Dấu chân lịch sử của phù hiệu chữ “卍” (Phần 2)



Tác giả: Thanh Nguyên

[ChanhKien.org]

4. Phù hiệu chữ “卍” trong các nền văn hóa khác nhau

Dấu tích của phù hiệu chữ “卍” không chỉ có mặt ở các quốc gia Đông phương vốn chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo, nó còn đóng một số vai trò nhất định trong văn hóa Hy Lạp, châu Phi, cũng như văn hóa Bắc Âu ở Anh và Pháp. Ở Anh, phù hiệu chữ “卍” là một loại đồ trang trí; ở Hy Lạp, nó là biệt danh của một loài “sư tử bốn chân”; ở Ấn Độ, nó là một loại đồ trang trí chữ “Vạn”. Trong văn hóa của thổ dân châu Mỹ, văn hóa La Mã, văn hóa Celtic và dấu tích của người Viking Bắc Âu, cũng có thể tìm thấy phù hiệu chữ “卍” được sử dụng. Vào đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, phù hiệu chữ “卍” vẫn được sử dụng làm biểu tượng cho hướng đạo sinh, bình đẳng nam nữ, câu lạc bộ nữ sinh, cũng như trên băng đeo tay của quân đoàn số 45 Hoa Kỳ trong Đệ nhất thế chiến. Tại một lễ đường Do Thái ở Hartford, Connecticut, phù hiệu chữ “卍” từng được dùng làm họa tiết trang trí trên sàn nhà. Thực ra các phát hiện khảo cổ hiện nay cho thấy trước khi Columbus đến châu Mỹ, thổ dân ở đây đã sử dụng phù hiệu chữ “卍” trong cuộc sống hàng ngày từ rất lâu rồi. Ở Đức, lịch sử sử dụng phù hiệu chữ “卍” được biết đến sớm nhất có thể truy về thời kỳ Phổ. Ở Trung Á, cũng đã phát hiện một lễ đường Do Thái từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN sử dụng phù hiệu chữ “卍” để trang trí. Nhìn chung, trong nhiều nền văn hóa, phù hiệu chữ “卍” thường đại diện cho sự may mắn, thịnh vượng, và sức khỏe.

Trang trí khảm hình chữ “卍” trên gạch men thời La Mã cổ đại.

Hoa văn hình chữ “卍” được khắc trên tường ngoài của một nhà thờ ở châu Âu.

Hoa văn hình chữ “卍” được khắc trên món đồ trang sức hình chiếc khuy 2700 năm tuổi của Hy Lạp cổ đại được trưng bày tại Bảo tàng Louvre.

Một chiếc chăn được phát hiện ở Canada, khoảng vào năm 1880, sử dụng hình chữ “卍” làm hoa văn trang trí hình. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc trang trí hoa văn này là do ký tự “卍” được cho là sẽ mang lại may mắn.

Một tấm bưu thiếp của Mỹ từ năm 1907 sử dụng hình chữ “卍” làm biểu tượng trung tâm, đại diện cho sự may mắn.

Một chiếc thìa may mắn được làm bằng bạc của người Indian da đỏ có mang ký tự “卍”.

Một chiếc giỏ đan của người da đỏ Mission ở Texas, Mỹ, được trang trí với hoa văn ký tự “卍”.

Không những vậy, điều kỳ lạ hơn là có người tinh ý phát hiện rằng, nếu quan sát từ một góc độ nhất định, hình dạng đám mây electron trong mô hình nguyên tử cũng có thể thấy ký tự “卍” ẩn trong đó.

Nhìn từ các góc độ khác nhau của đám mây electron của nguyên tử carbon, người ta sẽ lần lượt thấy ký tự α (Alpha), Ω (Omega) và ký tự “卍”.

5. Ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍”

Trong vô số những bí ẩn của lịch sử văn hóa nhân loại, phù hiệu chữ “卍” mặc dù cũng là một phần trong đó nhưng lại có vẻ rất đặc biệt. Nó không chỉ xuất hiện từ rất sớm mà còn lan rộng khắp các nền văn minh trên thế giới; mặc dù rất đơn giản, nhưng nó đã được lưu truyền trong nhiều quần thể dân tộc khác nhau từ rất lâu; xuất hiện ở những nơi khác nhau nhưng lại đại biểu cho những ý nghĩa tương tự, phù hiệu chữ “卍” luôn biểu thị cho sự may mắn, thịnh vượng, hoặc thường xuất hiện cùng với các vị Thần. Phù hiệu chữ “卍” từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả trong nghiên cứu khảo cổ học và nguồn gốc chữ viết. Một số người cho rằng nó là một trong những ký hiệu nguyên thủy của chữ viết nhân loại, một số khác cho rằng nó có nguồn gốc từ hình tượng Mặt Trời, trong khi một số lại cho rằng nó liên quan đến sự sinh sôi của con người.

Mặc dù ở Trung Quốc từ rất sớm đã có những tác phẩm chuyên nghiên cứu về phù hiệu chữ “卍”. Vào cuối triều đại nhà Thanh, Tào Kim Trứu đã viết tác phẩm “Thuyết Vạn” được xuất bản trong bộ sách “Thạch Ốc Văn Tự Tùng Thư – Trứu Thư” trong những năm Đồng Trị. Năm 1939, ông Vương Tứ Xương đã viết tác phẩm “Giải Vạn”, tổng hợp nhiều thành quả nghiên cứu từ Trung Quốc và phương Tây vào thời điểm đó, với tư liệu đặc biệt phong phú. Tác phẩm “Thập Tự và Vạn Tự ở Trung Quốc” của học giả phương Tây Louis Gaillard được xuất bản vào năm 1904 tại Thượng Hải. Ngoài ra, các học giả trong và ngoài nước Trung Quốc như J. Marshall, Nhiêu Tôn Di và những người khác cũng có các bài viết chuyên sâu thảo luận và giải thích về phù hiệu chữ “卍”.

Vậy thì ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍” là gì? Trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Thầy Lý Hồng Chí đã tiết lộ ý nghĩa thật sự của phù hiệu chữ “卍”:

“Vậy phù [hiệu] chữ “卍” trong Phật gia chúng ta [biểu] thị điều gì? Có người nói là cát tường như ý; đó là cách giải thích ở người thường. Tôi nói với chư vị rằng, phù [hiệu] chữ “卍” là tiêu chí của tầng các Phật; chỉ đạt đến tầng của Phật mới có. Bồ Tát, La Hán không có; tuy nhiên Đại Bồ Tát, tứ Đại Bồ Tát đều có. Chúng tôi thấy rằng những Đại Bồ Tát này đã vượt xa khỏi tầng của Phật thông thường, thậm chí cao hơn cả Như Lai. Chư Phật vượt quá tầng Như Lai có nhiều đến mức không đếm được. Như Lai chỉ có một phù [hiệu] chữ “卍”, đạt đến tầng Như Lai trở lên, phù [hiệu] chữ “卍” sẽ [xuất hiện] nhiều hơn. Vượt gấp đôi Như Lai thì có 2 phù [hiệu] chữ “卍”. Vượt lên nữa sẽ có 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, v.v. đầy khắp thân cũng có. Trên đầu, hai đầu vai, đầu gối đều sẽ xuất hiện; khi nhiều quá thì cả các chỗ như lòng bàn tay, ngón tay, gan bàn chân, ngón chân đều sẽ xuất hiện [các chữ ấy]. Tuỳ theo tầng không ngừng đề cao, các phù [hiệu] chữ “卍” sẽ không ngừng tăng thêm nhiều; do vậy phù [hiệu] chữ “卍” là đại biểu cho tầng của Phật; tầng của Phật càng cao thì phù [hiệu] chữ “卍” càng nhiều.”

Các bạn có thể hỏi, nếu “…… phù hiệu chữ “卍” là tiêu chí của tầng các Phật……”, thì tại sao nó lại xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp? Thầy Lý Hồng Chí cũng đã tiết lộ vấn đề này:

“Ở xã hội Tây phương khai quật trong văn hoá cổ Hy Lạp cũng phát hiện đồ hình chữ 卍. Kỳ thực, thời đại thượng cổ trước khi Đại hồng thuỷ, họ cũng là tín phụng Phật. Lúc Đại hồng thuỷ có một số người cổ Hy Lạp ở Tây Á và dải Tây Nam núi Himalayas vẫn sinh sống tiếp tục, chính là chủng người Ấn Độ da trắng hiện nay, bấy giờ gọi là Bà La Môn. Kỳ thực, Bà La Môn giáo lúc bắt đầu tín phụng là Phật, là kế thừa từ Phật mà người thượng cổ Hy Lạp tín phụng, đương thời họ gọi Phật là Thần”. (Tinh Tấn Yếu Chỉ – Phật pháp và Phật giáo)

Giờ đây, chúng ta nên hiểu rằng, lý do phù hiệu chữ “卍” được lưu truyền rộng rãi trong lịch sử nhân loại và đại diện cho những nội hàm tương tự trong các nền văn minh khác nhau, thực chất là một minh chứng cụ thể cho sự kế thừa và tiến hóa tín ngưỡng đối với Thần Phật của nhân loại từ rất lâu trong lịch sử.

Tài liệu tham khảo:

B.L.Goff: Symbols of prehis-toric Mesopotamia

Tác phẩm “Gốm sứ Kraak” của tác giả Bùi Quang Huy, do Nhà xuất bản Mỹ thuật Phúc Kiến xuất bản năm 2002.

Tác phẩm “Nghiên cứu về phù hiệu chữ “卍” – Giải thích hình ảnh trên gốm sứ Thanh Hải”

Spiritual Secrets in the Carbon Atom

(Hết)

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/35249



Ngày đăng: 21-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.