Tầng cấp của một người tu luyện là từ trong tâm người đó



Tác giả: Một đệ tử tại Trung Quốc

[Chanhkien.org] Tô Thức (1036-1101), còn được gọi là Tô Đông Pha, là một nhà thơ, văn lỗi lạc, một nghệ sĩ và một nhà viết chữ mỹ thuật. Khi còn trẻ ông ta có một người bạn là một thiền sư Phật giáo tên là Foyin. Tô Đông Pha là người có tính tranh đấu nên thường hay cãi với Foyin, với một thái độ muốn thắng người. Tuy nhiên không biết tại sao ông ta lại luôn luôn bị thua. Một ngày, khi Tô Đông Pha gặp sư Foyin, ông ta nói giỡn là “Trông ông giống như một đống phân bò”. Sư Foyin không giận dữ gì cả, và vừa trả lời vừa cười “Trông ông giống như một ông Phật”. Pha như được lên thiên đàng khi nghe lời ca này. Khi trở về nhà, ông ta rất hí hởn nói với em gái của ông ta là Tô Xiaomei “Cuối cùng ta cũng cãi hơn sư Foyin mà” Sau đó ông ta kể lại cho em gái của ông ta câu chuyện. Tô Xiaomei nói rằng “Anh ơi, anh thua rồi!” Tô Đông Pha đỏ mặt. Em gái ông ta giải thích rằng “Đối với anh, những người khác trông giống như đống phân bò vì tâm của anh là đống phân bò. Trường phái Phật dạy rằng tất cả mọi ý niệm đều phát xuất từ tâm của con người. Foyin tu luyện trường phái Phật một cách kiên trì, và Phật luôn luôn trong tâm của ông ta. Vì thế, bất cứ điều gì ông ta thấy đều giống như Phật cả. Đây chính là tầng cấp, quả vị tu luyện của ông ta”.

Trong xã hội thực tại, ý niệm của một người chính là tính chất chính trong đời sống của người đó. Nếu bạn là người thông thái trong thế gian rộng lớn này thì bạn có thể chấp nhận được giá trị của mọi người khi bạn tiếp xúc họ và bạn có thể nhận chân được giá trị của mọi người với cái tâm trung thực của họ. Mỗi người đều có ưu và khuyết điểm, và tạo nên cá tính của họ. Nếu bạn có thể nhận chân được những ưu điểm của họ và học được từ họ, và vì thế bạn có thể làm tan đi những khuyết điểm của bạn khi bạn bị xung đột hay cãi cọ và cuối cùng bạn có thể biến những khuyết điểm của bạn thành ưu điểm và tự tu tỉnh, sửa chữa bản thân mình. Hơn nữa, bạn đã đạt đến một tầng cấp chịu đựng rất cao nếu bạn có thể chịu đựng được những khuyết điểm của người khác.

Dĩ nhiên là, bất cứ tính cách nào của con người có thể bị xem là khuyết điểm dựa theo sự suy nghĩ riêng của một người. Nếu đó là điều thật sự, chúng ta nên chỉ rỏ cho họ bằng lòng từ tâm và thiện ý. Ngay lúc đó, bạn sẽ thấy thế gian này rộng lớn vô biên và cuộc sống này rất mầu nhiệm.

Sự khác biệt lớn lao giữa người tu luyện và người thường là người tu luyện tự nhìn vào trong tìm kiếm khuyết điểm của mình khi có xung đột, và người thường thì đổ lỗi của sự xung đột là do người khác. Người thường thì chỉ thấy người khác có khuyết điểm và chính họ thì luôn luôn hoàn thiện.

Những người tu luyện như chúng ta là thấy sự tự biết mình bằng tất cả những gì hiện hữu trong tâm mình và tự tu tỉnh vượt qua những khuyết điểm đó. Sư phụ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải tự nhìn vào trong mỗi khi có sự xung đột. Khi chúng ta trừ diệt được nhiều tạp niệm trong tâm, thì chúng ta càng nâng tầng cấp của mình, và mọi thứ đều trở nên vô cùng đẹp đẽ.

Khi chứng thực Pháp, nếu chúng ta càng để tâm, để ý đến ưu và khuyết điểm của các bạn đệ tử khác và trừ diệt được tự ngã, thì tà ác không có cơ hội để lợi dụng những sơ hở để chui vào và can nhiễu chúng ta. Không cần biết là có vấn đề gì xảy ra, chúng ta luôn luôn nên tự nhìn vào trong vào nghĩ đến ưu điểm của người khác. Như thế, những vấn đề, khó khăn sẽ tự nhiên tan biến.

Cuối cùng, cho tôi được phép nhắc lại lời của Sư phụ để chia sẻ cùng các bạn
“Một người có tâm ác thì luôn luôn ích kỷ, thù hận, bị lòng ganh ghét trấn ngự, và than phiền rằng người khác không đối xử tốt với mình. Một người thiện tâm thì luôn luôn giữ tâm trong sạch, từ bi. Một đấng giác ngộ thì không còn chấp trước nào. Ông ta lặng lẽ nhìn người đời bị mê lầm tại thế gian” (“Tầng cấp” trong Tinh Tấn Yếu chỉ)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/26/30466.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2005/3/28/2867.html



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.