Quá trình làm tốt kênh truyền thông cũng là quá trình tu luyện của chúng ta



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Mỹ quốc

[ChanhKien.org]

Kính chào Sư phụ tôn kính!

Xin chào các đồng tu!

Hôm nay là kỷ niệm 30 năm Đại Pháp hồng truyền. Cảm tạ Sư tôn đã cho chúng con cơ hội, có thể tham gia công việc dùng hình thức hạng mục truyền thông để chứng thực Pháp, giảng chân tướng cứu người, đây là vinh hạnh của chúng con. Quá trình làm tốt kênh truyền thông cũng là quá trình tu luyện của chúng ta. Dưới đây, tôi xin được giao lưu chia sẻ một chút về thể hội tu luyện gần đây của mình.

1. Tiếp tục tu bỏ tâm cầu danh

Tâm trọng “danh”, từ lúc bắt đầu tu luyện tôi đã liên tục tống khứ, tôi đã trải nghiệm rất nhiều lần. Khi làm việc tại đài phát thanh dành cho người Hoa, tôi cũng rất thầm lặng, chăm chỉ làm việc là được rồi. Tôi cảm thấy rằng dường như không có gì đáng nói cả.

Mùa thu năm ngoái, sau khi được hợp nhất, tổng bộ đã thành lập phòng tổng biên tập, hàng ngày trước khi biên tập đều phải họp để thảo luận về chuyên mục tin tức trong ngày. Đột nhiên tôi cảm thấy vô hình trung có chút áp lực.

Thời gian họp trước khi biên tập là lúc phát sóng chương trình phát thanh dành cho người Hoa của chúng tôi – lúc 10 giờ tối theo giờ Bắc Kinh, việc lựa chọn chủ đề tiếp theo vẫn chưa bắt đầu, thế là chúng tôi bèn đưa những nội dung đề mục tin tức vừa mới phát ra cuộc họp để thảo luận trước khi biên tập. Trước đây chọn đề mục tốt hay không hầu như do tổng biên tập tự mình xem là được rồi. Hiện tại khi chuẩn bị thảo luận trước khi biên tập, tôi khá để tâm đến những tin tức cần đưa ra thảo luận. Múi giờ ở khu vực tôi là giờ miền Tây nước Mỹ, để cố gắng xem nhiều hơn tin tức buổi tối theo giờ Bắc Kinh để đề xuất kiến nghị sửa đổi, tôi cần phải thức đến nửa đêm, điều này khiến thời gian luyện công vào buổi sáng của tôi nhiều lúc bị bỏ lỡ, có lúc học Pháp cũng không tĩnh tâm xuống được, thường thường cảm thấy khá mệt mỏi.

Trên bề mặt có vẻ như chong đèn suốt đêm nỗ lực làm việc, nhưng bản thân tôi trong tâm cảm thấy trạng thái này không đúng: tin tức vẫn đang phát, tại sao trước đó tôi không để tâm, giờ lại cảm thấy gấp rút như vậy, có lúc phát hiện thấy có vấn đề còn nôn nóng bốc hỏa, chính là muốn làm cho những tin tức đưa ra có vẻ kịp thời và quan trọng hơn, đồng thời cũng lo lắng tại cuộc họp trước khi biên tập bị chỉ ra vấn đề nào đó. Nghĩ lại vẫn là vì cái “danh”.

Trong sách Pháp Luân Công (chương III) khi giảng về tu luyện tâm tính Sư phụ đã nói với chúng ta rằng:

“Không có tâm cưỡng cầu về danh lợi, coi danh lợi địa vị như chẳng là gì đáng kể, [thì] chư vị không phiền não, không tức giận, vĩnh viễn ở trạng thái tâm lý bình ổn. Cái gì cũng buông bỏ hết, thì tự nhiên sẽ thanh tĩnh”.

Dù là vì công việc, khi đã có tâm cầu danh thì sẽ mất đi tâm thanh tĩnh. Kỳ thực công việc làm thế nào, Sư phụ đều đang nhìn, vô số chúng Thần đều đang nhìn, không cho phép bất cứ thứ gì giả dối.

2. Tiếp tục trừ bỏ tâm sợ hãi

Mùa thu năm ngoái, tôi lái xe gặp phải sự cố. Vì một chút bất cẩn nên tôi đã đâm vào đuôi xe phía trước, nhờ sự bảo vệ của túi khí tôi chỉ bị một vết thương nhỏ ngoài da, nhưng chiếc xe đã bị hỏng hoàn toàn. Sau đó tôi cảm thấy sợ hãi, nên suốt một thời gian không muốn lái xe nữa. Đầu năm nay tôi chuyển đến một bang khác, thấy mọi người ở đây lái xe rất nhanh, tôi lại không biết đường, lại càng không dám lái xe nữa, tâm sợ hãi càng ngày càng mạnh, chỗ nào cũng không dám đi.

Trước đây ở Trung Quốc, tôi cảm thấy bản thân không có nhiều tâm sợ hãi lắm, cho dù là phát truyền đơn, giảng chân tướng, đến Thiên An Môn chứng thực Pháp, bị bắt giữ phi pháp, cho dù là ở trong trại cải tạo, những cảnh sát mà người khác nói là rất hung ác rất xảo quyệt, tôi vẫn luôn nheo mắt cười nói chuyện với họ, có cảnh sát nói rằng, anh đừng nói chuyện với tôi nữa, anh muốn tẩy não tôi à?

Tuy nhiên sau khi tới nước Mỹ, tôi lại đôi khi xuất hiện tâm sợ hãi. Ban đầu là vì hết thảy mọi thứ ở đây đều rất lạ lẫm, ngôn ngữ lại không thông, ở bên ngoài gặp một số sự việc tôi sẽ căng thẳng, tuy nhiên sau này dần dần thích ứng rồi, tôi lại cảm thấy chẳng có gì đáng sợ nữa. Bây giờ lái xe gặp sự cố, tâm sợ hãi lại đến. Là người thường, khi lái xe bị tai nạn sẽ gây “ám ảnh tâm lý ”, mà cái gọi là “ám ảnh tâm lý ” này chính là lo sợ rằng thân thể mình lại bị tổn thương nữa.

Tâm sợ hãi có những biểu hiện khác nhau, sợ cảnh sát là tâm sợ hãi, mà sợ con muỗi cũng là tâm sợ hãi. Trong “Tinh tấn yếu chỉ 3”, bài “Học pháp cho tốt, vứt bỏ nhân tâm sẽ không khó” Sư phụ từng nói với chúng ta rằng:

“Nhưng [vấn đề] có hay không cái tâm lo sợ, lại chính là kiến chứng cho sự phân biệt giữa người và Thần của người tu luyện, là chỗ khác biệt giữa người tu luyện và người thường, là việc mà người tu luyện nhất định phải đối diện, là nhân tâm lớn nhất mà người tu luyện cần phải bỏ”.

Tôi đã từng suy nghĩ, tại sao “tâm sợ hãi” lại là nhân tâm lớn nhất mà người tu luyện cần phải bỏ, mà không phải là tâm đố kỵ, tâm tranh đấu,… Lúc đó tôi không hiểu. Bây giờ nghĩ lại, những thứ nhân tâm sợ cái này sợ cái kia đều là tâm bảo hộ tự ngã, bảo hộ “tự ngã” chính là gốc rễ của tâm chấp trước này. Con người vì tự ngã mới sợ cái này sợ cái kia, hoặc là sợ thân thể bị tổn thương, hoặc là sợ mất đi danh lợi tình, sợ quan niệm và lý tưởng của bản thân bị phản bác, v.v. Những thứ này tạo thành hết thảy những việc mà con người thế gian không thể buông bỏ. Do đó mới có cái gọi là “tự bảo hộ bản thân”, chính là muốn giữ chết cứng tầng vỏ con người này. Mà người tu luyện chúng ta chính là phải nhìn rõ nó, tu bỏ nó, tống khứ cái vỏ này của con người.

Tôi vẫn luôn không ngộ ra rằng tại sao bản thân lại gặp phải tai nạn xe cộ. Bởi vì thân thể cũng không bị tổn thương nhiều, bồi thường bảo hiểm cũng không tốn bao nhiêu tiền, tôi từng suy đoán rằng có thể tôi đã giết rất nhiều kiến trong nhà, đó là sát sinh mà. Bây giờ tôi mới ngộ ra, tai nạn xe hơi lần này cũng đồng thời phơi bày ra nhân tâm lớn nhất của tôi, khiến tôi nhìn rõ bản thân mình vẫn còn tâm sợ hãi như thế. Hơn nữa về vấn đề này chính niệm tôi vẫn yếu như vậy: Khi tâm sợ hãi vừa mới xuất ra, tôi đã không nắm chắc nó, thanh trừ nó, mà vẫn cứ mãi thừa nhận nó, mặc kệ nó, để nó không ngừng phát triển, sau này dường như đã trở thành can nhiễu rất lớn.

Khi tôi nhìn thẳng vào cái tâm sợ hãi này, trong lúc phát chính niệm liên tục thanh trừ nó, cuối cùng cái tâm sợ hãi này giống như đám mây mù đã bị gió thổi bay đi mất.

3. Học hỏi phương thức quản lý của người thường

Những đồng tu cùng làm kênh truyền thông với chúng tôi đều mang tâm cứu người, cùng nhau đến làm hạng mục. Nói đến quản lý, thực ra cũng có chỗ khó, tuy biết rằng Sư phụ phê bình có người nói “vô vi nhi trị” là sai, nhưng trên thực tế chúng tôi vẫn luôn nghĩ rằng mọi người đều là đồng tu, đều đang phó xuất, đều đang tu luyện để đề cao, do đó thường có cách nghĩ “ai cũng là người tốt”, hoặc trong tiềm ý thức không muốn quản lý, sợ mất lòng người khác, sợ người khác không vui.

Có một thời gian, một đồng tu kiêm nhiều chức, nhưng không phải ở bộ phận biên tập chúng tôi, đã đề xuất một số kiến nghị, chỉ đạo một số công việc của tổng biên tập và biên tập viên. Có kiến nghị là đúng và đã được tiếp nhận, nhưng có kiến nghị có nhiều người tranh luận, vị đồng tu đó rất nỗ lực, hầu như không ngần ngại lấy ra các trường hợp khác để bình luận, dẫn đến bộ phận biên tập chúng tôi nảy sinh một số tranh luận và xung đột trong công việc. Tôi cũng nghĩ rằng ở đây có vấn đề, nhưng không muốn can dự, chỉ là đề nghị những đồng tu quen biết cô ấy thử khéo léo khuyên nhủ, nhưng vẫn không khởi tác dụng. Những vấn đề như vậy xuất hiện nhiều lần, mâu thuẫn đều phản hồi đến chỗ tôi, tôi có chút không hiểu thế nào là tốt, nên báo cáo cho người điều phối bộ phận này. Người điều phối nói, những cái này anh nên trực tiếp nói chuyện với cô ấy.

Tôi với vị đồng tu đó cũng không thân thiết lắm, tìm cô ấy nói chuyện cảm thấy có chút khó khăn, hơn nữa điều quan trọng là vị đồng tu đó cũng có ý tốt, rất nghiêm túc có trách nhiệm đối với công việc, đứng ở góc độ của cô ấy, có lẽ không phải là vấn đề. Nhưng sự tình lúc này đã cần tôi phải đứng ra giải quyết, chỉ còn cách nghiêm túc xem xét phải làm thế nào, cuối cùng nghĩ rằng có lẽ nên bắt đầu từ vấn đề quản lý giống với công ty người thường, tuân theo quy tắc quản lý, nói rõ ràng ra trách nhiệm và cương vị công tác của từng người. Thế là, tôi trực tiếp tìm vị đồng tu đó nói chuyện, kết quả cô ấy cũng không có ý kiến gì khác. Sự việc này rất đơn giản đã được giải quyết êm đẹp. Cũng không nảy sinh sự gián cách giữa mọi người, vẫn phối hợp rất tốt như cũ.

Tôi chỉ thử một chút theo quy tắc quản lý của người thường để giải quyết vấn đề. Nhìn lại bản thân trong công việc, suy nghĩ muốn dựa vào trạng thái tu luyện của các đồng tu để đạt được “vô vi nhi trị” vẫn luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn, khiến chế độ quản lý không phát huy tác dụng một cách có hiệu quả.

Trong “Giảng pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc”, Sư phụ đã giảng:

“Nếu như việc nào đó mà không thể đi quản lý nó một cách chính quy, [thì] đối với chứng thực Đại Pháp không nhất định sẽ có lợi. Kênh truyền thông cũng vậy, thành lập công ty cũng vậy, đó đều là hình thức xã hội nhân loại. Tại [cõi] người nơi đây nó có một bộ hình thức quản lý, đệ tử Đại Pháp có thể tham khảo; không thể nói đó là sai. Nhưng vào thời kỳ nhất định khi mà công ty không thể hoàn toàn hoạt động bình thường, thì sẽ có khó khăn; nhưng dần dần phải làm sao để thật sự quản lý như một công ty, phát huy hữu hiệu hơn nữa tác dụng chứng thực Pháp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; tôi nghĩ rằng mọi người cần phải hết sức phối hợp cho tốt. Có lợi với chứng thực Pháp của đệ tử Đại Pháp thì gắng sức làm cho tốt”.

Hiện nay, mức độ chuyên nghiệp, phân công, hiệu suất của kênh truyền thông của chúng ta so với kênh truyền thông của người thường vẫn có khoảng cách, muốn khiến cho kênh truyền thông phát huy tác dụng tốt hơn nữa, rất nhiều phương diện đều cần dựa vào quản lý để nâng cao, Sư phụ đã giảng pháp lý này cho chúng ta, chúng ta cần phải thực sự làm được điều đó.

4. Trừ bỏ văn hóa đảng khi phối hợp với các đồng tu Đài Loan

Từ trước đến nay, hạng mục của chúng tôi có hai tổ chức là Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Bộ phận ở Bắc Mỹ là đồng tu có bối cảnh văn hóa Đại lục, còn bộ phận Châu Á Thái Bình Dương đa số là đồng tu Đài Loan. Do biên tập tin tức cần phải có kiến thức phổ thông làm nền tảng, nhưng các đồng tu Đài Loan lại thiếu một số kiến thức chung về Đại lục, việc tuyển chọn và biên tập nhắm vào tin tức Đại lục đối với họ mà nói có một số chướng ngại về phương diện khác biệt văn hóa.

Đối với truyền thông hướng về Đại lục, chúng tôi yêu cầu sử dụng câu chữ về tin tức phải phù hợp với thói quen ngôn ngữ của thính giả Đại lục. Do Đài Loan và Đại lục có thói quen ngôn ngữ khác nhau, trong tin tức của chúng tôi sẽ xuất hiện một số cách dùng từ theo thói quen của Đài Loan. Ví dụ “导弹” (đạn đạo) viết thành “飞弹” (phi đạn) (chú thích của người dịch: đều có nghĩa là tên lửa đạn đạo), “视频” (thị tần) viết thành “影片” (ảnh phiến) (chú thích của người dịch: đều có nghĩa là video), và phiên dịch các địa danh có nhiều chỗ không tương đồng, v.v. Cho dù đồng tu Đài Loan rất nghiêm túc cẩn thận, phó xuất cũng rất nhiều, nhưng thường xuyên có những vấn đề tương tự như thế này thì cần phải sửa lại.

Tôi cho rằng vấn đề khác biệt văn hóa này không dễ giải quyết. Tuy nhiên lại nghĩ có lẽ nên đối chiếu với Pháp để nhìn nhận vấn đề này. Sư phụ đã an bài để các đồng tu có bối cảnh văn hóa khác nhau cùng gánh vác hạng mục cứu người này, điều đó nhất định là có ý nghĩa đối với việc cứu người và việc mọi người cùng nhau tu luyện để đề cao.

Trong giảng Pháp tại “Pháp hội Tân Đường Nhân và Đại Kỷ Nguyên năm 2018” Sư phụ đã giảng:

“Những năm qua ở Trung Quốc Đại Lục, một bộ những thứ của tà đảng Trung Cộng ấy, bộ lý luận ấy, đều là tà ác, là phản truyền thống, là phản nhân loại. Đã vậy những thứ của nó [mà] muốn khiến người ta tiếp thu chúng, [thì điều] đầu tiên nó phải làm được chính là lật đổ văn hóa truyền thống, [lật đổ] giá trị phổ quát của nhân loại”. “Cho nên nhắm vào vấn đề văn hóa tà đảng, thì cần trước hết có thể nhận ra nó, có thể phân biệt nó được rõ. Không có biện pháp nào khác, chỉ có cách dùng văn hóa truyền thống của nhân loại chân chính, thì mới có thể nhìn rõ ra nó”. “Vì thế mọi người làm kênh thông tấn ấy, là người làm tin tức, người làm văn hóa, [thì] mọi người phải lấy văn hóa truyền thống làm cơ điểm, lấy giá trị phổ quát làm cơ sở, thì mới có thể nhìn rõ ra nó, phá trừ nó”.

Cho dù tôi là biên tập viên có bối cảnh văn hóa Đại lục, có khá nhiều kiến thức chung về Đại lục, hiểu được người Đại lục thích nghe và xem cái gì, nhưng mấy chục năm chìm đắm trong văn hóa đảng ở đại lục, tuy rằng bản thân tu luyện đã nhiều năm, vẫn luôn phát hiện, thanh trừ văn hóa đảng của bản thân, nhưng vẫn còn một số điểm không nhìn thấy được.

Ví dụ, cách đây không lâu, tôi đã viết một bản tin liên quan tới chiến tranh Nga – Ukraine, trong đó viết “Thế lực ly khai ở Donbass được Nga hậu thuẫn liên tục đòi độc lập” (chú thích của người dịch: tác giả dùng từ “náo” (闹) trong từ “náo nhiệt, ầm ỹ” để mô tả, phiên dịch sang tiếng Việt vẫn là đòi độc lập). Từ “đòi độc lập” trong câu này là tôi căn cứ vào ý nghĩa khái quát đơn giản của tiếng Anh, tổng biên tập tin tức tiếp theo là đồng tu Đài Loan, khi sử dụng tin này, cho rằng từ này “mang những cảm xúc bất mãn”, tốt nhất sửa lại một chút. Tôi trả lời: dưới sự hậu thuẫn của Nga, Donbass thực sự đang gây rắc rối đấy, dùng “đòi độc lập” là khá thích hợp. Nhưng vị chủ biên đó vẫn kiên quyết sửa lại.

Những việc như vậy không phổ biến lắm. Tôi nghĩ, việc này nên được coi là vấn đề kỹ thuật về từ ngữ tin tức, hay là vấn đề về phương diện tu luyện?

Từ “náo” (闹) tại Đại lục rất hay dùng: náo sự (gây sự), náo ý kiến (xích mích), náo tình tự (buồn bực), náo ly hôn (đòi ly hôn), náo phân liệt (đòi tách ra), v.v. Cho dù không mang đậm sắc thái văn hóa đảng như từ “náo cách mạng” (làm cách mạng), nhưng suy xét kỹ một chút, đại bộ phận đều là hình thành trong môi trường văn hóa đảng Trung Cộng, ít nhiều cũng tồn tại nhân tố “đấu” trong số chín gen di truyền của Trung Cộng. Tôi đã sống tại Đại lục mấy chục năm nên đã quá quen với thuật ngữ này.

Tôi nhận thức rằng, hạng mục của chúng tôi do các đồng tu với bối cảnh văn hóa Đại lục và Đài Loan hợp thành, chính là vì có thể bổ sung cho nhau, nhắc nhở lẫn nhau, đồng tu bối cảnh Đại lục tương đối hiểu người Đại Lục thích nghe và xem cái gì, còn đồng tu Đài Loan lại có thể mang lại cho thính giả những thứ phù hợp với văn hóa truyền thống hơn. Họ không cần hữu ý đi tìm hiểu văn hóa truyền thống là như thế nào, bởi vì sự giáo dục, hun đúc mà họ được tiếp thụ tự nhiên sẽ biểu hiện ra văn hoá truyền thống.

Tà đảng đã phá hủy nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, một mặt chúng ta cần phải sắp xếp các tiết mục tin tức dựa vào sở thích của thính giả, mặt khác cũng cần truyền bá những nội dung mang nội hàm phù hợp với văn hóa truyền thống. Khiến dân chúng Đại lục không chỉ minh bạch chân tướng mà còn quay trở về truyền thống. Hai bộ phận của hạng mục chúng tôi cũng giống như hai chân của con người, thiếu mất cái nào cũng đều không được. Con xin cảm tạ sự an bài và bảo hộ của Sư tôn.

Cho dù trình độ chuyên nghiệp hóa của chúng tôi còn chưa đủ nhưng các đồng tu trong hạng mục phối hợp càng ngày càng tốt, kỹ năng cũng không ngừng đề cao, các thiết bị phát sóng vô tuyến cũng đã được cải tiến mới. Cuối năm ngoái, đài truyền hình Tân Đường Nhân bắt đầu phát sóng thông qua vệ tinh Hàn Ngũ 5A và Nhật Tinh 2B, chương trình phát thanh dành cho người Hoa của chúng tôi cũng phát sóng thông qua đó. Như vậy người dân Đại lục nghe chương trình phát thanh dành cho người Hoa sẽ có thêm một kênh nữa không bị can nhiễu. Còn có phản hồi từ thính giả Đại lục nói: Từ đầu năm đến nay hiệu quả truyền tin đặc biệt tốt! Hiện nay kỹ thuật cũng như nội dung phát sóng của Đài Phát thanh Hy vọng đã vượt xa bất kỳ đài phát thanh chống Trung Cộng nào trong lịch sử. Những phản hồi này là sự khích lệ rất lớn đối với toàn bộ hạng mục của chúng tôi.

Trong một thời gian ngắn, chúng ta cần phải tu tốt bản thân, phối hợp tốt hơn nữa, đồng thời nâng cao kỹ năng, để cứu nhiều người hơn nữa.

Những chỗ còn thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.

(Bài chia sẻ tại Hội nghị giao lưu tâm đắc thể hội Đài Phát thanh Hy vọng lần thứ 3)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/276467



Ngày đăng: 28-08-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.