Cảm giác về việc buông bỏ
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[ChanhKien.org]
Buông bỏ là cảm giác như thế nào? Kinh nghiệm trải qua trước đây đã khiến tôi có thêm thể ngộ, khi một điều gì đó xuất hiện trước mặt bạn, giống như một kỳ thi của học sinh, mỗi một bài thi đều phải đối đãi nghiêm túc, mỗi một đề thi đều phải được xem xét cẩn thận, nhưng trên thực tế, chúng ta không thể loại bỏ những gì chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường và những gì chúng ta cảm nhận được bằng cơ thể, vì vậy chúng ta càng chú ý hơn đến những gì đang diễn ra trước mắt.
Kỳ thực bài thi là hình thức bề mặt bên ngoài của con người, thực sự khảo nghiệm bạn chính là xem bạn có bao nhiêu chính niệm.
Trong bài thi có hai nhân tố, một là phải phù hợp với trạng thái của con người, vì vậy sẽ xuất hiện các sự việc mà bạn gặp phải, hai là bài thi thực sự là để xem phía mặt Thần của bạn, xem khả năng đồng hóa với Pháp của bạn, xem bạn có chính niệm hay không, nguồn gốc của chính niệm này đến từ không gian khác, đến từ mặt bản tính tiên thiên của bạn, nếu khi bạn đối diện với bài thi, quan niệm và tư tưởng còn ở nơi người thường này, vậy thì bạn sẽ chỉ là tham gia bài thi ở bề mặt, đáp án cũng là lý ở tầng này, bởi vì bạn không đứng trên góc độ của Pháp, cho nên bạn không đạt được đề cao thực sự, đây là hiện tượng rất giống với người tu luyện chỉ chú trọng bề mặt mà không tu thực chất.
Khi bạn cảm thấy trên con đường tinh tấn có sự trì trệ, bạn sẽ thấy lúc đó tâm không ngừng trầm xuống, bởi vì càng không buông bỏ được, tâm chịu đựng càng nhiều, nên cảm thấy tâm tình chán nản, lòng nặng trĩu, từ trên góc độ của Pháp, bạn dường như hiểu rõ là cần phải buông bỏ mà không biết tại sao lại có thứ gì đó như vô hình, nó kéo bạn lại, làm cho bạn nghĩ đến nó, làm cho bạn không buông bỏ được.
Sư phụ đã giảng:
“Vì giữa cái ‘hiện thực’ của xã hội này, thì chính là bản thân này của người tu luyện là [phần] ngay trong những dẫn dụ mê mờ của lợi ích thế tục mà tự hành xử cho thật ngay chính, ngay trong dẫn dụ mê mờ mạnh mẽ của thế tục mà có thể vứt bỏ chấp trước của con người, có thể vứt bỏ các chủng các loại vướng mắc tình cảm. Hình thức tu luyện ấy, chính là nhắm thẳng vào ‘nhân tâm’, cũng chính là trực tiếp nhắm thẳng vào cảm quan bề mặt nhất của người tu luyện, và phản ảnh tư tưởng cũng như hành vi trực tiếp của con người”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)
Bài giảng của Sư phụ cho tôi cảm ngộ rằng tu luyện chính là trực chỉ nhân tâm, tại sao lại thấy trong tâm mệt mỏi, là bởi vì chấp trước của bạn, những thứ bạn không buông bỏ quá nhiều, tại sao bạn lại tiêu cực? Đó là do mặt hiểu biết của bạn bị quan niệm của con người ức chế nên thể hiện ra sự tiêu cực, chán nản.
Khi bạn cố gắng thoát khỏi những ràng buộc này, bạn sẽ cảm thấy những vật chất khiến bạn mệt mỏi sẽ dần dần rời xa bạn, sự rời xa của chúng sẽ khiến trong lòng bạn bớt nặng nề hơn và tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện, đây chính là phía minh bạch của bạn đã khởi tác dụng, bởi vì phía minh bạch của một sinh mệnh chính là mặt bản tính tiên thiên của sinh mệnh đó, nó chính là thuận theo đặc tính của vũ trụ, cho nên bạn sẽ cảm thấy trong lòng vui tươi, tâm trạng cũng thoải mái.
Niệm đầu của một người ở không gian khác chính là cảnh giới của một thiên thể, khi bạn ở trong tam giới, trong không gian mê này, trong hoàn cảnh gian khổ này, bạn có thể khởi chính niệm, bạn có thể chọn đồng hóa với Đại Pháp, thì bạn thật là xuất sắc.
Điều này đòi hỏi bạn phải đặt Sư phụ và Đại Pháp trong tâm, đồng thời bạn cũng phải có ngộ tính, hiểu về các nguyên lý của Pháp và có sự kiên trì thì bạn sẽ làm tốt bài thi, như vậy bạn sẽ có bài thi đạt kết quả tốt nộp cho Sư phụ.
Một chút cảm ngộ trong tu luyện của bản thân, có chỗ nào chưa phù hợp, mong được các đồng tu từ bi chỉ chính!
Ngày đăng: 28-07-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.