Hội họa Trung Quốc: Người tu đạo
Tác giả: Thiên Ngoại Khách
[ChanhKien.org]
Bức tranh này có tên là “Người tu đạo”, là loại tranh thuỷ mặc sử dụng phương pháp pha màu nhạt trên giấy, có kích thước 60 cm x 101 cm, và được vẽ vào mùa mùa hè năm 2018.
Cảm hứng sáng tác của tôi đến từ tiết mục vũ đạo múa mang tên “Người tu đạo” của Thần Vận (ShenYun). Trong buổi biểu diễn Thần Vận vào năm 2011, tôi có chút xúc động với điệu múa của vở “Người tu đạo” này. Trong tiết mục có hai người thuộc phần tử tri thức có cơ duyên gặp gỡ nhau, cùng nhau bước trên con đường tu luyện. Mặc dù cả hai tu luyện cùng môn phái, nhưng kết quả lại khác nhau một trời một vực. Trong đó một người khi mới bắt đầu nhập môn, tu luyện không mấy quyết tâm, và vẫn còn lưu luyến ham muốn hồng trần, không vượt qua được quan sắc dục trong khi ngồi đả toạ, khiến toàn bộ nỗ lực tu luyện trước đó trở nên uổng phí. Còn người kia lại cẩn thận tuân theo lời dạy của Sư phụ, và vẫn không động tâm trước các loại can nhiễu, cuối cùng tu thành chính quả. Khi kết thúc điệu múa, nhân quả báo ứng của cả hai còn được đem ra so sánh, một người đạt được quyền lực và danh vọng, còn người người kia đắc được là sự thù thắng và sự tự tại trên Thiên quốc.
Cuối cùng khi cả hai gặp lại nhau, đó thực sự là lúc duyên đã tận, họ đã thực hiện được tâm nguyện của mình. Người tu đạo trước đây đã hoàn toàn trở thành người thường, giờ đã là quan lớn phú quý, khi gặp lại người bạn cũ tu đạo ngày xưa cố ý biến thành kẻ ăn xin rách rưới; người này với vẻ mặt coi thường chê bai và cười nhạo, khoa tay múa chân như muốn nói: “Tu luyện khổ như vậy ai có thể tu thành được chứ! Năm đó nếu như nghe lời của ta đi truy cầu công danh, thì cũng không trở thành nghèo hèn giống như hôm nay. Ngươi hãy xem, hiện tại chức quan của ta đã đến cấp bậc này rồi, đi đâu cũng có người tiền hô hậu ủng, gia nô vô số, sống trong lầu son gác tía, ăn ngon mặc đẹp, thê thiếp đầy nhà, chẳng thiếu thứ gì, chẳng phải so với làm Thần Tiên còn tốt hơn sao?” Lúc này người đã tu thành chính quả lập tức vén quần áo rách rưới lên, lộ ra phía mặt huy hoàng của Thần ở bên kia, trong chốc lát khiến người bạn làm quan lớn này kinh ngạc ngây người, sau đó người tu đạo mang anh ta đi và thi triển một chút thần thông, đem anh ta vào một không gian khác, để anh ta thấy được vẻ đẹp mỹ hảo thực sự hiện ra ở không gian khác. Người bạn làm quan lớn này thấy cảnh sắc tuyệt đẹp ở Thiên Cung ngay trước mặt làm cho ngây ngất không thôi. Vào lúc đang say sưa giữa vẻ đẹp không kể xiết này, trong đám mây các nàng Tiên Nga múa xong, từ từ như một làn khói xanh phiêu đãng bay về hướng Tiên Cung, người tu đạo cũng thuận theo các nàng Tiên mà bay lên trời, một thoáng chốc, chỉ còn lưu lại một vầng trăng sáng treo trên cao và người bạn làm quan lớn này nhìn lên trời mà hối hận.
Đây là những hiểu biết sơ lược của người viết về tiết mục vũ đạo múa, trong tiết mục còn có nhiều chi tiết và nội hàm sâu sắc hơn. Nguyên do vì đâu mà năm ngoái tôi lại sáng tác bức tranh này? Đó là vì tôi cảm nhận được trạng thái tu luyện của bản thân, lúc thì tinh tấn, lúc lại giải đãi, cho nên muốn vẽ bức tranh này để tự khích lệ bản thân. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã minh bạch rằng “phản bổn quy chân” mới là ý nghĩa của nhân sinh. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư tôn đã nói cho chúng ta biết rằng:
“Bởi vì [khi] cá nhân ấy hễ muốn đi theo đường tu luyện, ý niệm ấy vừa mới động, [thì] giống như ánh vàng kim loé sáng, chấn động mười phương thế giới. Khái niệm vũ trụ đối với Phật gia là học thuyết thế giới mười phương. Bởi vì [đứng] tại sinh mệnh cao cấp mà xét, thì sinh mệnh [đời] người không phải vì để làm người.” … “sinh mệnh của con người, mục đích không phải [vì] để làm người; [nên] bảo chư vị phản bổn quy chân, quay trở về. Người thường chẳng ngộ ra điểm này; người thường ở nơi xã hội người thường, họ [chỉ] là người thường; muốn phát triển như thế nào, [sống] tốt ra sao. Họ càng [sống] tốt, thì càng tự tư, càng muốn chiếm hữu nhiều, họ càng rời xa đặc tính vũ trụ, họ tiến đến diệt vong” … “nếu cá nhân kia có tâm cầu Đạo, mong muốn tu luyện, thì cá nhân ấy quả thật xuất sắc. Khổ đến như thế mà vị ấy vẫn chưa rơi mất bản tính của mình, vị ấy vẫn còn muốn tu luyện quay trở về”.
Vì vậy, trong mắt Thần Phật người tu luyện vốn là rất trân quý, một niệm muốn tu luyện đó là chân niệm thức tỉnh từ bản tính. Tuy nhiên, hiện nay trong thời đại mà chân niệm này bị thuyết vô thần tà ác và thuyết tiến hoá che phủ, đặc biệt là trong hoàn cảnh ở Trung Quốc đại lục, những giả thuyết này bị ép buộc nhồi nhét vào mỗi người Trung Quốc, nếu con người vẫn còn muốn tu luyện phản bổn quy chân trong thế gian đủ loại tà ác này thì đó thật sự là cực kỳ đáng quý. Tôi muốn dựa vào đó nhắc nhở chúng sinh điều gì mới là mong muốn chân chính của con người và cũng là khích lệ bản thân tinh tấn tu luyện, đồng thời tôi cũng muốn thể hiện một chút về trạng thái xuất trần thoát tục của người tu đạo, cho nên đã sáng tác bức tranh này.
Bố cục của bức tranh này được lấy trực tiếp từ một cảnh diễn trong điệu múa “Người tu đạo”, người tu đạo đang ngồi đả tọa luyện công ở phía trước, và bối cảnh phía sau là một ngọn núi với hai chữ “Tinh tấn” viết lên trên. Biểu hiện bề ngoài thì núi và người vốn không có liên quan gì đến nhau, nhưng thực ra lấy bên ngoài mà thể hiện bên trong. Bởi vì từ góc độ của giới tu luyện mà nhìn, khi người tu luyện đả toạ luyện công, thân thể ở không gian khác có thể triển hiện ra vô cùng to lớn, giống như một ngọn núi to lớn đỉnh thiên độc tôn. Trên thực tế, các bố cục sơn thuỷ trong lịch sử theo phong cách “Liệt Bích Triều Quân” này thì “Quân” tượng trưng cho người tu luyện, “Liệt Bích” đại biểu cho Hộ Pháp. Chỉ có điều là cách biểu đạt rất ẩn ý không rõ ràng, chỉ có người trong giới tu luyện mới biết còn người hiện đại thì không hiểu được, chỉ có thể xem như một phương pháp bố cục trong hội họa Trung Quốc mà nguyên cứu và tham khảo.
Xét về ý nghĩa tượng trưng trên bề mặt thì sự chất phác và nguyên sơ của đá núi cùng với sự giản dị của người tu luyện là bổ sung cho nhau. Bởi vì tu luyện Chính Pháp, cho dù là Phật giáo hay Đạo giáo, tuy yêu cầu bề ngoài là khác nhau nhưng đều coi trọng việc đồng hóa với đặc tính vũ trụ, đều cần trọng đức, làm một người tốt, cho nên yêu cầu đối với người tu luyện là tâm tính cần từ bi, sắc mặt tường hoà. Ngoài ra, ngọn núi cũng tượng trưng cho ý chí kiên cố như bàn thạch của người tu đạo, hai chữ “Tinh tấn” trên vách núi đã làm sáng tỏ điểm này. Trên con đường phản bổn quy chân, tu luyện tinh tấn như ban đầu, chính tín kiên định không lay động, không bị các can nhiễu dẫn động theo. Cũng là vì để làm nổi bật nội dung chủ đạo của sáng tác này, cho nên trên bố cục, hai chữ “Tinh tấn” đã được cố ý xếp đặt ở trung tâm của bức tranh.
Nói đến đây nhân tiện tôi cũng muốn nói một chút, kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tà ác sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để tiến hành cuộc đàn áp long trời rợp đất đối với Pháp Luân Công trong phạm vi toàn thế giới, cuộc bức hại này tính đến nay đã kéo dài hơn 20 năm. Pháp Luân Công không những không bị trấn áp, mà còn càng ngày hồng truyền càng rộng rãi. Ngay cả ở Trung Quốc đại lục, tà đảng cũng không thể toại nguyện, thay vào đó, còn khiến người dân thấy rõ sự tà ác của ĐCSTQ, ngày càng nhiều người tuyên bố thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Mặc dù rất nhiều học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại nghiêm trọng nhưng họ vẫn kiên trì tu luyện, điều này khiến rất nhiều người không hiểu được, bao gồm cả những kẻ bức hại cũng không hiểu được. Đó chính là ý chí của người tu luyện, chính tín vào chân lý của Phật Pháp, kiên định không lay động giống như ngọn núi to lớn. Trên thực tế tác giả cho rằng mọi người đều nên đi tìm hiểu một chút về Pháp Luân Công, kể cả khi bạn không muốn tu luyện. Trong thời đại mà đạo đức đã hoàn toàn băng hoại vậy mà vẫn còn có người, thậm chí một nhóm người vẫn có thể giữ vững tâm “Triêu văn Đạo, tịch khả tử” (nghĩa là “Sáng được nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng”), đây có lẽ là niềm hy vọng duy nhất trong thời đại bất hạnh này, biết đâu ánh sáng le lói hy vọng này có thể thức tỉnh lương tri đã bị chôn vùi trong nội tâm của mọi người, và dẫn dắt nhân loại vượt qua được thời khắc đạo đức đen tối nhất trong toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại.
Tôi xin được viết lời kết thúc với các chủ đề nhẹ nhàng hơn. Khi bức tranh này được treo trong phòng, có một lần tôi với một người bạn trong lúc trò chuyện vô tình thoáng thấy bức tranh, cả hai đều không hẹn mà có cảm nhận giống nhau, đó là dường như cảm thấy người tu đạo trong tranh đang nhìn chúng tôi. Mặc dù người tu đạo trong tranh đang ở trong trạng thái nhắm mắt nhập định, nhưng hình ảnh sống động luôn khiến người ta có cảm giác rằng một lúc nào đó nói không chừng ông sẽ mở mắt ra. Tất nhiên tôi không phải có ý khoa trương ở đây, bởi vì đây là hiệu quả mà tôi không ngờ tới và cũng không phải do tác giả cố tình thực hiện. Dường như tác phẩm muốn biểu hiện sinh động có thần, không những cần có nội hàm cao thượng, kỹ xảo thượng thừa mà sự trợ giúp của Thần cũng là điều vô cùng quan trọng. Trong các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, người ta đang tổng kết kinh nghiệm và học hỏi các loại kỹ thuật và phương pháp khác nhau để khắc hoạ thành công thế giới nội tâm của nhân vật và làm cho nhân vật thể hiện sống động có thần. Trên thực tế, cũng có thể nên suy nghĩ một chút làm thế nào mới có thể nhận được sự trợ giúp từ Thần Phật.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/252231
Ngày đăng: 04-01-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.