Một chút luận bàn về nền khoa học mới



Tác giả: Dan Yang

[Chanhkien.org]

Khối lượng của vật chất

Thế giới của chúng ta được cấu thành từ vật chất. Theo định nghĩa thì, vật chất là thứ chiếm một lượng xác định của không gian và có thể được cảm nhận bởi các giác quan và tri giác của con người. Nó có khối lượng và nó chiếm một khoảng không gian. Như vậy, để hiểu được vật chất, đầu tiên phải hiểu được khối lượng và không gian. Tri giác và xúc giác, chúng là mang tính chủ quan, và khác nhau ở mỗi người. Khối lượng được định nghĩa như là đơn vị quán tính của vật chất; Nó là sức cản của vật thể với gia tốc. Chúng ta được dạy rằng: khối lượng là một thuộc tính cố hữu (nguyên gốc của từ “quán tính” có nghĩa là “cố hữu”) của vật thể. Nhưng, quan điểm này là một vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Theo định luật thứ 2 của Newton về động lượng, lực tác dụng bằng tích của khối lượng và gia tốc (F=m*a). Vậy lực chính xác là cái gì? Lực là thứ có khuynh hướng thay đổi trạng thái nghỉ hoặc chuyển động trong vật thể. Nhưng, những hiểu biết của chúng ta về khối lượng lại xoay quanh lực và quán tính. Lực nằm ngoài vật thể. Xung lực sẽ sinh ra nếu và chỉ nếu một lực được tác dụng vào một vật thể. Mặc dù chúng ta vấn tin rằng lực và xung lực xuất hiện đồng thời, nhưng thực ra chính xác là giữa chúng có mối quan hệ nhân quả. Khối lượng của một vật thể vẫn còn giữ nguyên bất kể chúng được đo ở đâu và đo như thế nào. Vào năm 1905, trên cơ sở này, Albert Einstein đã công bố Lý thuyết tương đối đặc biệt. Ông tuyên bố rằng khối lượng của một vật là thước đo của toàn bộ năng lượng của vật thể đó. Chẳng hạn, khi năng lượng của một vật tăng [động năng hoặc nhiệt năng], khối lượng của nó cũng tăng lên. Khối lượng của một vật biểu thị cho quán tính của nó, và quán tính sinh ra sức cản với gia tốc. Khi lực là không đổi, việc tăng khối lượng sẽ gây ra việc giảm gia tốc và ngược lại.

Điều gì tạo ra cho vật chất thuộc tính cố hữu quán tính? Các nhà vật lý học đôi lúc liên hệ đến các nguyên lý của Mach[1] (Mach’s Principles), nhưng chung quy lại chỉ là một liên tưởng chứ không phải là một kết luận. Vào năm 1992, Alfonso Rueda, giáo sư trường Đại học tổng hợp California ở Long Beach, đã chứng minh được định luật thứ hai bằng cách sử dụng vật lý cổ điển. Trước đó, định luật là một định đề cơ sở trong vật lý học Newton, và chưa từng được chứng minh. Việc phân tích và chứng minh định luật này dựa trên sự thừa nhận về sự tồn tại của một cơ sở – biển photon[2] – một trường điện từ điểm không trong chân không lượng tử. Ánh sáng nhìn thấy được là một khoảng hẹp trong dải sóng điện từ. Alfonso Rueda, Bernard Haisch (đội ngũ các nhà vật lý ở phòng thí nghiệm Mặt trời và vật lý thiên văn Lockheed Martin ở Palo Alto, California) và Hal Puthoff từ rất lâu trước đây đã tuyên bố rằng khối lượng chỉ là một ảo giác (không thực). Sức cản của vật thể đối với gia tốc không phải là do quán tính. Vào đúng lúc gia tốc đến từ bên trong, trường điểm không sẽ sinh ra một xung lực. Nếu diễn đạt bằng thuật ngữ đơn giản, thì tức là tồn tại một nền cơ sở biển photon, lấp đầy toàn bộ vũ trụ, nó sẽ sinh ra xung lực để cản lại gia tốc bất cứ khi nào vật thể bị đẩy. Đó chính là nguyên nhân vì sao vật chất trong thế giới nhìn có vẻ như đông đặc và ổn định. Vào năm 1988, Alfonso đã nhận được cùng một kết luận như vậy bằng cách sử dụng lý thuyết tương đối của Einstein trong phân tích mang tính lý thuyết của ông. Mỗi thời điểm đơn của thế giới vật chất cụ thể thực tế được chống đỡ bởi một “biển photon”. Thế giới ngập trong một “biển photons”, biển photon này sẽ sinh ra một lực cản trở gia tốc bất cứ khi nào vật thể bị tác động. Đó là lý do tại sao vật chất cấu tạo nên thế giới của chúng ta nhìn như đông đặc và bền vững.

Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng việc xem khối lượng như một thuộc tính cố hữu của vật thể  là không đúng. Hơn nữa đơn vị đo của khối lượng liên quan chặt chẽ với khái niệm trọng lượng. Khối lượng được định nghĩa theo cách này là thuật ngữ “khối lượng trọng trường”. Vào thế kỷ 19, Roland (1848-1919) đã chứng minh bằng thí nghiệm rằng khối lượng trọng trường không khác biệt với quán tính.

Từ định nghĩa của khối lượng và dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, hóa ra, nhận thức của chúng ta về khối lượng được nghiên cứu trong khoa học hiện đại là tương đồng với giới hạn chịu đựng bởi một vật thể bên trong giới hạn của môi trường.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Canada năm 2001”, Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng, “Nó xảy ra là vì tất cả sinh mệnh và tất cả vật chất kể cả không khí và nước trên trái đất và trong phạm vi Tam Giới – vạn vật mà tồn tại trong Tam Giới – đều là do các hạt tử của tất cả tầng thứ khác nhau trong Tam Giới cấu thành, và các hạt tử khác nhau của các tầng thức khác nhau thì nối kết với nhau.” Thể ngộ của tôi về chữ “tất cả” trong “… được cấu tạo từ các hạt tử của các tầng thứ khác nhau trong Tam giới” như sau. Nếu có một trăm tầng thứ trong Tam giới, thì vất kể vật thể nào trong Tam giới đều cũng sẽ được cấu tạo từ các hạt tử của 100 tầng thứ này. Một sinh mệnh tồn tại ở tầng thứ nào là phụ thuộc vào bản tính nguyên thủy của sinh mệnh đó. Như thế, đây là những gì Sư Phụ đề cập đến khi nói rằng một chúng sinh hay một sinh mệnh được tạo ra trong Tam giới có  các dạng tồn tại đồng thời ở các tầng thứ. Điều này cũng được đề cập ở trong Bài giảng thứ 7 sách Chuyển Pháp Luân, “Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những “cá nhân ấy” đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiêu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy.” Trong “Giảng pháp tại Pháp hội Canada năm 2001” Sư Phụ cũng giảng, “Tất nhiên, các vật thể cùng trọng lượng nhưng khác thể tích cũng được nối kết giống như thế.  Một vật thể có thể tích nhỏ nhưng mật độ lớn cũng nối kết như nhau so với vật thể có thể tích nhỏ, cho nên cảm giác nặng như nhau.” “Phần bên ngoài của trái đất là ranh giới của một tầng thứ.  Trong phạm vi của tầng thứ này, các vật thể có thể di chuyển theo chiều ngang là vì chúng ở cùng trong một tầng thứ.  Tuy nhiên khi một vật thể di chuyển đến một tầng cao hơn tầng thứ của nó, thì nó bị kéo lại, là vì các vật thể trên trái đất là cùng trong cảnh giới mà các hạt tử tại tầng thứ này tồn tại.

Từ đó, chúng ta biết rằng một vật thể đặt ở các tầng thứ khác nhau chắc chắn chịu đựng các cấp độ cản trở khác nhau. Thực tế, đó là sự khác biệt thực sự. Phương trình Newton của định luật vạn vật hấp dẫn giải thích đó chính là lực hút: F=m1m2G/d2, ở đây G là hằng số trọng trường. Sự khác nhau của lực kéo là kết quả từ sự thay đổi của sự nối kết giữa các hạt tử ở các tầng khác nhau. Đó là để nói rằng, khối lượng của một vật có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường mà nó tồn tại ở trong đó, và cũng như trạng thái nối kết của nó cũng thay đổi. Đơn vị đo khối lượng của chúng ta là dựa trên cơ sở m=F/a. Phương trình này có thể áp dụng đối với các vật thể vĩ mô chuyển động với vận tốc chậm. Tôi sẽ diễn giải tại sao nó lại không thể áp dụng được với các vật thể chuyển động với vận tốc cao và có gia tốc?

Từ các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta hiểu rằng “chuyển động chậm, tầng thứ vĩ mô” liên hệ tới các không gian theo chiều dọc, chúng là không-thời gian tồn tại đồng thời, trong khi “chuyển động nhanh, vận tốc của ánh sáng” là tương ứng với các không gian khác theo chiều ngang. Khi một vật thể được gia tốc đến một mức độ xác định, nó sẽ phá vỡ xuyên qua các không gian. Có thể nhận thức rằng các vũ trụ dọc theo trục tung khác biệt đáng kể so với các không gian dọc theo trục hoành. Để hiểu khối lượng vật thể chính xác hơn, chúng ta phải có một nhận thức chính xác hơn về các không gian.

(còn tiếp)

Chú thích người dịch:

[1] Mach’s Principles: Nguyên lý Mach (thường gặp trong các vấn đề về lý thuyết hấp dẫn) là nói đến một phỏng đoán của nhà triết học Mach (1838-1916), được một số nhà vật lý thừa nhận. Thực tế đây là một giả thuyết không chính xác (đã được chỉ ra bởi Einstein).

[2] Trường điểm không: Trường điểm không (Zero-Point Field) là nói đến sự tồn tại trong chân không ở nhiệt độ không tuyệt đối (ở đó tất cả các bức xạ nhiệt đều không còn, một trạng thái nhận được khi ở nhiệt độ không tuyệt đối theo thang đo Kelvin. Năng lượng cơ sở của chân không được dùng như là điểm không cho các tiến trình vật lý. Những nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng Trường điểm không là một biển các bức xạ điện từ đồng dạng và đẳng hướng (biển photon).



Ngày đăng: 28-01-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.