Những phát hiện từ sách Khải Huyền của Thánh Kinh



Tác giả: Lâm Phong

[Chanhkien.org] Sách Khải Huyền từ Kinh Tân Ước là một bộ sách tiên tri nổi tiếng. Tác giả Thánh John là một trong mười hai đồ đệ của Chúa Jesus. Tác giả đã dùng những hiển tượng để mô tả nhiều điều dị thường mà ông thấy sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi những biểu tượng này, người đời sau thường cảm thấy khó hiểu, thậm chí không thể hiểu nổi. Tác giả là người tu luyện. Thực ra ông có công năng túc mệnh thông, và ông chân thực ghi lại những cảnh tượng sẽ xảy ra trong tương lai mà ông thấy ở tầng của mình. Ông dùng những biểu tượng và gợi ý tinh tế để biểu đạt tác dụng cảnh tỉnh con người thế gian. Đương nhiên tác giả hoàn toàn không thể biết được vũ trụ về sau sẽ trải qua Chính Pháp. Vì vậy mà sách Khải Huyền có giới hạn của nó. Nhưng nhiều cảnh tượng được mô tả trong quyển sách là những mô tả đích thực về những sự việc đang xảy ra khắp Trung Quốc Đại Lục ngày hôm nay. Sau đây là một số khám phá sơ bộ ở trong sách. Nó là kiến giải cá nhân của tôi và được viết với hi vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho nhiều nghiên cứu và thảo luận sâu hơn nữa.

1. Rồng đỏ, kẻ thù của Chúa, và bốn mươi hai tháng

Chương 12 của Sách Khải Huyền mô tả một con rồng đỏ hung dữ và bạo tàn. Con rồng đỏ và tùy tùng của nó tiến hành một trận chiến với chư Thần ở thiên thượng và cuối cùng bị chém chết và quẳng xuống mặt đất. “Và con rồng bị trục xuất, con quỷ và Sa-tăng đó đã mê hoặc toàn nhân loại.” (Khải Huyền. 12:9) Nó làm tôi liên tưởng đến những người thành lập đảng, những người mà trong sách cộng sản của họ công khai ám chỉ đảng cộng sản như một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu. Quân đội Xô Viết khi trước gọi mình là “Hồng Quân.” Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được gọi là “Xích Phỉ.” Rõ ràng con “rồng đỏ” ấy nhất định ám chỉ đến Đảng Cộng sản. Trong một bài tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc “Mai Hoa Thi,” có nhắc đến “hỏa long.” Khi diễn giải ba khổ cuối của “Mai Hoa Thi”, Sư phụ Lý nói, “Từ không gian thấp nhất ở Thiên thượng mà nhìn thì Đảng Cộng sản Trung Quốc có hình dáng là một con ác long màu đỏ.” Chương 12 của sách Khải Huyền mô tả con “rồng đỏ” ấy bị chém và ném xuống đất như thế nào. Nó biết rằng ngày tháng của nó không còn nhiều và gắng vẫy vùng tuyệt vọng lần cuối cùng. Tôi lý giải rằng thiên thượng và địa thượng là bất đồng không gian và do đó có sự bất đồng thời gian. Nhưng không cần biết nó ở đâu, nó rơi xuống với hơi thở cuối cùng và cố vùng vẫy tuyệt vọng.

Chương 13 của Sách Khải Huyền miêu tả một con yêu quái sẽ “từ dưới biển đi lên một con thú có mười sừng bảy đầu, trên những sừng có mười cái mão triều thiên, và trên những đầu có danh hiệu sự phạm thượng.” (Khải Huyền 13:1) “Con rồng đã lấy sức mạnh, ngôi vị, và quyền lực lớn được ban cho nó.” (Khải Huyền. 13:2). “Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng; và nó lại được quyền tại vị trong bốn mươi hai tháng.

Vậy, nó mở miệng ra nói những lời phạm đến Đức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài cùng những đấng ở trên trời. Nó lại được phép giao chiến cùng các thánh đồ và được thắng. Nó cũng được quyền trị mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng và mọi nước.” (Khải Huyền 13:5-7). Nó tiếp tục nói rằng con thú này có số 666. Đây là con số đại biểu cho một cá nhân. Nó làm tôi liên tưởng đến Giang Trạch Dân, chủ nguyên thần của y là một con cóc và phó nguyên thần là một con cá sấu. Y bắt đầu thăng tiến ở Thượng Hải và từ đó trở thành người đứng đầu Trung Quốc với quyền lực tuyệt đối trên Đảng Cộng sản, chính phủ và quân đội. Vì vậy khi sách Khải Huyền mô tả con yêu quái sẽ “ở dưới biển lên,” đó là phép ẩn dụ cho việc Giang đã leo lên Thượng Hải như thế nào (tên thành phố “Thượng Hải” bao gồm hai chữ Hán. Chữ thứ nhất (‘Thượng’) nghĩa là “dâng lên” hay “đi lên” và chữ thứ hai (‘Hải’) nghĩa là “biển.” Con quái thú này chính thức bắt đầu công kích phỉ báng chư Thần vào tháng 7 năm 1999 khi y thao túng tất cả các phương tiện thông tin đại chúng khắp Trung Quốc để công kích Đại Pháp của vũ trụ, khí thế phô thiên cái địa. Vào lúc đầu, đại đa số phương tiện truyền thông từ các nước trên thế giới sao chép và đăng tải về các cuộc công kích vu hãm của tập đoàn chính trị lưu manh này. Con quái thú thậm chí tự mình phân phát cho lãnh đạo các quốc gia toàn thế giới những quyển sách nhỏ chứa đựng những lời lừa dối phạm thượng chống lại thánh thần. Các quốc gia cộng sản gọi cửa truyền thông mà họ điều khiển là “miệng lưỡi”. Tiếng tăm nói “những lời kiêu ngạo phạm thượng” của Giang được thiết lập trên vũ đài quốc tế. Nó nói tiếng Anh với Thủ tướng Nhật, trích dẫn một vài dòng từ Bản Tuyên ngôn Độc lập với một vài thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, nói một thứ tiếng Tây Ban Nha mà không ai có thể hiểu được ở Nam Mỹ, nói tiếng Nga ở quanh vùng biển Ban-tích, và dùng tiếng Quảng Đông để miệt thị các nhà báo Hồng Kông. Hắn ta nói mà không biết tự xấu hổ. Do đó cái miệng nói “những lời kiêu ngạo phạm thượng” này rõ ràng ám chỉ đến Giang. “Bốn mươi hai tháng” được nhắc đến vài lần trong sách Khải Huyền. “Họ sẽ chà đạp thần thánh đủ bốn mươi hai tháng.” Tôi lý giải lời tiên tri nói với chúng ta chỉ có một lượng thời gian cố định cho phép quái thú tấn công và miệt thị các vị Thần. Ba năm đã trôi qua kể từ tháng 7 năm 1999. Các quốc qua trên thế giới bắt đầu nhận ra con quái thú và rồng mà lời tiên tri miêu tả đang đầu độc toàn thể loài người như thế nào và hiểu ra bộ mặt thật của con quái thú tà ác, đen tối và xấu xa này. Biểu lộ tại nhân gian là bản tin về Quốc hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị hoãn cho đến cuối tháng 11. Vào lúc đó, người lãnh đạo Trung Quốc (Giang Trạch Dân) sẽ được thay thế. Bản thân tôi nghĩ bảy đầu của con quái thú được nói đến ám chỉ đến bảy tên tội phạm chịu trách nhiệm chính cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công: Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, La Cán, Lý Lam Thanh, Đinh Quan Căn, Bạc Hy Lai, và Hà Tộ Hưu.

Và nó (con thú) bắt mọi người, không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, tự do hay nô lệ, phải đánh dấu trên tay phải hoặc trên trán.Không ai có thể mua bán, nếu không mang dấu ấn đó, tức là tên con thú hoặc con số tương đương với tên nó.” (Khải Huyền 13:16-17) Tôi hiểu “dấu ấn trên tay phải” ám chỉ đến những người giơ tay phải lên để tuyên thệ trong lễ gia nhập đảng, và con dấu “trên trán” ám chỉ huy hiệu Đảng Cộng sản Trung Quốc trên mũ rộng vành mà những công an theo lời chỉ thị của Giang đàn áp Pháp Luân Công đội. Quyển sách cũng đề cập đến những điều mà nhiều người không thể hiểu được, như con thú đã sống trước đây, không còn sống nữa và sau này sẽ nổi lên lần nữa. Trên thực tế, điều này ám chỉ đến chủ nguyên thần của Giang đã bị đày xuống địa ngục từ lâu và lớp da con người bề mặt của hắn ta rõ ràng được sự thao túng bởi đám lạn quỷ.

2. Sự sụp đổ của thành phố tội ác

Chương 17 và 18 của sách Khải Huyển mô tả “đại dâm phụ” là “chỗ ở của các ma quỷ, nơi hang ổ của mọi tà thần, hang ổ của mọi giống chim dơ dáy mà người ta gớm ghiếc” (Khải Huyền 18:2) và “huyết các Thánh đồ và huyết những kẻ chết vì Đức Chúa Jê-su.” (Khải Huyền 17:6) Sách tiếp tục nói về dâm phụ “ngươi đã thấy, tức là cái thành lớn hành quyền trên các vị Vua ở thế gian.” (Khải Huyền 17:18) Nó làm tôi nhớ lại Bắc Kinh của ngày hôm nay, nơi mà bàn tay con người đã thấm đẫm máu từ các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp. Nơi ấy đã trở thành trung tâm chỉ huy, tập trung của các sinh mệnh tà ác. Sách Khải Huyền cũng chỉ ra rằng bởi “vì mọi dân tộc đều uống rượu dâm loạn buông tuồng của nó, vì các Vua thế gian đã cùng nó phạm tội tà dâm, và vì các nhà buôn trên đất đã nên giàu có bởi sự quá xa hoa của nó.” (Khải Huyền 18.3) và “bởi vì mọi nước đều bị tà thuật ngươi lừa dối.” (Khải Huyền 18.23) Sự tương đồng này rất chính xác. Chính phủ Trung Quốc mà Giang đại diện thường xuyên cố dùng lợi nhuận kinh tế là một chiêu bài để có được sự nhượng bộ từ các nước nào đó, thậm chí bao gồm các nước dân chủ. Loại thương lượng bẩn thỉu này không khác gì với hoạt động mãi dâm. Bất cứ thứ gì đều có thể bán, từ lãnh thổ quốc gia cho đến lương tâm con người. Mặc cho tuổi đã cao và làm nhục phẩm cách của hắn, Giang đi diễn kịch khắp mọi nơi. Ở Tây Ban Nha, hắn lấy ra một cái lược và chải tóc ngay trước mắt nhà Vua. Ở Nga, hắn ôm hôn Tổng thống Yeltsin. Hắn giả bộ bối rối trước mặt Tổng thống Hoa Kỳ. Hắn thật sự trông giống như “con dâm phụ” trên vũ đài quốc tế. Những “nhà buôn” hoàn toàn không có chuẩn mực đạo đức đó đã làm giàu qua những cuộc thương lượng bẩn thỉu này. Ở Bắc Kinh, nhiều người bài bạc, mua bán thuốc cấm, phóng đãng, và mại dâm. Nó cực kỳ thối nát và đồi bại đến kinh sợ. Nhưng trên bề mặt, nó lại hiện ra là một xã hội thanh bình và thịnh vượng. Nó thật sự “lừa dối dân cư trên mặt đất.” (Khải Huyền 13:14)

Tôi tự lý giải rằng “Babylon vĩ đại” được nhắc đến trong sách Khải Huyền là một phép so sánh và ám chỉ Bắc Kinh ngày nay. “Nó sẽ bị lửa thiêu mình.” (Khải Huyền 18:17) “Và một vị thiên sứ rất mạnh lấy một hòn đá như cối xay lớn quăng xuống biển mà rằng: Babylon là thành lớn cũng sẽ bị quăng mạnh xuống như vậy, và không ai tìm thấy nó nữa. Không ai còn nghe thấy nơi ngươi những tiếng kẻ khảy đàn cầm, kẻ đánh nhạc, kẻ thổi sáo và thổi kèn nữa. Ở đó cũng sẽ không thấy có thợ nào nữa, dầu nghề gì mặc lòng, và tiếng cối xay cũng không nghe nữa.” (Khải Huyền 18:21-22) Sách Khải Huyền vài lần đề cập rằng con thú, những người “đã nhận dấu hiệu con thú” và những người “thờ lạy hình tượng nó” tất cả sẽ bị “quăng xuống hồ có lửa và diêm sinh bừng bừng.” (Khải Huyền 19:20) Họ sẽ bị tra tấn trong lửa và không bao giờ được bình yên.

3. Con đường hòa bình đến chính nghĩa

Sách Khải Huyền vài lần nhắc đến Chiên Con, cuộc bức hại Thánh đồ và trận chiến giữa Thiện và ác. Tôi hiểu những điều này không chỉ là ngụ ý đến sự đàn áp Cơ Đốc giáo thuở xưa, mà còn là nhắm đến cuộc đàn áp mà các học viên Pháp Luân Công tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn” đang chịu đựng ngày nay. Nó rất giống với cuộc đàn áp Cơ Đốc giáo thuở xưa. Sự khác biệt duy nhất chính là cuộc đàn áp mà các học viên Pháp Luân Công đang chịu đựng còn thậm chí vô nhân tính hơn nữa. Suốt ba năm của cuộc đàn áp đầy thú tính, các học viên Pháp Luân Công dũng cảm kiên định và bày tỏ tâm đại từ bi của họ trong hành động ngày càng lý trí và ôn hòa hơn nữa. “Những con chiên” ám chỉ đến những người tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn”, những người không bao giờ đánh trả khi bị đánh đập và không chửi lại khi bị nhục mạ. Sách Khải Huyền còn nói, “Này, ma quỷ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách.” (Khải Huyền 2:10) Điều này quá giống với sự giam cầm và tra tấn vô nhân tính của hàng vạn học viên Pháp Luân Công ở Trung Hoa Đại Lục. Điều này còn rõ ràng hơn trong mô tả trận chiến với rồng đỏ, “Họ đã thắng nó bởi huyết chiên con và bởi lời làm chứng của mình; họ chẳng tiếc sự sống mình cho đến chết.” (Khải Huyền 12:11) Nhưng ở phút cuối cùng, họ sẽ leo lên Thiên Đường trước hàng vạn người. Sau đó mặt đất rung chuyển và thảm họa hết cái này nối tiếp cái khác. Nó làm tôi nhớ lại những mô tả trong chương 16 về bảy bát thịnh nộ của Đức Chúa Trời được trút xuống đất, “ghẻ chốc dữ và đau đớn trên những người có dấu con thú cùng thờ lạy hình tượng của nó” (Khải Huyền 16:2), biển “biến ra huyết, như huyết người chết” (Khải Huyền 16:3), “mặt trời được quyền lấy lửa làm sém loài người, và loài người bị lửa rất nóng làm sém.” (nó làm tôi nhớ lại trận hạn hán lớn đang diễn ra ở Trung Quốc) (Khải Huyền 16:8-9) và “nước của nó (con thú) bèn trở nên tối tăm, người ta đều cắn lưỡi vì đau đớn” như thế nào. (Khải Huyền 16:10). Sau đó, “thành phố lớn bị chia ra làm ba phần … Mọi đảo đều ẩn trốn, các núi chẳng còn thấy nữa” (Khải Huyền 16:19-20), (tất cả có thể bị chôn vùi trong bão cát). Điều đáng chú ý nhất là chương 16 câu 12, “Vị thiên sứ thứ sáu trút cái bát của mình xuống sông cái Ơ-phơ-rát; sông liền cạn khô, đặng sửa soạn cho các vị Vua từ Đông phương đến có lối đi được.” Nếu nhìn vào các học viên Đại Pháp ngày hôm nay ở bên ngoài Trung Quốc, thì không khó để hiểu được ý nghĩa của câu này. Bản thân tôi nghĩ rằng “Phán xét cuối cùng” đề cập trong sách Khải Huyền ám chỉ đến toàn thể nhân loại được xếp đặt dựa theo hành vi của họ trong giai đoạn Chính Pháp khi mà Chính Pháp cuối cùng đến nhân gian. “Trời mới và đất mới” (Khải Huyền 21:1) ám chỉ đến vũ trụ mới sau khi vũ trụ đã được biến đổi và hồi phục bởi “Chúa tể của những Chúa tể” và “Vua của những vị Vua.

Ghi chú: Để hiểu được toàn bộ nội dung «Khải Huyền», mời quý độc giả đọc loạt bài Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền».

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1095
http://zhengjian.org/zj/articles/2002/7/26/16955.html



Ngày đăng: 05-09-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.