Phỏng vấn ông Trần Chúc Ly
Tác giả: Chu Thanh Minh, phóng viên Chánh Kiến
[Chanhkien.org]
Bắt đầu tu luyệ
Tên tôi là Trần Chúc Ly (Chen Zhuli). Tôi là một họa sỹ. Nhớ lại khi tôi ở Trung Quốc, tôi rất khao khát tìm kiếm một hệ thống khí công, nhưng không có môn phái nào toàn vẹn cả. Khi tôi đi ra hải ngoại và bắt đầu làm việc, tôi đọc được một số cuốn sách về Đạo gia. Nhưng càng đọc, tôi càng trở nên mơ hồ và bối rắm. Lúc đó, một người đồng nghiệp đã giới thiệu với tôi là anh ta có một số cuốn sách rất quý. Tôi hỏi là sách gì và anh trả lời là Pháp Luân Đại Pháp: Chuyển Pháp Luân và một vài cuốn sách khác. Tôi xin anh ấy cho tôi xem qua. Anh ta mang cho tôi 3 cuốn sách và tôi đã đọc tất cả. Sau khi đọc xong, tôi tỉnh ra đấy là những gì mình đã đi tìm. Thấy tôi rất háo hức đọc sách, anh bạn đồng nghiệp đã khuyên tôi nên tham gia nhóm luyện tập ở một công viên. Và tôi đã tham gia. Lúc đó là tháng 2 năm 1999. Tháng 3 năm 1999, tôi đã đến dự Pháp hội Chia sẻ Kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp tại New York, và được tận tai nghe Sư Phụ thuyết giảng. Sau đó tôi được gặp Sư Phụ một lần nữa tại Pháp hội chia sẻ Kinh nghiệm tại Canada. Từ đó, tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi đã từng có trục trặc ở lưng: tôi không thể ngồi xổm xuống, không thể đứng thẳng, hay đi nhanh. Tất cả vấn đề đó đều biến mất sau khi tôi luyện tập. Tính khí tôi cũng nóng nảy thất thường, và nó đã được cải thiện rất nhiều kể từ tôi tu luyện. Tôi cũng từng có nhiều thứ mà tôi tự hào là tài năng, nhưng bây giờ chúng chỉ là sự thiếu sót của tôi-những thứ mà tôi phải vứt bỏ trong tu luyện. Tại sao tôi nói vậy? hệ thống luyện tập này yêu cầu chúng ta nâng cao Tâm tính, nhưng tôi thì lại thiếu kiên nhẫn. Tính nóng của tôi làm cho nhiều người khác cảm thấy khó chịu và bối rối. Thêm nữa, cái tôi của tôi rất lớn. Tôi cứ khăng khăng đề ra ý kiến của mình và đôi khi bỏ qua cảm giác của người khác. Mặc dầu những người bạn của tôi biết rằng cái tâm của tôi thì tốt và đơn giản tôi là người thẳng tính, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn vô ý làm tổn thương tình cảm của người khác. Tôi đã lĩnh ngộ ra nhiều điều từ khi tôi tu luyện Pháp Luân Công, và cũng hơi khó mà nói ra tất cả ở đây. Nhưng như nhiều người thấy, tôi đã thay đổi rất nhiều. Đương nhiên tôi biết rõ là còn nhiều vấn đề trong tôi mà tôi phải đề cao.
Giới thiệu về bức tranh “Mỹ nhân đến từ Phương Tây”
Bức tranh này được vẽ bằng những cây cọ vẽ Trung Quốc loại cọ dùng để khắc họa rất tốt được nhiều chi tiết và dung hàm được nhiều tầng lớp của một màu xanh dịu và màu xanh dương phủ lên những màu mực nước, một phong cách mang tính truyền thống của hội họa Trung Hoa. Tầm nhìn của bức tranh là từ trên cao và rất xa, tầm nhìn đi từ dưới lên trên và đi từ trong ra ngoài. Một thiếu nữ rất xinh đẹp vận y phục của triều đại nhà Đường đang thấp thoáng bên đường, một con thỏ ngọc và một cây cung ở dưới chân nàng. Con thỏ là biểu tượng cho ý rằng Pháp Luân Công đã được truyền giảng bởi một Thánh nhân sinh nămThỏ. Người thiếu nữ tay mang đàn Tỳ Bà, thể hiện rằng Pháp Luân Công chỉ sử dụng phương thức hòa bình để phản bức hại.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/6/9/32652.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=3233
Ngày đăng: 01-01-2004
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.