tân vũ trụ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/293701



Ngày đăng: 22-12-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.