Những câu chuyện tu luyện của các bà nội trợ ở Đài Loan (2)



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp Đài Loan

[Chanhkien.org]

Cơ hội Đắc Pháp

Tên tôi là Bảo Cung. Tôi năm nay 45 tuổi, là một người giúp việc quê ở làng Ngoại Phố, thị trấn Đại Giáp, Tỉnh Đài Trung, Đài Loan. Trước khi tôi đắc Pháp, tôi đã tham gia một nhóm đọc sách được tổ chức bởi một tổ chức Phật giáo. Tôi có một người bạn ở đó. Anh ta rời nhóm đọc sách từ khi anh ta tập luyện Pháp Luân Công. Một buổi sáng khi tôi đi phân phát sữa cho khách hàng. Người bạn của tôi ngẫu nhiên sống ở trên đường phố đó. Nên tôi vào nhà thăm anh ta. Anh ta là một người rất hòa hảo, và rất dễ bắt chuyện với anh ta. Anh ta đăng ký trở thành khách hàng nhận sữa của tôi cung cấp hàng ngày. Cách đây 1 năm rưỡi, anh ta đưa cho tôi một bản coppy cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Nhưng tôi không quan tâm bởi vì tôi đã học một trường phái khác và có rất nhiều kinh sách của trường phái mà tôi chưa đọc được. Có ít nhất 20 tập kinh mà tôi chưa hiểu hết ít nhất một tập trong số đó.

Sau khi tôi phân phát sữa cho nhà này, tôi biết rằng bạn tôi đang đọc Chuyển Pháp Luân hàng ngày. Một ngày anh ta đột nhiên xuất hiện ở cửa khi tôi phát sữa cho anh ta. Tôi có ý nghĩ thôi thúc muốn đọc cuốn sách. Và anh ta đã tình nguyện đưa cho tôi cuốn sách. Nhưng tôi nghĩ như thế không đúng và tôi nên trả tiền cho cuốn sách. Vậy nên tôi đã mua cuốn sách và mang nó về nhà, và bắt đầu nghiên cứu. Nhiều ngày sau, tôi đọc xong cuốn sách lần đầu tiên và không thấy có vấn đề gì. Tôi không hiểu những điều liên quan đến tịnh hóa bản thể. Vì thế khi tôi bắt đầu bị một cơn sốt đột ngột sau đó. Tôi không suy nghĩ gì nhiều và chỉ đi ngủ khi thấy mệt. Vào tháng 3, 2003, tôi đọc Chuyển Pháp Luân một lần nữa và bắt đầu luyện tập 5 bài công pháp với các bạn đồng tu khác. Vào tháng 4, Tôi bắt đầu nghiêm túc tập luyện và tập luyện tại nhà mỗi buổi sáng sau khi đi phân sữa. Trong những ngày nghỉ việc, tôi đi đến điểm tập luyện cách xa 3 km và tập luyện với các đồng tu.

Bất động tâm khi bị mất xe máy

Cuộc đời tôi hầu như bình thường và yên bình. Tôi không có nhiều sự đua tranh tinh thần. Sau khi đắc Pháp, tôi đã hiểu quy luật “mất và được” và đối xử với bản thân như một người tu luyện. Tôi xem mọi thứ xảy đến với tôi như những điều tốt và thuận theo tự nhiên. Sau khi con gái tôi đi học Đại học, chúng tôi mua một chiếc xe máy cho nó dựa trên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hàng tháng. Tuy nhiên, nó bị mất trộm 2 tháng sau. Khi con gái tôi kể với tôi về việc mất đó, tôi lập tức nói với nó, “ Đó là một điều tốt. Đừng lo về nó. Có thể con đã tránh được một nguy hiểm tiềm tàng nếu vẫn còn giữ cái xe máy đó”. Chúng tôi làm thăng bằng mọi người và không có buồn gì về việc đó.

Mọi người trong gia đình tôi đều tham dự 9 ngày Giảng Pháp bằng băng hình vidieo của Sư Phụ Lý, cùng học Pháp và hiểu rằng có một mối quan hệ tiền định đằng sau mọi thứ. Có thể cái xe máy bị mất vì nghiệp của con. Hơn nữa, tại sao nó lại là người duy nhất trong nhiều sinh viên bị mất xe máy? Tôi biết nếu tôi cứ suy nghĩ về nó, đó cũng là chấp trước-ràng buộc. Mặc dù điều kiện tài chính của gia đình tôi không được tốt, nhưng chúng tôi cũng không động tâm.

Sau đó, con gái tôi đã xem đoạn băng quay của hệ thống an ninh tại phòng canh gác của trường và đã thấy một người đàn ông đã ăn trộm chiếc xe máy. Nó nói nó không hề cảm thấy giận giữ chút nào. Tôi cảm thấy trong tâm thật vui và chúc mừng con gái tôi. Tâm tính của cả gia đình tôi đã tăng tiếnđược cải tạo. Điều đó thật xuất sắc! Tôi nhớ lại con gái của bạn tôi đã trải qua nhiều tai nạn xe máy nghiêm trọng khi cô ấy còn là sinh viên. So sánh lại, mất trộm chiếc xe là nhỏ hơn. Chuyển Pháp Luân đã giảng, “The hardest is the most precious” -“tối khổ dã tựu tối trân quí ”- “ càng khổ lại càng trân quý”(tạm dịch). Chúng ta nên nhìn vào bên trong và cảm ơn những đau khổmà chúng ta chịu đựng, đó là điều có thể giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp lực và nâng cao tâm tính của chúng ta.

Kiên tu Đại Pháp – Trân quí Hoàn cảnh

Trước khi tôi đắc Pháp, tôi luôn luôn nghi ngờ vê tôn giáo. Sau khi tôi đắc Pháp, tôi đã tin tưởng ở Pháp và không một chút nghi ngại. Mặc dù tôi không được gặp mặt Sư Phụ Tôn Kính và không có trải qua nhhững biến đổi đặc biệt nào vê thể xác, như là cảm nhận được sự xoay chuyển của Pháp Luân và năng lượng chuyển động, trong tâm tôi rất minh tỏ rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính pháp chính đạo. Tôi tin tưởng kiên định.

Một lần, chồng tôi có kế hoạch tham dự một Pháp Hội cùng với tôi. Nhưng trước ngày Pháp hội, ông ta đã đi dự tiệc và đã say rượu. Ông ta nhờ một người bạn chở ông về nhà. Nếu nó xảy ra trước khi tôi đắc Pháp, tôi sẽ rất giận dữ. Nhưng lần này tôi đã giúp ông tắm rửa với một nụ cười bởi vì từ Pháp tôi biết rằng một người thường không tu luyện thì rất yếu đuối và tôi chỉ có thể đo lường bản thân với tiêu chuẩn cao và không nên nghiêm khắc quá với người khác.

Tôi đã không biết gì về Đảng Cộng sản Trung Quốc khủng bố Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục khi tôi đắc Pháp. Một ngày, em trai tôi tham gia 9 ngày giảng Pháp và một vài đồng nghiệp đã nói với anh ta về cuộc khủng bố ở Trung Quốc. Khi quay về, nó hỏi tôi có nguy hiểm gì khi tập luyện Pháp Luân Công, lúc đó tôi nghĩ rằng chúng tôi chắc chắn không có chuyện gì xảy ra ở hải ngoại và không cần quan tâm đến nó. Sau đó, khi trở về từ giảng thanh chân tượng ở Hồng Kông, gia đình tôi đã nói đùa tôi, “Sao chúng ta không thấy tên bà trên báo nhỉ? Chúng ta không biết bà đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt ở đó chưa. ” Tôi trả lời, “ Một niệm chân chính trấnáp được trăm ma quỷ. Tôi không nghĩ về nó. Một người tu luyện nên đường đường chính chính chống lại cuộc khủng bố này và không cần phải lo lắng hay hoảng sợ. ”

Khi tôi ngày càng biết nhiều hơn về sự thật khủng bố, tôi bắt đầu nhận ra các học viên ở Trung Quốc thật là phi thường và xuất sắc. Chính quyền ở đó đã ra lệnh cho các phương tiện thông tin và truyền hình và báo chí ở Trung Quốc tuyên truyền bịa đặt về Pháp Luân Công và nói rằng Pháp Luân Công không tốt. Dưới một môi trường và hoàn cảnh khắc nghiệt, cảnh sát thường xuyên đến nhà của các học viên và dọa dẫm họ, và những người hàng xóm thì trông coi họ cẩn thận. Với sự khác biệt rõ rệt giữa Trung Quốc và Đài Loan, nên tôi trân trọng môi trường ở Đài Loan hơn nữa, nơi mà chúng tôi có thể tự do tập luyện Pháp Luân Công.

Giảng rõ sự thật ở Hồng Kông

Tôi nói chuyện với chồng tôi vì sao tôi nên đến Hồng Kông để giảng rõ sự thật. Lúc đầu, ông khuyên rằng tôi cũng có thể giảng rõ sự thật ở Đài Loan vì có nhiều người Đài Loan vẫn chưa hiểu Pháp Luân Công. Tuy nhiên, tôi biết rằng Hồng Kông không có nhiều nhân lực nơi mà có rất nhiều khách du lịch từ Trung Quốc Đại Lục đi thăm những thắng cảnh ở đó. Chúng ta cần có học viên ở đó để nói với họ sự thật. Sau khi nói chuyện thêm một chút nữa, chồng tôi đồng ý với tôi.

Năm 2005, tôi đem con trai tôi, vẫn đang học phổ thông, đến Hồng Kông để giảng chân tượng. Mặc dù đó là lần đầu tiên cả hai chúng tôi rời khỏi Đài Loan, nhưng mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Trước khi đi, chúng tôi không có nghĩ nhiều về những gì có thể xảy ra với chúng tôi. Chúng tôi chỉ làm những gì cần làm. Tại biên giới Hồng Kông, một cảnh sát đã nói với tôi là tôi bị sai lỗi chính tả trong hộ chiếu. Tôi phải đến một nơi đợi kiểm tra chứng minh nhân dân. Con trai tôi và tôi giữ chính niệm, bình tĩnh và định tâm, và trả lời mọi câu hỏi của họ một cách lịch sự. Chúng tôi không có ý nghĩ gì tệ, chúng tôi không lo lắng và chỉ giữ chính niệm. Và chúng tôi đã qua khỏi biên giới Hồng Kông một cách suôn sẽ.

Trước chuyến đi, nhiều học viên đã chia sẽ quan điểm của họ. Thực ra nó lộ ra rằng không có tư tưởng của ai được hoàn hảo. Ví dụ, một vài học viên đã nghĩ chắc chắn về những địa điểm du lịch nào đó và muốn bỏ qua giảng thanh chân tượng ở đó. Trong quá trình giảng thanh chân tượng ở Hồng Kông, cũng khó tránh khỏi những tranh cãi giữa các học viên. Tôi chỉ cố gắng để “hợp tác” với mọi người. Với tôi, không quan trọng là nơi đâu tôi đến, tất cả đều tốt vì tôi có thể giảng thanh chân tượng cho những người Trung Quốc ở đó.

Gần đây, trong khi chia xẻ kinh nhiệm với các đồng tu, tôi cảm thấy vẫn còn nhiều quy luật của Pháp mà tôi chưa có hiểu. Đồng tu khuyên tôi nên học Pháp nhiều hơn. Trước đây, tôi thường học Pháp sau khi hoàn thành công việc nhà, nhưng bây giờ tôi biết cách đặt học Pháp đầu tiên. Cũng như khi Phát Chánh Niệm, tôi cảm thấy nó trừu tượng và khó hiểu. Khi tôi có tạp niệm, tôi bỏ qua chúng và để chúng đi. Tôi kiên định tu luyện Đại Pháp tinh tấn hơn nữa và trở nên xứng đáng với danh hiệu Đệ tử Đại Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/1/21/35401.html

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=3830



Ngày đăng: 26-07-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.