“Nuôi dưỡng” và “thói quen”



Tác giả: Thanh Phong

[ChanhKien.org]

Học Pháp đến “Bài giảng thứ tám” của cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“Tôi nói rằng không phải thế, chư vị đã hình thành thói quen vứt bỏ chủ ý thức của mình, hễ chư vị nhắm mắt liền buông lơi chủ ý thức của mình, đã mất rồi; chư vị đã hình thành thói quen như thế mất rồi”.

Về câu Pháp này đối với hai từ “nuôi dưỡng” và “thói quen” tôi cũng có chút cảm ngộ (chữ “hình thành” bản gốc là 养成 “dưỡng thành”).

Loại chữ Hán giản thể được sử dụng phổ biến ở Đại Lục đã bị tước mất nội hàm Thần truyền vốn có của nó. Cách viết chính thể của chữ dưỡng 养 là dưỡng 養, bên dưới chữ dưỡng 養 có bộ lương 食 (thức ăn), nghĩa là nếu muốn nuôi dưỡng thứ gì bạn phải cung cấp thức ăn cho nó thì nó mới sống được, về điểm này mọi người đều có thể lý giải. Còn việc dưỡng thành thói quen thì dường như không cần đến “thức ăn” gì cả, nhưng tôi ngộ ra được cái gọi là “thói quen” này cũng là một thể sinh mệnh sống và nó cũng cần “thức ăn”. Chúng ta biết rằng khi muốn nuôi dưỡng một thứ gì đó trong không gian người thường trước tiên ta phải đồng thuận với nó, chẳng hạn như trồng hoa, nuôi mèo, v.v., cái “thói quen” này cũng vậy, trước tiên ta phải công nhận nó, đó là tiền đề để nuôi dưỡng nó, Sư phụ giảng:

“Đó là để nói rằng, vật chất và tinh thần là nhất tính”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Khi người ta làm một việc gì đều là do ý thức, tư tưởng của mình chi phối, ý thức tư tưởng của bạn đang không ngừng chi phối các giác quan của bạn, tứ chi của bạn cũng đang liên tục lặp lại thói quen này, nghĩa là tất cả đang bơm năng lượng cho “thói quen”, điều ấy cũng tương đương với việc cấp “thức ăn” cho nó. Cứ như vậy cái “thói quen” này sẽ càng ngày càng lớn mạnh, cái gọi là “thói quen trở thành tự nhiên” chính là thói quen này đang dần chi phối bạn. Nói về thói quen tốt và thói quen xấu, thói quen tốt là những thói quen phù hợp với yêu cầu của Pháp tại các tầng thứ khác nhau, trong những trường hợp khác nhau, chẳng hạn như rửa tay trước khi học Pháp, phát chính niệm trước khi ra ngoài giảng chân tướng, v.v; còn thói quen xấu là một loại biểu hiện của quan niệm bất hảo hoặc tâm chấp trước, một kiểu thói quen xấu thường sẽ đối ứng với một hoặc nhiều loại quan niệm bất hảo hay tâm chấp trước, nó là chướng ngại trên con đường tu luyện của chúng ta, hơn nữa nó còn sẽ nghĩ ra trăm phương ngàn kế để can nhiễu và khống chế khổ chủ, từ đó khiến nó càng trở nên mạnh hơn.

Trên thân người thường có đồng thời tồn tại cả thói quen tốt và thói quen xấu, đối với người tu luyện cũng vậy, giống như trong khu vườn có hoa xinh và cỏ độc cùng mọc, chính là để xem bạn tưới nước và bón phân cho loại cỏ cây nào. Chỉ khi chúng ta không ngừng dụng tâm học Pháp, cũng có nghĩa là càng ngày càng đồng hóa với Pháp thì chúng ta sẽ càng ngày càng có nhiều thói quen tốt, càng ngày càng có ít thói quen xấu và tầng thứ cũng đang không ngừng đề cao.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268711



Ngày đăng: 08-05-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.