Vài ý tưởng sau khi đọc ‘Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch cốt tinh’
Tác giả: Một học viên tại Đại Lục
[Chanhkien.org] Trong cuốn sách ‘Tây Du Ký’, Đường Tăng cùng ba đồ đệ du hành tới Tây Trúc thỉnh Kinh. Đường Tăng đại diện cho những người đạt viên mãn thông qua giác ngộ. Mặc dù tâm sợ hãi liên tục khởi lên trong ông ở suốt cuộc hành trình, trái tim trong sáng muốn lấy Kinh của ông cộng thêm sự trợ giúp của những thiên tướng như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng khi tiêu diệt tà ác cản đường, ông và các đồ đệ đã vượt qua được 81 khổ ải, xả bỏ mạng sống khi đối mặt với khổ nạn, và cuối cùng là lấy được Chân Kinh và đạt Chính Quả.
Mặc dù trên bề mặt họ là thầy trò, trên thực tế họ là đại diện cho một chỉnh thể tu luyện và là những người tìm kiếm Kinh Phật. Kinh không thể lấy được nếu không có sự tu Phật kiên định của Đường Tăng. Cùng lúc đó, Đường Tăng đóng vai trò hoằng dương Phật Pháp và bắt quen với những cá nhân có tiền duyên. Tôn Ngộ Không (Hầu Vương) đại diện cho những người tu luyện với công năng đặc dị. Anh có thể thấy được nhiều không gian khác nhau và công năng của anh mạnh hơn bất cứ ai khác. Phương pháp tu luyện của anh là phân biệt thiện và ác, tiêu diệt ma quỷ và tiêu hủy tà ác ở không gian khác mà cố gắng hủy hoại chuyến hành trình đi lấy Kinh của họ.Những trận chiến đấu với tà ác của anh không bắt nguồn từ tâm tranh đấu, mà bắt nguồn từ bản tính tiêu diệt tà ác tại không gian khác mà làm bại hoại thế giới con người và hủy hoại người tu luyện. Nếu không có sự trợ giúp của Tôn Ngộ Không, chuyến hành trình đi lấy Kinh là không khả thi. Trư Bát Giới cũng tu luyện với công năng đặc dị. Ban đầu anh là một vị thần bại hoại, người mà không phù hợp với cảnh giới ở trên thiên thượng và bị giáng xuống hạ giới. Nhưng Bồ Tát Quán Âm (Quan Thế Âm Bồ Tát) đã thấy Bát Giới vẫn còn duy trì được một phần bản tính, và đã dẫn dắt anh trên con đường tu luyện để trở về bản ngã thật sự. Bát Giới chỉ có thể thấy được một phần không gian khác, và việc tu luyện dường như là điều quan trọng thứ hai đối với anh. Anh đã bị mê ở thế giới con người và thật khó cho anh để buông bỏ được các ham muốn cá nhân. Anh cũng đã tạo ra nhiều khó khăn cho cả chỉnh thể, nhưng anh lại biết rất rõ cần phải làm gì trong những tình huống quan trọng. Sa Tăng cũng có thể thấy được một chút không gian khác, nhưng anh thậm chí còn hạn chế hơn cả Trư Bát Giới. Nhưng anh lại kiên định hơn Trư Bát Giới. Mặc dù anh không có nhiều ham muốn của con người, căn cơ của anh lại kém hơn Trư Bát Giới, vì vậy phương pháp tu luyện chính của anh là thông qua chịu khổ.
Từ câu chuyện Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch cốt tinh, chúng ta có thể thấy được các nhân tố tà ác mà Bạch cốt tinh đại diện đang khai thác lòng tốt của Đường Tăng. Chúng cố gắng đánh lừa Đường Tăng trong nhiều sự cố khác nhau, cố gắng để giết ông, ăn thịt của ông (người ta nói rằng những ai ăn thịt Đường Tăng sẽ trường sinh bất tử) và hủy hoại sự tu luyện của ông. Chế độ của Giang đã bí mật tuyên bố rằng: “Bởi vì Pháp Luân Công tu luyện Chân, Thiện và Nhẫn, họ sẽ không đánh lại nếu chúng ta đánh hay nhục mạ họ. Chúng ta nên lợi dụng điều này và bức hại họ một cách tàn bạo.” Các nhân tố tà ác mà được đại diện bởi chế độ của Giang và Bạch cốt tinh là giống nhau. Bạch cốt tinh biết Tôn Ngộ Không có thể thấy được những âm mưu tà độc của ả ở nhiều không gian khác, vì vậy ả đã tạo ra sự ngờ vực, khổ đau và chia rẽ trong chỉnh thể tu luyện [Đường Tăng và ba đồ đệ] bằng cách lợi dụng tầng thứ tu luyện hạn chế của Trư Bát Giới, sự hạn chế trong việc thấy được chân tướng và sự yếu đuối trong cách suy nghĩ theo kiểu người đời của Đường Tăng.
Cụ thể là, ả đã khai thác việc không thấy được chân tướng của Đường Tăng và trái tim từ bi đối với các sinh mệnh tà ác của ông. Mục đích của Bạch cốt tinh là ngăn cản họ đạt Chính Quả. Điều này rất tương đồng với các chúng tà ác phá hoại Đại Pháp bằng cách lợi dụng sự yếu kém của một số học viên trong việc buông bỏ các chấp trước khi đối diện với khổ nạn và không nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của Chính Pháp và Đại Pháp. Về mặt khổ nạn và chân tướng, Đường Tăng và Trư Bát Giới đã từ bỏ sự nghi kỵ, tìm thấy thiếu sót bằng cách nhìn vào trong, giúp đỡ lẫn nhau và lại trở thành một thể thống nhất. Vì vậy họ đã tiêu hủy được các ảo ảnh của Bạch cốt tinh nhằm hủy hoại sự tu luyện của họ và cuối cùng đã vượt qua được tà linh. Trư Bát Giới, người đã bị rơi vào cạm bẫy của ma quỷ, đã nhìn nhận tình huống từ một khía cạnh rộng lớn hơn, buông bỏ sự ích kỷ và các chấp trước của mình và tới tìm Tôn Ngộ Không (Tôn Ngộ Không đã bị đuổi về do âm mưu thâm độc của Bạch cốt tinh), và rồi cuối cùng họ lại cùng nhau chiến đấu với tà ác. Điều này vô cùng quan trọng và quý giá. Và từ bài học đáng nhớ này, Đường Tăng và các đồ đệ đã trở thành một chỉnh thể đoàn kết hơn, điều cuối cùng dẫn họ tới việc hoàn thành quá trình tu luyện và đạt viên mãn.
Trong chuyến du hành về phương Tây của họ, các vị thần trên thiên thượng luôn luôn dõi theo quá trình tu luyện của họ. Khi Tôn Ngộ Không gặp phải ma quỷ mà vượt quá năng lực của anh, các thần hộ Pháp từ nhiều không gian khác nhau sẽ tới và tiêu diệt ma quỷ giùm anh. Những vị thần này làm điều đó với một tấm lòng vô ngã. Khi Tôn Ngộ Không gặp phải con khỉ sáu tai mà không ai có thể phân biệt được, thậm chí Phật A Di Đà đã đích thân tới trợ giúp anh. Đây thực sự là quá trình tu luyện trong Chính Pháp. Tất cả các chính Thần sẽ giúp đỡ và bảo vệ người tu luyện một cách vô điều kiện. Đường Tăng luôn rất tỉnh táo trong các tình huống quan trọng, mặc dù ông không thể biết hay nghe được điều gì [từ các không gian khác]. Nhưng đây thực sự là tiêu hủy các nhân tố tà ác. Những sinh mệnh tà ác bao gồm nhiều loại khác nhau như linh thể động vật tại nhiều tầng thứ, các sinh mệnh bại hoại từ các không gian cao hơn, cũng như là những vị thần bại hoại tại các tầng thứ khác nhau. Chúng ta thấy rằng là học viên, nếu chúng ta giữ tâm cho chính, và khi tâm tính chúng ta đạt tiêu chuẩn tại mỗi tầng thứ, thì khổ nạn sẽ được vượt qua. Trong ‘Tây Du Ký’, mỗi khi họ đạt được tiêu chuẩn, các chính thần sẽ đi xuống và loại bỏ các trở ngại cho họ. Trong khổ nạn cuối cùng, Đường Tăng gặp phải một chiếc thuyền không đáy. Tôn Ngộ Không đã thấy được sự thật và nói với Đường Tăng để giúp ông vượt qua được sự sợ hãi, và cuối cùng Đường Tăng đã bước lên chiếc thuyền không đáy một cách tự tin. Ông đã bỏ sang một bên chấp trước vào sinh tử của mình. Đường Tăng đã từ bỏ chấp trước vào sợ hãi của ông từng chút một trong suốt chuyến hành trình, và ông đã bị khảo nghiệm sự kiên định vào tu luyện trong các khổ nạn mà đe dọa mạng sống của ông. Các khảo nghiệm này kéo dài cho tới tận giây phút cuối cùng trong sự tu luyện của ông. Trong khổ nạn cuối cùng phải bồi thường (Phật thấy rằng Đường Tăng vẫn còn một nạn sau khi ông đã nhận được Kinh, cho nên Ông tạo ra thêm một khổ ải nữa), Đường Tăng, một người đã tu đến tầng xuất thế gian pháp, vẫn phải trả nốt nợ của ông bởi vì ông đã quên làm một việc mà ông đã hứa. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng tu luyện là việc nghiêm túc đến dường nào. Trong cuốn sách ‘Tây Du Ký’, họ thường xuyên bị khảo nghiệm trong suốt chuyến hành trình liên quan đến mong ước muốn viên mãn của họ. Đây cũng là để kiểm nghiệm xem liệu họ có kiên định trong tu luyện hay không. Từ một cái nhìn rộng lớn hơn, họ hoàn toàn bước đi trên con đường mà Thần đã an bài cho họ cho tới khi họ kết thúc việc tu luyện.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/20/10280.html
http://www.pureinsight.org/node/884
Ngày đăng: 01-07-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.