Cổ phong chính khí: Sự vô tư của người xưa là thuận theo Thiên ý



Tác giả: Tân Vũ

[ChanhKien.org] Chúng ta đều biết người xưa hầu hết đều coi trọng tín và nghĩa, đặc biệt là các hoàng đế thời cổ đại lại càng không mưu cầu tư lợi. Tại sao họ lại có được tâm thái như vậy? Do họ ngốc nghếch hay họ có tiêu chuẩn đạo đức cao? Thực ra, quan trọng nhất là họ biết thuận theo Thiên ý, tinh thông bản chất của sự vật.

Theo ghi chép trong “Lã Thị Xuân Thu”, một vị khách hỏi Quý Tử rằng: “Dựa vào đâu mà biết vua Thuấn có tài năng?” Quý Tử nói: “Vua Nghiêu vốn đã cai trị tốt thiên hạ rồi, vua Thuấn đàm luận về cách cai trị thiên hạ phù hợp với cách nghĩ của vua Nghiêu, cho nên mới biết được Vua Thuấn có tài năng”. Vị khách hỏi: “Mặc dù ông biết vua Thuấn có tài năng, nhưng dựa vào đâu mà biết vua Thuấn sẽ không mưu cầu tư lợi?” Quý Tử nói: “Những người có thể cai trị thiên hạ nhất định là người thông hiểu bản chất của sinh mệnh, vậy thì chắc chắn là người không có tư tâm”. Ngày mùa hè không mặc áo lông không phải vì quý tiếc cái áo lông, mà là vì đã quá ấm áp rồi. Ngày mùa đông không dùng quạt không phải vì quý tiếc cái quạt, mà là vì đã quá mát lạnh rồi. Thánh nhân không mưu cầu tư lợi không phải vì quý tiếc của cải, mà là vì phải tiết chế bản thân. Nếu có thể tiết chế bản thân, lại có thể ức chế được lòng tham và dục vọng, sao có thể không gọi là Thánh nhân được?

Hứa Do khước từ thiên hạ cũng không phải miễn cưỡng làm được, mà là vì có điều thông hiểu về bản tính của sinh mệnh.

Khi người ta hiểu được đúng sai thì ai còn dám làm điều xấu nữa? Khi người ta biết được không có tư tâm là tốt thì ai còn muốn đi trộm cướp nữa? Tại sao trong lịch sử xuất hiện Phật giáo, Đạo giáo và Cơ Đốc giáo, vì họ muốn truyền cho con người Thiên lý chân chính, bản chất của Thiên đạo. Nếu ai bức hại người tu đạo, ấy là đã phạm tội rất lớn. Đó có lẽ là gốc rễ sự sinh tồn của nhân loại.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/158095



Ngày đăng: 27-06-2019

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.