Kính Sư kính Pháp, sắp đặt đúng vị trí của hạng mục
Tác giả: Chung Cổ Lâu
[ChanhKien.org]
Để trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, trong nhiều năm qua các đệ tử Đại Pháp đã thành lập nhiều hạng mục chứng thực Đại Pháp và đã khởi được tác dụng rất lớn, điều này là rất rõ ràng. Tuy nhiên đối với một số hạng mục đặt chỗ đứng tại xã hội người thường thì trong một thời gian dài các đệ tử làm được rất khó khăn. Tại các phương diện như tài chính, nhân lực, thị trường vẫn luôn tồn tại nhiều khó khăn và luôn chưa thể có được đột phá trong xã hội người thường cũng như đạt được vòng tuần hoàn lành mạnh. Vì lý do này, có không ít đệ tử tham gia hạng mục và người điều phối hạng mục cảm thấy rất vất vả. Mọi người đều đang cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề “nút thắt” hiện đang kìm hãm sự phát triển của hạng mục, để hạng mục của chúng ta phát huy tác dụng lớn hơn trong trợ Sư chính Pháp.
Đương nhiên hiện nay có tồn tại sự can nhiễu của tà ác, đây là một phương diện. Tuy nhiên thông qua học Pháp, tôi ngộ được rằng sự can nhiễu của tà ác không khởi được tác dụng quyết định và không phải là lý do chính. Bởi vì Sư phụ đã an bài cho mỗi đệ tử, mỗi hạng mục một con đường và con đường này nhất định sẽ thành công. Chỉ cần chúng ta làm tốt, bước đi cho chính trên con đường mà Sư phụ đã an bài thì không gì có thể cản trở được chúng ta. Cho dù đệ tử Đại Pháp tu luyện cá nhân hay làm hạng mục chứng thực Đại Pháp thì khi gặp phải bất kỳ trở ngại nào chúng ta cũng đều nên hướng nội và tìm câu trả lời dựa trên Pháp.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta gặp phải bất kể chuyện gì [nếu] đều có thể từ phương diện bản thân chúng ta mà cân nhắc một chút, tôi nói rằng người đó thật sự xuất sắc, trên con đường viên mãn này sẽ không có bất kể chướng ngại nào có thể cản nổi chư vị. Chúng ta thông thường khi đụng phải bất kể chuyện gì thì đều là hướng ngoại mà nhìn, tại sao anh lại đối với tôi như vậy? Trong tâm có một loại cảm giác bất công, không nghĩ về mình, đây chính là một chướng ngại lớn nhất, chí mạng của tất cả sinh mệnh. Trong quá khứ một số người nói tu luyện không lên được, làm thế nào để tu luyện lên được nhỉ? Bởi vì đó là một chướng ngại lớn nhất, chẳng ai muốn từ trong mâu thuẫn mà nhìn lại bản thân, cảm thấy rằng mình gặp phải thống khổ rồi, gặp phải bất hạnh rồi mà còn phải tìm [nguyên nhân] ở chính mình, xem xem bản thân chỗ nào làm không đúng, thật sự rất khó làm được. Nếu như ai mà có thể làm được [điều đó], tôi nói rằng trên con đường này, trên con đường tu luyện này, trong sự vĩnh viễn của sinh mệnh chư vị, sẽ không có gì có thể cản được chư vị, thực sự là như vậy”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore)
Trong lịch sử nhân loại, một số chính giáo trong quá khứ đã từng rất hùng mạnh, huy hoàng. Tôi ngộ rằng nó giống như sự hùng mạnh của Đế chế La Mã, đó chính là vinh diệu mà Thần cấp cho. Nhưng Sư phụ cũng từng giảng:
“Tôn giáo là con người thừa nhận, là con người làm ra, Thần lại không thừa nhận tôn giáo, chỉ thừa nhận nhân tâm”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)
Nếu Thần không thừa nhận tôn giáo, vậy thì tạo sao Thần lại cấp vinh diệu cho những chính giáo này? Tôi ngộ rằng, đó là vì trong lịch sử những chính giáo này đã làm những điều mà Thần muốn, ví dụ tôn giáo cung cấp cho người tu luyện một hoàn cảnh, giúp một số người trong hoàn cảnh tôn giáo có thể tu luyện xuất lai (ngay cả khi tu thành là phó nguyên thần). Đồng thời sự truyền bá rộng rãi của tôn giáo cũng khiến đạo đức nhân loại được duy trì ở mức khá cao, và điều quan trọng nhất chính là vì Đại Pháp khai truyền mà tôn giáo đặt định ra văn hóa về tu luyện và tín ngưỡng mà nhân loại nên có. Đây đều là những điều Thần muốn và những chính giáo kia đã thực hiện những điều Thần muốn, vì vậy Thần đã cấp phúc phận, vinh diệu cho nó, khiến những tôn giáo này hưng thịnh và huy hoàng trên Trái Đất.
Mặc dù tôn giáo khiến con người tin Thần, tổ chức xuất gia cho người tu luyện, nhưng tôn giáo lại không thể đại biểu cho Thần, mà nó chỉ là một loại hình thức mà con người làm ra. Tin vào tôn giáo không có nghĩa là tin Thần, duy hộ tôn giáo cũng không đồng nghĩa với việc duy hộ Thần. Nhưng trong quá khứ có rất nhiều người lại không hiểu rõ điều này, họ coi bản thân việc duy hộ tôn giáo là duy hộ Thần, cái tâm này chính là bất thuần, bất chính, trên thực tế đó chính là bất kính đối với Thần. Nếu những người trong tôn giáo thường coi việc duy hộ tôn giáo là duy hộ Thần, vậy thì tôn giáo này đã đi lệch và không còn chính nữa. Bất kỳ tổ chức hữu hình nào trên thế gian thì biểu hiện tại không gian khác đều là thực thể, có sinh mệnh, có tư tưởng. Tôn giáo đã biến dị, bất thuần, thì biểu hiện của sinh mệnh đó tại không gian khác cũng là bất thuần, khi biến dị đến một mức độ nhất định thì tôn giáo không còn xứng để tôn vinh Thần nữa, Thần nhìn thấy rất rõ điều này. Vì vậy dùng tâm của người thường đi duy hộ tôn giáo, trên thực tế những người đó cũng bằng như đang hủy hoại tôn giáo, chỉ là bản thân họ không nhận thức ra được điểm này mà thôi.
Chúng ta biết rằng một số tôn giáo Tây phương đã hành xử rất kém vào thời trung cổ. Chỉ cần một câu không phù hợp liền có thể dán nhãn người khác là “dị đoan” và buộc họ đến nơi phán xử tôn giáo, thậm chí thiêu sống người trên cột. Tất cả những điều này đều là tôn giáo làm chứ không phải Thần làm, và tất nhiên đó cũng không phải là điều Thần muốn. Nhưng tất cả những điều này đều được thực hiện dưới danh nghĩa của Thần, vậy chúng ta nói xem tôn giáo này là đang tôn vinh Thần hay là đang bôi nhọ Thần? Tôn giáo đã đến bước này thì Thần sẽ lấy đi phúc phận và thu hồi lại vinh diệu đã cấp cho nó. Vì vậy chúng ta thấy rằng sau chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo ở Tây phương thời trung cổ, tôn giáo đã trượt dốc và được thay thế bởi nghệ thuật Phục Hưng. Thần đã trao phúc phận và vinh diệu cho nghệ thuật, cho những đại nghệ thuật gia thời Phục Hưng, bởi vì họ tôn vinh Thần thông qua hình thức nghệ thuật và để lại cho nhân loại kho tàng nghệ thuật quý giá, tinh hoa nhất của nền văn minh nhân loại lần này, giúp con người hiểu được thế nào là đẹp, thế nào là xấu, thế nào là thiện, thế nào là ác thông qua những tác phẩm nghệ thuật, đồng thời đặt định ra văn hóa nhân loại nên có khi Đại Pháp hồng truyền, đây cũng là điều Thần mong muốn.
Dù là tôn giáo hay nghệ thuật thì đây đều là hình thức. Mà điều quan trọng lại không nằm ở hình thức mà là làm theo điều Thần muốn. Bất kể hình thức nào, chỉ cần làm theo điều Thần muốn và làm tốt tại thế gian, thì Thần đều sẽ công nhận, ban cho phúc phận và vinh diệu.
Quay đầu nhìn lại những hạng mục mà đệ tử Đại Pháp làm hôm nay. Trong giảng Pháp Sư phụ thường nhắc đến “Đại Đạo vô hình”. Sư phụ giảng:
“Hơn nữa từ một góc độ khác mà giảng, bất cứ loại hình thức biểu hiện nào trong xã hội người thường cũng không xứng với Đại Pháp này, cho nên chúng tôi thật sự đã chọn dùng một hình thức thích hợp với việc lưu truyền Đại Pháp. Là hình thức gì? Chính là “Đại Đạo vô hình”. (Vỗ tay) Chúng ta thật sự đã bước trên một con đường “Đại Đạo vô hình”, thế này mới thật xứng với Đại Pháp này của chúng ta”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore)
Có thể thấy bản thân hạng mục không phải là Đại Pháp, mà chỉ là hình thức đệ tử dùng để chứng thực Đại Pháp, Đại Pháp không có bất kỳ hình thức nào. Đệ tử Đại Pháp tu luyện trong người thường, còn có những tâm người thường chưa được trừ bỏ. Cái tâm người thường này lại thường để mắt đến những thứ hữu hình, thường đi duy hộ một chủng hữu hình. Nếu những đệ tử làm hạng mục học Pháp không lên theo kịp, thời gian lâu sẽ dễ coi việc duy hộ bản thân hạng mục thành duy hộ Đại Pháp, cho rằng bản thân tận sức tận lực làm cho hạng mục thì chính là làm cho Đại Pháp. Mục đích thực sự đệ tử Đại Pháp đến thế gian không phải đến làm hạng mục, mà là đến trợ Sư chính Pháp. Hạng mục chỉ là một loại hình thức, cung cấp cho đệ tử Đại Pháp một vũ đài, vai chính thực sự là đệ tử Đại Pháp và điều thực sự cần làm là chứng thực Đại Pháp.
Nếu đệ tử đặt việc làm tốt hạng mục lên vị trí thứ nhất thì chính là đang làm đảo lộn vị trí chủ yếu và thứ yếu, đương nhiên điều này không thể được coi là chứng thực Đại Pháp. Nếu đặt việc làm tốt hạng mục lên vị trí thứ nhất thì dễ bị rơi vào tình trạng dùng tâm người thường làm việc. Nếu đệ tử làm việc không dựa trên Pháp thì chính là không đạt được yêu cầu của Pháp, không có thần thánh đến thế, như vậy càng không nói đến việc chứng thực Đại Pháp nữa. Có những việc đang được thực hiện, thậm chí mọi người làm được rất sinh động, nhưng trên thực tế lại không đạt được yêu cầu của chứng thực Đại Pháp, không khởi được tác dụng cần có trong trợ Sư chính Pháp.
Nếu đệ tử dùng tâm người thường để duy hộ hạng mục thay vì dùng hình thức hạng mục để chứng thực Đại Pháp, vậy thì những hạng mục này cũng không khởi được tác dụng chứng thực Đại Pháp trong quá trình đó, không khởi được tác dụng giúp đệ tử Đại Pháp đắc được thành tựu từ trong đó, còn làm tăng trưởng tâm người thường của đệ tử Đại Pháp, thậm chí vì làm hạng mục mà dẫn đến mâu thuẫn và gián cách giữa một số học viên. Như vậy, tác dụng chính diện mà những hạng mục này nên khởi được trong Chính Pháp là không đủ, còn tác dụng phụ diện không nên có lại ngày càng rõ ràng. Cứ mãi như vậy thì Sư phụ sẽ nhìn nhận những hạng mục này như thế nào? Chúng Thần sẽ đối đãi với những hạng mục này thế nào? Bản thân hạng mục có lậu mới là nguyên nhân lớn nhất khiến tà ác dùi vào sơ hở, tạo thành ma nạn cho những hạng mục.
Tôi ngộ rằng hết thảy mọi thứ trong Chính Pháp đều phải sắp đặt cho chính vị trí của mình trong Đại Pháp, bao gồm cả những hạng mục mà đệ tử Đại Pháp làm để chứng thực Đại Pháp. Nếu những đệ tử tham gia hạng mục không thể sắp đặt cho chính vị trí của bản thân, hạng mục và Đại Pháp, coi việc duy hộ hạng mục thành duy hộ Đại Pháp, thì điều này có thể trở thành cái lậu lớn nhất của hạng mục, bởi vì đệ tử Đại Pháp không sắp đặt chính vị trí của những hạng mục này.
Trên đây là một chút kiến giải cá nhân, chia sẻ cùng các đồng tu tham khảo.
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/78108
Ngày đăng: 24-02-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.