Vũ trụ đang phát sinh biến đổi to lớn – Phát hiện kinh ngạc tại vùng biên của hệ Ngân Hà: trong những kết cấu thiên thể khổng lồ đang sản sinh ra một lượng lớn các hành tinh mới
Tác giả: Tiêu Lộ
[ChanhKien.org]
Hình ảnh: Sơ đồ của sóng Radcliffe. Nguồn: Alyssa Goodman / Đại học Harvard
Tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Thiên văn học Hoa Kỳ lần thứ 235 tại Honolulu, Hawaii, Mỹ, các nhà thiên văn học công bố những quan sát mới nhất, một khu vực rộng lớn được tìm thấy tại gần rìa thiên hà của chúng ta đang tạo ra một lượng lớn các hành tinh mới.
Cấu trúc thiên thể mới được phát hiện này được đặt tên là “Sóng Radcliffe”, có chiều dài khoảng 9.000 năm ánh sáng, rộng 400 năm ánh sáng. Cấu trúc này nằm trên nhánh xoắn ốc gần nhất với Hệ Mặt Trời của chúng ta, rất gần Mặt Trời, cự ly khoảng 500 năm ánh sáng.
Nó bao hàm một lượng lớn khí liên sao (Interstellar) có trọng lượng bằng khoảng ba trăm triệu khối lượng Mặt Trời, trong đó hình thành khu vực có lượng lớn các hành tinh.
Một trong những tác giả của bài báo, Giáo sư João Alves thuộc Đại học Vienna ở Áo cho biết: “Những gì chúng ta quan sát là cấu trúc khí tương quan lớn nhất trong dải Ngân Hà mà chúng ta biết, nó không phải là dạng vòng tròn một trạng thái tuần hoàn, mà là những sợi khí tơ nhấp nhô thành nhóm.”
Ông nói thêm: “Chúng tôi không biết nguyên nhân vì sao tạo thành hình trạng này, nhưng nó giống như những gợn sóng trong ao, như thể một vật thể khổng lồ rơi xuống thiên hà của chúng ta.” Phát hiện rất nhiều khu vực hình thành hành tinh trong trung tâm Sóng Radcliffe trước đây được cho rằng là một phần của cấu trúc có tên là Vành đai Gould. Chiều rộng của cấu trúc là khoảng 3000 năm ánh sáng. Nghiên cứu mới này đã thay đổi nhận thức trước đó. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu vệ tinh Gaia từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và một số phép đo kính viễn vọng khác, trong hệ Ngân Hà họ đã vẽ lại hình ảnh thiên văn 3D chi tiết về vật chất liên sao.
“Trước đây không ai nghĩ ở gần chúng ta có một cấu trúc dạng sóng như vậy. Khi chúng tôi lần đầu tiên nhận ra độ dài và độ thẳng của sóng Radcliffe, khi nhìn xuống từ hình ảnh ba chiều, chúng tôi đã vô cùng kinh ngạc.” Một trong những tác giả của bài báo, giáo sư Alyssa Goodman của Đại học Harvard cho biết, “Sự tồn tại của cấu trúc sóng mới được phát hiện đang buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về nhận thức của chúng ta về cấu trúc ba chiều của dải Ngân Hà.”
Khi các đám mây khí liên sao và bụi sụp đổ dưới ảnh hưởng trọng lực, chúng tạo thành các hành tinh. Tuy nhiên, rất khó để tính toán khối lượng và kích thước của đám mây liên sao, bởi vì những điều này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các đám mây liên sao.
Một trong những tác giả của bài báo, giáo sư Douglas Finkbeiner của Đại học Harvard cho biết: “Nghiên cứu sự ra đời của các hành tinh có thể phức tạp bởi dữ liệu không hoàn hảo, chúng tôi có thể tính toán nhận định sai về các chi tiết, vì nếu khoảng cách không rõ ràng, thì sẽ có lỗi về kích thước.”
Cho rằng cấu trúc này rất gần với cấu trúc của Mặt Trời, có phải phát hiện mới này chỉ ra rằng dải Ngân Hà gần Mặt Trời cũng đang trải qua những thay đổi lớn? Một số nhà thiên văn học tin rằng cấu trúc này có khả năng mang ý nghĩa là dải Ngân Hà đang va chạm với các thiên hà lân cận, khiến một lượng lớn khí liên sao tập trung tại khu vực va chạm và để tạo ra những ngôi hành tinh mới. Phát hiện mới này đã được công bố trên tạp chí “Tự nhiên” (Nature) vào ngày 7 tháng 1 năm 2020.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/256425
Ngày đăng: 16-01-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.