Bức thư Bộ Công an Trung Quốc cảm ơn Pháp Luân Công năm đó đã chứng tỏ điều gì?
Tác giả: Đàn Phong Trần
[ChanhKien.org]
Năm 2022, hơn 1000 quan chức từ khắp nơi trên thế giới đã trao tặng giải thưởng và thư chúc mừng, ca ngợi Pháp Luân Đại Pháp vì những đóng góp xuất sắc cho xã hội. (Tổng hợp từ Epoch Times)
Một bức thư cảm ơn rất có giá trị
Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Thư cảm ơn gửi Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc
Kính gửi ông Trương Chấn Hoàn, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc:
Cách đây ít ngày, hội nghị biểu dương những cá nhân tiên tiến, dũng cảm đấu tranh chống tội phạm lần thứ ba do Bộ Tuyên truyền và Bộ Công an phối hợp tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp. Tham dự hội nghị có một số đại biểu từng bị thương tật do dũng cảm đấu tranh với tội phạm, sau khi được điều trị y tế thông thường vẫn còn bị các chứng bệnh khác nhau. Để giúp những người có công trong phong trào dũng cảm đấu tranh chống tội phạm hết đau đớn do bệnh tật, Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa (China Foundation For Justice And Courage) đã chính thức đề nghị quý hội, kính mời ngài Lý Hồng Chí, người chủ trì Pháp Luân Công Trung Quốc, tiến hành điều trị phục hồi bằng khí công cho các cá nhân tiên tiến, dũng cảm đấu tranh chống tội phạm trong thời gian diễn ra hội nghị. Lời đề nghị này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bí thư Trương Kiến, phó bí thư Quản Khiêm và giám đốc Phí Đức Tuyền.
Ngày 24 tháng 8, ngài Lý Hồng Chí được mời đến Bộ Công an để chữa bệnh cho hội trưởng Vương Phương. Ngày 30 tháng 8, ngài Lý Hồng Chí đã dẫn theo một số khí công sư Pháp Luân Công (là các học viên lâu năm học Pháp Luân Công) đến hội nghị để chữa bệnh cho gần 100 đại biểu tham dự, kết quả chữa trị rất tốt nên đã được khắp nơi khen ngợi. Những người được điều trị có người bị di chứng bởi vết thương do dao đâm, do đạn bắn để lại, sau khi điều trị đã lập tức khỏi hẳn triệu chứng đau đớn, tê liệt và mệt mỏi; có người bị di chứng do chấn thương não, sau khi được trị liệu lập tức cảm thấy đầu óc thanh tỉnh, không còn triệu chứng đau đầu, chóng mặt, v.v. còn có người được loại bỏ khối u trên cơ thể ngay tại chỗ; có người đã được loại bỏ sỏi mật trong vòng 24 giờ; cũng có một số người bị bệnh dạ dày, bệnh tim, viêm khớp, v.v. sau khi được điều trị đều cảm thấy khỏi các triệu chứng ngay tại chỗ. Trong số gần 100 người được điều trị, chỉ có một người bị bệnh nhẹ không có cảm nhận rõ ràng, còn lại tất cả đều cảm thấy hiệu quả trị bệnh rõ rệt ở các mức độ khác nhau. Những đại biểu được Pháp Luân Công chữa trị đã rất biết ơn Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa đã tổ chức hội nghị này, họ nói rằng đây là việc làm thiết thực cho những cá nhân tiên tiến, dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, và những người trực tiếp thực hiện việc này là các vị lãnh đạo Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc và ngài Lý Hồng Chí. Đây cũng là hành động thiết thực ủng hộ tinh thần dũng cảm đấu tranh chống tội phạm của quần chúng nhân dân toàn quốc. Do vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các vị lãnh đạo của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc cùng ngài Lý Hồng Chí!
Mong rằng Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ quý hội và mọi tầng lớp trong xã hội!
Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa (đóng dấu)
Ngày 31 tháng 8 năm 1993
Ngày 31/8/1993, Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa thuộc Bộ Công an đã gửi thư đến Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, cảm ơn ngài Lý Hồng Chí vì đã chữa trị phục hồi miễn phí cho các đại biểu tại Hội nghị khen thưởng những cá nhân tiên tiến, dũng cảm đấu tranh vì chính nghĩa trên toàn quốc lần thứ ba (Minh Huệ Net)
Giải thích sâu hơn về bức thư cảm ơn
1. Người tinh mắt sẽ không khó nhận ra rằng lá thư cảm ơn của Bộ Công an này mặc dù gửi cho Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, thực ra là gửi cho Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.
2. Vì sao Bộ Công an đặc biệt mời đích danh Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công? Bởi vì Pháp Luân Công là môn khí công nổi bật nhất trong các môn phái khí công chữa bệnh khỏe người, có hiệu quả rất thần kỳ.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Công bắt đầu được truyền ra tại Trường Xuân, sau đó gia nhập Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc và trở thành môn công phái trực thuộc của Hiệp hội này.
Vào tháng 12 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí đã dẫn các đệ tử tham gia Hội sức khỏe Đông Phương năm 1992 ở Bắc Kinh do Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc tổ chức, và trở thành khí công sư giành được nhiều giải thưởng nhất tại hội chợ. Pháp Luân Công được ca ngợi là “Minh Tinh công phái” và trở nên nổi tiếng khắp Bắc Kinh. Vào tháng 12 năm 1993, tại Hội Sức khỏe Đông Phương ở Bắc Kinh, đại sư Lý Hồng Chí tiếp tục giành được giải thưởng cao nhất của hội chợ “Giải thưởng Tiến bộ Khoa học biên giới”, “Giải Vàng đặc biệt” của đại hội cùng danh hiệu “Khí công sư được quần chúng yêu thích”.
Tại Hội Sức khỏe Đông Phương ở Bắc Kinh vào tháng 12 năm 1993, đại sư Lý Hồng Chí đã giành được giải thưởng cao nhất của hội chợ “Giải thưởng Tiến bộ Khoa học biên giới”, “Giải Vàng Đặc biệt” của hội nghị và danh hiệu “Khí công sư được quần chúng yêu thích”, trở thành khí công sư nhận được nhiều giải thưởng nhất tại hội chợ này (Minh Huệ Net)
Nhìn lại những tấm gương chiến sĩ công an anh dũng được điều trị lần này, hầu hết đều là những bệnh nhân mắc căn bệnh nan y mà bệnh viện bó tay không thể giải quyết, nhưng đến với Pháp Luân Công thì lại là chuyện dễ như trở bàn tay. Trong thư cảm ơn nói rằng, các di chứng do vết dao đâm, vết thương súng đạn sau khi được chữa trị, các triệu chứng đau đớn, tê liệt và mệt mỏi lập tức khỏi hẳn; các bệnh nhân bị di chứng do chấn thương não, sau khi được trị liệu lập tức cảm thấy đầu óc thanh tỉnh, không còn các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, v.v. người bị bệnh dạ dày, bệnh tim, viêm khớp, v.v., đều đã hết triệu chứng ngay tại chỗ; điều thần kỳ hơn là người có khối u trên cơ thể cũng biến mất ngay lập tức, hoặc sỏi mật được loại bỏ trong vòng 24 giờ. Trong số gần 100 người được điều trị, trừ một bệnh nhân mắc bệnh nhẹ không có cảm nhận rõ ràng, còn lại tất cả đều đạt được hiệu quả chữa bệnh rõ rệt ở mức độ khác nhau.
Tháng 5 năm 1998, Cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Quốc gia Trung Quốc đã đến thăm thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, quê hương của Pháp Luân Đại Pháp. Vào tháng 9 năm 1998, Tổng cục Thể dục thể thao Quốc gia đã tiến hành một cuộc khảo sát chọn mẫu với 12.553 người tu luyện Pháp Luân Công. Tỷ lệ khỏi bệnh và hồi phục cơ bản là 77,5%, cộng thêm số người có chuyển biến tốt là 20,4%, tổng cộng tỷ lệ chữa bệnh nâng cao sức khỏe đạt hiệu quả lên tới 97,9%. Trung bình mỗi người tiết kiệm được hơn 1.700 nhân dân tệ chi phí y tế và mỗi năm ước tính tiết kiệm được tổng cộng hơn 21 triệu nhân dân tệ chi phí y tế.
Trên đây là hai số liệu chứng minh hiệu quả kỳ diệu của Pháp Luân Công trong việc chữa bệnh nâng cao sức khỏe đến từ hai cơ quan tổ chức khác nhau, hai số liệu này chứng thực và bổ sung cho nhau, cùng đưa ra kết luận hoàn toàn nhất quán.
3. Vào nửa cuối năm 1998, một số cán bộ lão thành Quốc hội nghỉ hưu đã tiến hành một cuộc điều tra và nghiên cứu chi tiết về Pháp Luân Công trong một thời gian, họ đã đưa ra báo cáo điều tra chi tiết kết luận rằng “Pháp Luân Công mang lại cho quốc gia và nhân dân trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Những nghĩa cử tốt đẹp của Đại sư Lý Hồng Chí và các học viên Pháp Luân Công, bao gồm việc chữa trị thành công cho những chiến sĩ công an anh dũng tiêu biểu lần này, đã một lần nữa chứng minh cho kết luận “Pháp Luân Công mang lại cho quốc gia và nhân dân trăm điều lợi mà không có một điều hại”.
4. Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công từng có mối quan hệ tốt đẹp đáng quý với Bộ Công an và cảnh sát.
Pháp Luân Công từng là khách quý của cựu Bộ trưởng Bộ Công an. Thư cảm ơn có đề cập: “Ngày 24 tháng 8, ngài Lý Hồng Chí được mời đến Bộ Công an để chữa bệnh cho hội trưởng Vương Phương. Ngày 30 tháng 8, ngài Lý Hồng Chí đã dẫn một số khí công sư Pháp Luân Công (là các học viên lâu năm của Pháp Luân Công) đến hội nghị để chữa bệnh cho gần 100 đại biểu tham dự hội nghị”.
Vào ngày 27 tháng 12 năm 1993, đại sư Lý Hồng Chí đã giảng bài về khoa học khí công tại Hội Sức khỏe Đông Phương ở Bắc Kinh, thu được 4000 nhân dân tệ, tất cả số tiền này đã được quyên góp cho Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa. Vào ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1994, đại sư Lý được mời tổ chức buổi báo cáo quyên góp cho Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa. Hai buổi thuyết giảng khí công tại giảng đường của Đại học Công an Bắc Kinh đã thu được gần 60.000 nhân dân tệ, tất cả đều được quyên góp cho Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa. Đồng thời, đại sư cũng quyên tặng 1000 cuốn “Pháp Luân Công” cho Quỹ để tặng cho các thư viện, trị giá 6.600 nhân dân tệ.
Vào ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quỹ Công lý và Dũng cảm Trung Hoa trực thuộc Bộ Công an đã trao tặng cho đại sư Lý Hồng Chí giấy chứng nhận danh dự.
Từ “Thư cảm ơn” đến “Lệnh truy nã”
Bức thư cảm ơn của Bộ Công an và những sự thật lịch sử liên quan được tiết lộ trong bài viết này là minh chứng chân thực về lịch sử mối quan hệ giữa Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công với Bộ Công an và các nhân viên công an. Tuy nhiên, giai thoại lịch sử ấm áp và cảm động này không may đã bị gián đoạn và thay đổi bởi sự đố kỵ của một kẻ tiểu nhân.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ngang nhiên phát động cuộc đàn áp tàn bạo nhắm vào Pháp Luân Công, vu khống Pháp Luân Công là “tà giáo”. Điều đáng khinh bỉ hơn nữa là vào ngày 22/7, tập đoàn lưu manh của Giang đã chỉ thị cho Bộ Công an phát “lệnh truy nã” đại sư Lý. Sau đó, còn có tin đồn rằng chúng đang hy sinh vô ích khoản thặng dư thương mại 500 triệu USD để cố gắng dẫn độ đại sư Lý về Trung Quốc…
Trong suốt 25 năm đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công, kẻ đầu sỏ Giang Trạch Dân đã hạ những mệnh lệnh bí mật như “đánh chết không có tội, đánh chết coi như tự sát”; “không điều tra thân phận, trực tiếp đem đi hỏa táng”; “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Dưới mệnh lệnh của hắn cùng sự tuyên truyền độc đoán và dối trá của ĐCSTQ, cảnh sát đã trở thành lực lượng tiên phong thực hiện các vụ bắt giữ, lục soát, đánh đập, giam giữ và thậm chí giết hại các học viên Pháp Luân Công một cách bất hợp pháp. Cảnh sát đã trở thành công cụ bạo lực trong tay Giang Trạch Dân. Họ đã phạm những tội ác tày trời đối với Pháp Luân Công và gây nợ máu chồng chất. Một số thậm chí còn trở thành thành viên nòng cốt của băng đảng nợ máu Giang Trạch Dân, trước thiên lý thiện ác hữu báo, công an và cảnh sát thậm chí đã trở thành “đối tượng tử thần” chịu báo ứng liên tiếp.
Nhậm Trường Hà, nguyên là cục trưởng Công an huyện Đặng Phong, Hà Nam, đã từng nhận được nhiều danh hiệu như “Huân chương Lao động 1/5 toàn quốc”, “Mười phụ nữ kiệt xuất của Trung Quốc”, “Chiến sĩ thi đua 8/3 toàn quốc”,“Lao động trẻ xuất sắc toàn quốc” và “Anh hùng hệ thống Công an cấp 1 toàn quốc”. Chính vì cô ta đã liều mạng dẫn đầu để bức hại Pháp Luân Công nên đã gặp phải một vụ tai nạn xe hơi kỳ quái: người ngồi ở hàng ghế đầu vẫn bình an vô sự, nhưng cô ta ngồi ở hàng ghế sau lại không giữ được tính mạng.
Có thể hình dung rằng nếu không có cuộc đàn áp tàn bạo này, giống như những sĩ quan cảnh sát và những chiến sĩ dũng cảm đã từng được hưởng lợi từ Pháp Luân Công, thì hôm nay những người như Lão Trương, Đại Lưu và Tiểu Vương,… trong lực lượng cảnh sát, sẽ không biết có bao nhiêu người được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Công.
Kết luận
Từ “Thư cảm ơn” ngày 31 tháng 8 năm 1993 đến “Lệnh truy nã” ngày 22 tháng 7 năm 1999; từ vị trí là khách quý năm 1993, trở thành đối tượng bị bức hại năm 1999, từ kết luận lịch sử “Pháp Luân Công mang lại cho đất nước và nhân dân trăm điều lợi mà không có một điều hại” năm 1998 đến việc vu khống Pháp Luân Công là “tà giáo” năm 1999 – Rốt cuộc là ai đã đảo ngược càn khôn? Ai đã đổi trắng thay đen? Ai đã biến ngọc bích trở thành vũ khí? Rốt cuộc đâu là sự thật lịch sử và đâu là lời nói dối bịa đặt? Tin rằng trong lòng bạn đã có sẵn câu trả lời của riêng mình.
(Theo The Epoch Times)
Ngày đăng: 17-10-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.