Từ cuốn Nữ nhi kinh thấy được cách dạy con gái của người xưa
Tác giả: Phùng Thanh
[ChanhKien.org]
Nữ nhi kinh là cuốn sách được viết vào thời nhà Minh, tác giả là ai hiện nay đã không thể tra cứu được nữa. Khi đi sâu đọc kĩ tôi mới thấy kinh ngạc, mấy trăm năm trước vào thời Trung Quốc cổ xưa, việc giáo dục đối với nữ giới đã tỉ mỉ và hệ thống đến như thế. Nếu như mỗi người con gái đều có thể dựa theo yêu cầu được viết trong tác phẩm Nữ nhi kinh để trở thành người con gái tốt, người phụ nữ tốt, người mẹ tốt, kế thừa và tiếp tục truyền lại những phẩm chất đạo đức tốt đẹp theo văn hoá truyền thống Trung Hoa, thì những đức tính dịu dàng, hiền lành, tốt bụng, thiện lương được nuôi dưỡng, hun đúc trong văn hoá truyền thống Trung Hoa ấy sẽ tốt đẹp biết bao!
Là nữ đệ tử tu luyện Đại Pháp, chúng ta đều biết phải chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, chiểu theo lời dạy của Sư tôn để tu luyện chính mình, đồng thời phải thời thời khắc khắc, nhất tư nhất niệm lấy tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” làm chỉ đạo. Nhưng có rất nhiều chi tiết nhỏ trong cuộc sống lắm khi không biết cần phải làm thế nào cho đạt, thì khi đọc Nữ nhi kinh sẽ thật sự có được gợi ý. Vì vậy tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ của mình với các bạn nữ đồng tu chúng ta, để làm sao trong con mắt của người thường chúng ta trước hết phải phù hợp với hình mẫu khiêm nhường, cung kính, thiện lương, ôn nhu dịu dàng của văn hoá Trung Hoa truyền thống. Mọi suy nghĩ, hành vi, tư tưởng, hành động của chúng ta đều có thể trở thành “sách giáo khoa” cho nữ giới, trở thành hình tượng nữ tính được hình thành, bồi đắp nên từ Đại Pháp.
Chúng ta hãy cùng nhau đọc một số đoạn dưới đây nhé:
1. Làm con gái
“Làm con gái, hãy nhớ kỹ. Sáng dậy sớm, ra khỏi phòng. Đun ấm trà, mời bố mẹ. Chăm tắm gội, yêu sạch sẽ. Học thêu thùa, chớ lười biếng”.
Yêu cầu đầu tiên, chính là làm con gái thì phải hàng ngày dậy sớm, rửa mặt chải đầu sạch sẽ, thăm hỏi, đun nước pha trà mời bố mẹ. Trước hết chúng ta khoan hãy nói về việc chúng ta có phải hàng sáng đều đặn đun nước pha trà mời bố mẹ hay không. Hãy thử xem con cái của chúng ta có đối xử với chúng ta được lễ phép như thế hay không? Nếu không, thì chính là thiếu sót trong việc giáo dục của chúng ta rồi.
“Bố mẹ mắng, không cãi lời. Trước anh chị, xin dạy bảo. Việc lửa đèn, phải cẩn thận. Mặc quần áo, cũ như mới”.
Đối với các nữ đồng tu thích mua sắm trên mạng, thích có mới nới cũ, không ngừng mua sắm quần áo mới, giao tiếp với mọi người thường hay tranh luận, cướp lời, hãy nhìn thử hình tượng những cô gái giản dị, ôn nhu, dịu dàng từ trang sách trên kia xem, có lẽ sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy ít nhiều kích động trong tâm.
Lại ví như: “Tu bản thân, phải cẩn thận như đi trên băng mỏng”. “Đứng hay ngồi, phải đoan chính. Cất bước đi, cần nhẹ nhàng”.
Người con gái hay người phụ nữ trong gia đình, khi ngồi, nằm, hay đứng đều phải nhẹ nhàng, ngay thẳng, chậm rãi. Đối với các nữ đồng tu có tính cách hướng ngoại, thích hành động mạnh mẽ hãy luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng những sai lầm của chúng ta đa phần đều do hấp tấp, vội vàng tạo thành. Hành động nhanh không có nghĩa là hấp tấp vội vàng, càng không có nghĩa là lớn giọng thô lỗ.
Khi Sư phụ dạy chúng ta động tác luyện công, từ đầu đến cuối đều yêu cầu động tác của chúng ta là “hoãn, mạn, viên”, tôi hiểu được rằng không chỉ khi chúng ta luyện công thì động tác phải “hoãn, mạn, viên” mà ngay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong công việc, tất cả ngôn từ, hành động đều cần phải điềm đạm, giữ chừng mực, tao nhã thong dong.
2. Đối với trẻ nhỏ
“Trẻ gây rối, dạy con mình. Đúng hay sai. Chớ để ý”.
Thời cổ đại, khi con của mình và con của người khác phát sinh mâu thuẫn, người ta đều biết rằng cần giáo dục con cái nhà mình, không quản ai đúng ai sai, đều cần nhẫn nại, nhường nhịn đối đãi với mọi người.
Thật cảm khái làm sao! Văn hoá đảng đã làm cho người Trung Quốc ngày nay biến thành dã thú, đã mất hết luân thường đạo lý! Hiện nay có gia đình nào khi con cái của mình gặp phải uỷ khuất mà tự tìm nguyên nhân ở chính mình? Người ta chẳng lập tức kéo con của mình lại rồi gào thét, la mắng đối phương một trận cho hả, đây chính là hành động thường thấy của văn hoá đảng. Đây có khác gì với hành động của động vật, theo bản năng bảo vệ con của mình mà đánh nhau?
“Có con cái, không xem nhẹ. Nuôi dạy tốt, nối tổ tông”.
Nếu có con, thì bậc làm cha mẹ không được thờ ơ xem nhẹ, cho dù cuộc sống có khó khăn, vất vả tới đâu cũng phải cho con được đi học, được giáo dục tốt, gắng sức nuôi dạy con nên người.
Truyền thống làm ruộng và đọc sách vốn có từ lâu đời, đọc sách là trách nhiệm của người mẹ thời cổ đại. Không nói đến những người hiện đại, mà ngay bản thân người tu luyện chúng ta, làm một người mẹ, trong sâu thẳm phải chăng cũng có hy vọng con cái thành danh, yên bề gia thất, công thành danh toại? Khi tự mình suy nghĩ thật kỹ, tôi thấy rằng ngoài việc nuôi dưỡng con cái trở thành một người cao thượng, có đạo đức ra thì thực sự còn tồn tại tâm danh lợi ở đó. Nếu như người làm mẹ mà tâm không thể thật sự thuần khiết, không lấy đạo đức cao quý làm trọng, thì sao có thể dẫn dắt, chọn lựa cho con cái của mình đi trên con đường đại đạo thiện lương được đây?
3. Đối với chồng
“Tương kính như tân, coi nhau như bạn, chòng ghẹo đùa giỡn, vợ chồng xấu mặt”. “Trăm năm chung sống, sớm tối bên nhau, ngàn nhẫn vạn nhẫn, chớ để mất mặt”. “Cùng là một nhà, chớ có hai lòng, ngoài tốt trong xấu, huỷ hoại bản thân”.
Xin hãy xem, đây đều là những đạo lý được triển hiện ra một cách rõ ràng nhất, để làm được điều đó không hề dễ dàng. Nhưng người xưa từ nhỏ đã được dạy dỗ, giáo dục, uốn nắn theo cách này. Tốt xấu tự đã có thước đo. Tuy nhiên tại vùng đất Trung Hoa ngày nay, dưới sự phá hoại của văn hóa đảng liệu ai còn biết được trong thời kỳ văn minh cổ xưa đã từng có nền văn hoá thiện lương, thuần chính đến như vậy? Ngày nay làm gì có ai dạy bảo người ta cách làm vợ như thế nào? Làm sao để vợ chồng tương kính như tân, kính trọng nhau như khách? Hoàn toàn chẳng còn ai đi truyền thụ hay dạy bảo người ta những điều như thế nữa. Do đó mới tạo nên những người phụ nữ phóng túng có mặt ở khắp mọi nơi, cho dù biểu hiện bên ngoài có vẻ như là người phụ nữ rất truyền thống, nhưng bên trong nội tâm cũng đã không còn thuần tịnh nữa rồi. Thật đáng buồn! Thật đáng thương thay!
Nếu như chúng ta không phải là những người tu luyện Đại Pháp, thì chẳng phải chúng ta cũng là những linh hồn cao quý bị ném vào đầm lầy vô tận sao?! Tự mình cần tẩy sạch văn hoá đảng, quay về với ngôn hành của văn hoá truyền thống chân chính quả thực vô cùng quan trọng. Những người như chúng ta thật là may mắn, có Đại Pháp chỉ đạo tu luyện. Tất cả chúng ta hãy trân quý!
Những cuốn cổ thư tương tự như thế có rất nhiều nhưng đều nằm ở trạng thái ẩn mình ở nơi mà chẳng ai biết đến. Cho nên, các đồng tu đang làm công tác giáo dục hoặc có hứng thú với chủ đề này có thể tra cứu thêm loạt sách Quốc học vỡ lòng, bộ sách này có tác dụng tham khảo chính diện đối với việc giáo dục con cái, đặc biệt là giáo dục cho con gái hoặc điều chỉnh lời nói, hành động của mình từ góc độ người thường cho thêm quy phạm.
Trong quá trình xem những cuốn sách cổ này, tôi lại càng có thêm thể hội về nội hàm phong phú của Đại Pháp. Đại Pháp có thể khiến cho chúng ta làm tốt hơn những việc mà con người có thể làm, đối với những việc mà con người không thể làm thì là một người tu luyện Đại Pháp, chúng ta nhất định có thể làm được.
Đại Pháp đã tạo ra tất cả những sự việc tốt đẹp từ thời cổ xưa đến nay, chỉ là mấy chục năm trở lại đây, dưới sự ảnh hưởng và đầu độc của văn hoá đảng đã khiến người dân trong nước Trung Quốc hoàn toàn không biết cách làm người như thế nào, cũng chẳng biết làm một người tốt, làm một người lương thiện ra sao. Phụ nữ thậm chí càng không biết rằng mình vốn dĩ có thể trở thành một nữ nhân hiền thục tốt đẹp và thuần khiết đến như thế. Khi đọc Nữ nhi kinh tôi có chút cảm khái khôn nguôi nên muốn lấy bài viết này chia sẻ cùng các bạn nữ đồng tu.
Nếu có điều gì không phù hợp với Đại Pháp, xin được các đồng tu từ bi chỉ chính.
Hợp thập!
Ngày đăng: 05-07-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.